Chuyện về những người vợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 33 - 38)

Chương 1. NHỮNG CÂU CHUYỆN HÔN NHÂN

1.3. Chuyện hôn nhân của những người nông dân

1.3.2. Chuyện về những người vợ

Khi kể về chuyện hôn nhân của những người nông dân, cũng chuyện hôn nhân của những người trí thức, Sêkhôp hướng nhiều tới những người phụ nữ trong gia đình. Ông thường tập trung kể những công việc gia đình, đan xen vào đó là những chi tiết về ngoại hình, dánh dấp của họ. Phần lớn họ là những con người khỏe đẹp, xốc vác, với nhiều tính cách khác nhau nhưng đa phần đều chấp nhận số phận hôn nhân của mình.

Trong truyện “Trong khe núi”, Sêkhôp đã đưa ra hai chân dung phụ nữ dường như đối lập nhau là Acxinhia và Lipa. Có thể nói Acxinhia là niềm tự hào của Sưbukin. Acxinhia luôn tỏ ra rất nhanh nhẹn, đảm đang: “một phụ nữ xinh đẹp, vóc người cân đối, ngày lễ ngày hội đi đâu cũng đội mũ che ô, Axinhia thức khuya dậy sớm, suốt ngày xắn váy chạy ra chạy vào, lúc ở nhà kho, lúc trong hầm chứa, lúc ra ngoài cửa hiệu chùm chìa khóa kêu lẻng xẻng”. Không chỉ đảm đang, đó còn còn là một cô con dâu tháo vát,sắc sảo:“Ả biết ai thì có thể mua chịu, ai thì không, ả nắm hết trong tay hòm chìa khóa, ngay đến cả chồng ả ả cũng không đưa. Ả sử dụng được bàn tính, xem răng ngựa chẳng khác gì dân mugic. Ả cứ luôn miệng cười nói quát nạt…”[50, 372]. Sự chăm chỉ, sắc sảo của Axinhia khiến cô ta trở thành người có vai trò lớn, quán xuyến mọi việc trong gia đình nhà chồng, là một người con dâu yêu quý mà ông bố chồng hơn một lần phải tấm tắc: “Thật ra dáng nàng dâu!”. Sự sắc sảo của Axinhia có lúc trở nên đáng sợ: “Trong đôi mắt không chớp ấy, trong cái đầu nhỏ bé trên cái cổ dài cũng như trong tấm thân của ả có cái gì đó như của loài rắn…ả nhìn mọi người giống như con rắn lục”[50,380]. Những chi tiết ngắn ngủi về ngoại hình cho thấy phần nào tâm tính độc ác của Acxinhia. Trái ngược với Acxinhia, Lipa – người con dâu cả lại là một cô gái mới lớn: “Cô rất trẻ, hãy còn là một thiếu nữ, ngực mới hơi nhu nhú… Cô rất đẹp, người ta chỉ không ưng một chút thôi là hai tay cô to như tay đàn ông…”. Đôi tay Lipa không nhỏ nhắn như những cô gái thành

thị, đó là dấu hiệu của những ngày làm lụng công nhật vất vả. Tính cách thì rụt rè và vẫn còn nhút nhát: “Lipa tuy hơi xanh, gầy yếu nhưng có những đường nét thanh tú, dịu dàng, da hơi ngăm ngăm do làm việc ngoài trời. Một nụ cười buồn buồn e lệ không lúc nào rời khỏi khuôn mặt Lipa, đôi mắt cô nhìn mọi người cả tin và tò mò như trẻ thơ…”[50,384]. Ở Lipa toát lên vẻ đẹp của người lao động lương thiện: “Cô đi chân không mặc cái váy cũ đã sờn, xắn tay áo lên vai vừa lau rửa kỳ cọ cầu thang phòng ngoài vừa hát bằng một giọng thanh trong như tiếng bạc, còn lúc cô bưng cái chậu gỗ to đựng khăn lau đứng ngắm mặt trời với nụ cười trẻ thơ thì cô cũng giống như chim sơn ca”[50,397]. Mỗi cử chỉ, hành động đã bộc lộ nét ngây thơ, lương thiện của cô gái trẻ, cô yêu thích và vui vẻ với những công việc hàng ngày. Hai vẻ đẹp, hai tính cách khác nhau, một người thì đáo để, dữ dội, một người thì hiền dịu, trong sáng nhưng sống trong gia đình đó, cả hai người đàn bà đều không hạnh phúc.

Pêlagheya trong truyện ngắn “Dọc đường” mang những nét của phụ nữ nụng thụn rừ nột. Khuụn mặt Pờlagheya được miờu tả “xanh xao”, thuần nụng vất vả với chi tiết ấn tượng “chiếc liềm trên tay” gợi hình ảnh một người phụ nữ chăm chỉ. Người phụ nữ đáng thương ấy bị chồng coi thường, cho rằng lấy được anh ta là điều may mắn.

Trong truyện “Chị bếp lấy chồng”, Sêkhôp đã miêu tả diễn biến tâm lý của cô gái trẻ nông thôn khi biết mình sắp phải lấy chồng qua một loạt hành động, cử chỉ: “Chị Pêlađi cứ lăn xăn ở quanh bếp lò, và cứ cố tình dấu mặt đi”, và thói quen làm việc “Chị không rỗi tay lúc nào, hết cầm dao, nĩa, lấy củi, lấy khăn lau, chị lại loay hoay, lẩm bẩm, chạm các đồ vật…”, vẻ bối rối

“Chổi chị quét chỉ lướt nhẹ trên nền nhà và ở mỗi góc chị cứ quét đi quét lại đến hàng năm lần” [40,78]. Chị bếp vẫn làm mọi việc hàng ngày nhưng không thể giấu được sự bối rối trong mỗi động tác làm việc, cậu bé Gơrêgoa

đã nhanh chóng phát hiện ra điều đó. Pêlađi không sẵn sàng bước vào hôn nhân nhưng chị cũng không thể thoái thác những điều bị áp đặt.

Nàng Tanhia trong truyện “Nhà tu hành vận đồ đen” là một tiểu thư nụng thụn: “Cụ nhỏ nhắn, xanh xao và gầy đến nỗi trụng rừ được cả xương quai xanh”, “mắt cô mở rộng, màu nâu sẫm, rất thông minh, lúc nào cũng như nhìn vào những chỗ xa khơi không biết tìm gì”[40,117]. Giống như cha, cuộc sống và công việc của nàng gắn bó với vườn quả. Trang phục của nàng khá giản dị, phù hợp với công việc vườn tược: “bộ váy vén cao để tránh sương”.

Khuôn mặt khỏe khoắn của một người lao động: “bộ mặt cô rộng bản, bị rét cóng, nét mặt trang nghiêm, đôi lông mày nhỏ và đen, cái cổ áo khoác kéo cao lên làm cho đầu cô khó cử động tự do, tất cả thân người mảnh dẻ”, dáng đi “bước ngắn mà hấp tấp”. Tanhia có cái vô tư của những cô gái mới lớn, tính bướng bỉnh của cô tiểu thư được chiều chuộng, tính bộc trực thẳng thắn của người dân quê. Có thể phút trước khóc lóc vẻ đau khổ tận cùng, thì phút sau cô lại “cười phá lên, tự mắng mình là con dại, chạy biến ra khỏi phòng”.

Chính sự chân thực, tình yêu thương ngây thơ và không suy xét của cô gái đã thu hút thạc sĩ Kôvơrin. Cô háo hức bước vào cuộc hôn nhân với Kôvơrin nhưng rồi nhanh chóng thất vọng và rơi vào một bi kịch hôn nhân. Chúng tôi sẽ trở lại bi kịch này trong những chương sau.

Masenka trong “Những người đàn bà” là một cô gái trẻ “khoảng mười bảy tuổi, vóc người nhỏ nhắn, nhưng gương mặt trắng trẻo, xinh xắn, trông ra dáng đài các như một tiểu thư…”[41,192]. Vẻ đẹp tuổi trẻ thu hút bởi “khuôn mặt trắng trẻo, đôi mắt dịu dàng”. Masenka ăn mặc giản dị, khi chạy sang gặp người tình, cô “chân đi đất, mặc mỗi một chiếc váy…cả người dính bê bết những nhựa cây”. Trẻ tuổi, xinh đẹp, nhưng cô cũng không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân vội vã.

Khác với các các nhân vật phụ nữ thành thị được chồng chiều chuộng, những nhân vật người vợ ở nông thôn thường chăm sóc và nhường nhịn

chồng. Đó là vẻ đẹp của sự nhân hậu, chất phác. Trong truyện “Cây vĩ cầm của Rothschild”, bà Marfa đã âm thầm chăm sóc chồng không một lời than oán, dù có những lúc bị người chồng đối đãi tệ bạc: “Chính bà là người hàng ngày đốt lò, làm bếp, đi kiếm củi, chẻ củi, nằm trong cùng một cái giường như ông! Và mỗi khi ông từ một đám cưới về, khá say, bà lại kính cẩn treo cây hồ cầm của ông lên tường, và giúp đỡ ông đi nằm, tất cả cái đó trong sự im lặng, với một dáng vẻ bẽn lẽn và lo âu”[41,9]. Marfa vẫn lặng lẽ làm những công việc của một người vợ dịu dàng, chu đáo… Thế nhưng bà vẫn không tránh khỏi những trận đòn vô lối của người chồng. Nađegiơđa (Mưa dầm) là một người buôn bán sống ở ngoại ô, dáng vẻ của nàng mang những nét thôn quê “mặc áo bành tô không thấm nước và trùm khăn san”. Đó là một cô gái trẻ “thâm thấp, đẫy đã, tóc màu vàng, tuổi chừng hai mươi, khuôn mặt xinh xẻo, xanh xao. Khi người chồng trở về, sau vài câu nói dối, những nghi ngờ trong đầu hai mẹ con Nađegiơđa tan biến nhanh chóng, vội vàng “đem nước chè ra…lấy rượu mùi và thức nhắm…”, “tất tả, chạy ngược chạy xuôi trong mấy căn phòng”, cô gái nhìn chồng ăn mà “không rời mắt”[50,96].

Nađegiơđa luôn thương chồng vì mình mà làm việc vất vả, tất tả lo lắng chăm sóc chồng nhưng không biết mình đã bị chồng lừa dối.

Trong “Chai rượu sâmpanh”, Sêkhôp kể về một người vợ nông dân yêu chồng một cách mù quáng. Mặc dù bị coi thường, trong con mắt người chồng, người vợ hiện lên xấu xí “gầy gò”, “già đi, đần độn đi, đầu óc chứa đầy những điều mê tín nhảm nhí”, “cái ngực lép kẹp”, “cái nhìn uể oải”… Nhưng ngược lại, người vợ vẫn say mê, sung bái người chồng, theo như lời anh ta, trong bữa ăn: “Vợ tôi ngồi bên cạnh, mắt chăm chăm nhìn vào mắt tôi.”

Có thể nói, khi kể về chuyện hôn nhân của những người vợ nông dân, Sêkhôp đã tái hiện một bức tranh sinh động về đời sống gia đình của những người nông dân trong xã hội Nga đương thời. Khác với những bà vợ trong gia

đình trí thức, trẻ đẹp, ăn diện, hưởng thụ, phù phiếm, những người phụ nữ nông dân cũng trẻ, cũng đẹp nhưng rất vất vả, phải lo toan, quán xuyến nhiều việc trong gia đình. Tuy nhiên qua sự phản ánh của Sêkhôp, dù là những người vợ trí thức hay nông dân, họ cũng đều không tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong đời sống hôn nhân gia đình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w