Chuyện sinh hoạt gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 38 - 41)

Chương 1. NHỮNG CÂU CHUYỆN HÔN NHÂN

1.3. Chuyện hôn nhân của những người nông dân

1.3.3. Chuyện sinh hoạt gia đình

Do đặc trưng nếp sống khác nhau mà cuộc sống sinh hoạt gia đình của những cặp vợ chồng nông thôn cũng khác biệt so với những vợ chồng tri thức.

Nửa sau thế kỷ XIX, nụng thụn Nga bước vào giai đoạn bị phõn húa rừ rệt trước sự tấn công của chủ nghĩa tư bản. Những người nông dân sống trong hoàn cảnh nghèo nàn, tối tăm, đói khắt và man rợ. Trong khi đó cuộc sống của tầng lớp tư sản nông thôn thì man rợ, bỉ ổi và tàn nhẫn. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hôn nhân, gia đình của những người nông dân.

Khác với cuộc sống sinh hoạt của những gia đình tri thức, khi miêu tả cuộc sống sinh hoạt của những cặp vợ chồng nông thôn, Sêkhôp thường tập trung kể về công việc làm ăn và tập quán sống của họ. Cuộc sống sinh hoạt của các cặp vợ chồng nông thôn thường đặt trong nhịp sống chung của một đại gia đình nhiều thế hệ. Điều này ít nhiều cũng dẫn đến những vấn đề phức tạp khác nhau. Cả gia đình lão Điuđia, vợ chồng Phêdor, Alioska (Những người đàn bà) sống chung trong trong “một ngôi nhà lợp mái tôn, xây trên nền đá”, “tầng dưới ngôi nhà là chỗ ở của chủ nhân cùng với gia đình… còn tầng trên là nơi ở cho khách…”[41,556]. Do cùng sống chung như vậy, mặc dù mỗi thành viên trong gia đình có những công việc riêng, song những người con dâu như Xôfia, Varvara có những đồng cảm nhất định. Cũng sống chung trong một “ngôi nhà hai tầng đối diện với nhà thờ”, nhưng các gia đình nhỏ trong đại gia đình lão Sưbukin giàu có (Trong khe núi) lại trở nên đối lập nhau, tranh giành và xảy ra bi kịch. Vợ chồng Anđrây trong truyện “Tu sĩ vận đồ đen” ở cùng với bố vợ. Ông có vai trò khá lớn trong chuyện hôn nhân của

họ, và cũng là người trực tiếp rơi vào bi kịch hôn nhân đó. Sống trong đại gia đình lớn, nếp sinh hoạt của những cặp vợ chồng nông thôn chịu chi phối nhiều bởi thói quen sinh hoạt, sự phân công công việc trong gia đình. Mối quan hệ vợ chồng bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của nhiều mối quan hệ khác trong gia đình.

Ở nông thôn, sinh hoạt gia đình gắn liền với những công việc nhà nông. Varvara hàng ngày “hầu trà và dọn giường ngủ” cho những vị viên chức hay lái buôn nghỉ lại nhà, tối đến lại “đi chơi với tay linh mục”. Vợ lão Điuđia và cô con dâu Xôfia thì “vắt sữa bò trong chuồng”. Trong truyện, không có bất cứ cuộc đối thoại nào giữa Varvara hay Xôfia với chồng. Cũng như vậy, trong truyện ngắn “Trong khe núi”, cuộc sống của các nhân vật xoay quanh công việc nội trợ, chăm con, buôn bán… Mỗi người làm một việc của mình. Acxinhia là tay chùm chía khóa của cả nhà, ả trông nom cửa hiệu, giao việc cho người làm kẻ ở. Vacvara ngày ngày làm việc thiện, cho những người nghèo tiền, bánh mì, quần áo cũ và những món đồ ngoài cửa hàng. Lipa làm lụng những công việc nhà “lau rửa kì cọ cầu thang phòng ngoài” hoặc chăm sóc đứa con yêu thương.

Sinh hoạt gia đình nông thôn ngập trong công việc lặt vặt, vặt vãnh hàng ngày. Các nhân vật loay hoay với những công việc quen thuộc, quản lý gia đình, nội trợ, dọn dẹp, làm vườn… Mối quan hệ giữa người chồng và người vợ hết sức mờ nhạt. Sêkhôp kể chuyện các nhân vật cưới nhau, ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, đầy đủ những thói quen sinh hoạt hàng ngày, duy có điều nhà văn không nhắc đến những vấn đề thiết yếu của hôn nhân như chia sẻ, đồng cảm, yêu thương, con cái… Điều này xuất phát từ hiện thực nông thôn Nga bấy giờ: Đời sống hôn nhân riêng tư của con người không được coi trọng xứng đáng.

Miêu tả những người chồng, người vợ trong mỗi tác phẩm, dù là tri thức hay nông dân, Sêkhôp đã rất tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết nhằm làm nổi bật nên cuộc sống đời thường trong xã hội Nga đương thời. Nhà văn Elsa Triolet từng nhận xét “Chỉ cần Sêkhôp đặt cái nhìn của ông vào một người là đủ để cho người đó trở thành một nhân vật… Mỗi người đàn ông và đàn bà trở thành một chiếc chìa khóa để tìm hiểu hàng chục ngàn đồng loại của họ”[28,18]. Mỗi nhân vật của Sêkhôp mang những dấu ấn hoàn cảnh sống của mình, ngoại hình phù hợp với công việc và tính cách, do đó hết sức chân thực và sống động.

Với 28 truyện ngắn liên quan đến chuyện hôn nhân, Sêkhôp đã đưa ra nhiều bức tranh gia đình sinh động, nhiều bức chân dung về những người chồng người vợ thuộc tầng lớp tri thức và những người nông dân. Thông qua những câu chuyện hôn nhân, những bức tranh gia đình ấy, Sêkhôp giúp người đọc nắm bắt được hiện trạng cuộc sống ngột ngạt, tù túng, bị bao phủ trong một lớp sương mù của những cái thường ngày. Chính môi trường tù túng ấy là một trong những nguyên nhân dẫn đến bi kịch đời thường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w