PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO NĂM 2015
2.4 Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.Là một nhân tố hết sức quan trọng và nhạy cảm, vì nó liên quan đến con người do đó việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt kinh tế và xã hội.
Phân tích lao động và tiền lương cả về cơ cấu lẫn số lượng nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao dộng trong
44 4444
2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động.
Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh.Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không.Qua đó tìm ra các biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động.
Để có biện pháp sử dụng tốt nhất chống lại tình trạng lãng phí về lao động ta dùng phương pháp so sánh xác định mức biến động tương đối, tuyệt đối về mức độ hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động.Các mức biến động được xác định như sau:
-Mức biến động tuyệt đối có 2 chỉ tiêu xác định:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động = x 100% (2-12)
Mức chênh lệch tuyệt đối = Ttt - Tkh (2-13) -Mức độ biến động tương đối có 2 chỉ tiêu xác định:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lao động = x100% (2-14) Mức chênh lệch tuyệt đối = Ttt – (Tkh x ) (2-15) Trong đó: Ttt, Tkh là số lượng lao động thực tế và kế hoạch
Qtt, Qkh là sản lượng kì thực tế và kỳ kế hoạch
Bảng phân tích hoàn thành kế hoạch sử dụng lao động năm 2014
Bảng 2-11 Chỉ
tiêu ĐVT
Năm 2014
Năm 2015 TH
2015/TH2014
TH2015/KH2015
KH TH +/- % +/- %
Tổng giá trị SXKD
Trđ 389.531 312.853 310.429 -79.102 79,69 -2.424 99,23 Tổng
số lao động
Người 803 750 745 -58 92,78 -5 99,33
Nhìn vào bảng trên ta có : Tổng giá trị SXKD năm 2015 là 310.429 triệu đồng, giảm 79.1 triệu đồng tương ứng giảm 20,31% so với năm 2014.So với kế hoạch đề ra thì năm 2015 giảm 2.424 triệu đồng tương ứng giảm 0,77%.Số lượng lao động năm 2015 là 745 người giảm 58 người tương ứng giảm 7,22% so với năm 2014 và giảm 5 người so với kế hoạch tương ứng giảm 0,67%.Qua đó ta thấy được việc sản xuất kinh doanh của công ty giảm cũng bị ảnh hưởng do số lượng lao động của công ty giảm.
- Mức biến động tuyệt đối:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động = x100 = 99,33%
45 4545
-Mức chênh lệch tuyệt đối = 745 – 750 = -5 ( người) -Mức biến động tương đối:
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động =
= 100,109%
- Mức chênh lệch tuyệt đối = 745 – 750 x = 1 (người)
Từ những kết quả trên ta thấy: Trong năm 2014 tổng số lao động công ty là 745 người, giảm5 người so với kế hoạch tương ứng giảm 0,67%.Nhưng liên hệ với tổng giá trị sản xuất kinh doanh thì số lao động lại tăng 1 người đạt 100,109% so với kế hoạch chứng tỏ năm 2014 công ty sử dụng lao động chưa hiệu quả hơn năm 2014.
2.4.2 Phân tích chất lượng lao động
2.4.2.1 Phân tích chất lượng lao động theo trình độ
Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua tỷ lệ lượng lao động ở các cấp bậc học vấn khác nhau.Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng SXKD của doanh nghiệp.Để phân tích chất lượng lao động ta sử dụng số liệu ở bảng sau:
Bảng phân tích lao động theo chất lượng lao động năm 2014
Bảng 2-12
TT Trình độ
Năm 2014 Năm 2015 TH2015/TH2014
Số lượng (người)
Kết cấu (%)
Số lượng (người)
Kết cấu
(%) +/- %
1 Trên đại
học 2 0.25 2 0.27 0 100
2 Đại học 82 10.21 84 11.28 2 102,44
3 Cao đẳng 4 0.50 4 0.54 0 100
4 Trung cấp 25 3.11 19 2.55 -6 76.00
5 Sơ cấp +
LĐPT 690 85.93 636 85.37 -54 92,17
Tổng 803 100 745 100 -58 92,78
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2014 và 2015 thì số lao động có trình độ trên đại học và cao đẳng không thay đổi, chiếm tỉ trọng lần lượt là 0,25%;0,5% năm 2014 và 0,27%;0,54% năm 2015.Số lao động có trình độ đại học năm 2015 là 84 người tăng 2 người so với năm 2014 tương ứng tăng 2,44%, tỉ trọng nhóm lao động này qua 2 năm lần lượt là 10,21% và 11,28%.Ta thấy rằng lao động có trình độ cao
46 4646
đều làm việc ở bộ phận quản lí và cũng là một tín hiệu tốt trong cơ cấu trình độ người lao động.
Lao động trung cấp năm 2015 là 19 người, giảm 6 người tương ứng giảm 24% so với năm 2014.Tỉ trọng nhóm lao động này qua 2 năm lần lượt là 3,11% và 2,55%.Nhóm lao động này chủ yếu cũng nắm giữ những vị trí quản lí trong công ty.
Lao động sơ cấp và lao động phổ thông năm 2015 là 636 người giảm 54 người so với năm 2014 tương ứng giảm 7,83%.Tỉ trọng nhóm lao động này qua 2 năm lần lượt là 85,93% và 85,37%.
Ta có thể nhóm lao động có trình độ cao được công ty chú trọng tới nhằm bổ sung cho những khiếm khuyết của bộ phận này, nhằm điều phối hoạt động của công ty tốt hơn.Số lao động sơ cấp và phổ thông giảm đi do trong năm để hoàn thành nốt 1 số dự án còn dang dở nên công ty không nhận thêm nhiều đơn hàng xây dựng cho nên 1 số lao động thời vụ bị giảm bớt nhằm phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty.Trong thời gian tới công ty vẫn nên chú trọng tới kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực hơn nữa để nâng cao trình độ người lao động, tạo điều kiện nâng cao năng suất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường tạo đà phát triển trong tương lai.
2.4.2.2 Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi
Bảng phân tích lao động theo độ tuồi năm 2015 Bảng 2-13
TT Độ tuổi
Năm 2014 Năm 2015
Số lượng
Độ tuổi bình quân
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Độ tuổi bình quân
Tỷ trọng
(%)
1 Từ 18-30 tuổi 344 24 42,84 323 24 43,36
2 Từ 31-39 tuổi 308 35 38,36 278 35 37,32
3 Từ 40-49 tuổi 133 44 16,56 129 44 17,32
4 Từ 50 trở lên 18 55 2,24 15 55 2
Tổng cộng 803 100 745 100
Qua bảng 2-13 ta thấy: Số lượng lao động ở độ tuổi 18-30 chiếm tỷ trọng cao nhất là 43,36% trong tổng số lao động trong công ty.Số lao động này còn trẻ, ít kinh nghiệm nhưng họ có sức khỏe và ham học hỏi, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công việc, là tiền đề cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Số lượng lao động ở độ tuổi 31-39 chiếm 37,32% trong tổng số lao động của công ty.Đây là lực lượng lao động vừa có sức khỏe, vừa có kinh nghiệm.Đây là lực
47 4747
lượng nòng cốt chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Số lượng lao động ở độ tuổi 40-49 chiếm 17,32%.Đây là số lao động có kinh nghiệm cao trong công việc, thâm niên trong công tác.
Số lượng lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng 2% trong tổng số lao động.Lực lượng lao động này hầu hết là lực lượng lao động chủ yếu làm ở bộ phận gián tiếp.
Ta tính độ tuổi bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty theo phương pháp bình quân gia quyền:
X = (2-16)
Công thức này có nghĩa là khi lượng biến thiên thực hiện được phân bổ theo khoảng thì số bình quân giá trị trung tâm khoảng.
X= (30+18)/2 = 24 X= (39+41)/2 = 35 X= (40+49)/2 = 44 X=(40+60)/2 = 55
Độ tuổi bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền là:
T = = 32 (tuổi)
Độ tuổi bình quân của người lao động toàn công ty tính tới năm 2014 là 32 tuổi.Đây là độ tuổi vừa có kinh nghiệm lẫn sức khỏe, là lực lượng chính góp phần làm công ty ngày càng phát triển vững mạnh hơn.So sánh với năm 2013 ( T2013 = 32,22) thì năm 2014 đội ngũ lao động được trẻ hóa (T2014 = 32,19) là động lực để đưa công ty phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Nói chung, với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện nay, Công ty Cổ phần chế biến Thực Phẩm DABACO hoàn toàn có thể hi vọng vào những bước phát triển tốt trong tương lai. Điều quan trọng là công ty phải kết hợp điểm mạnh của CBCNV trong đơn vị, có những chính sách thích hợp để kích thích người lao động để nâng cao hiệu quả công việc, góp sức tìm ra những bước đột phá, để phát triển hoạt động của đơn vị mình.
2.4.3 Phân tích năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng.Năng suất lao động biểu hiện khối lượng (giá trị) sản phẩm do một công nhân làm ra trong một đơn vị thời gian.
Trong một ý nghĩa rộng hơn thì đó là chi phí tổng hợp lao động xã hội, tức là bao gồm cả lao động vật hóa và lao động sống trên một đơn vị sản phẩm.
Khi phân tích năng suất lao động thì mục tiêu của các doanh nghiệp là phải làm sao nâng cao được NSLĐ.Tăng NSLĐ làm cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo ra nguồn tích lũy, cải thiện đời sống lao động và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước.
48 4848
Tùy vào đặc điểm từng đơn vị sản xuất, ta phân tích NSLĐ theo các chỉ tiêu khác nhau.Đối với Công Ty Cổ phần chế biến Thực Phẩm lựa chọn việc phân tích năng suất lao động theo các chỉ tiêu sau:
-NSLĐ bình quân năm mỗi CBCNV
-NSLĐ bình quân mỗi ngày của mỗi CBCNV -NSLĐ bình quân của mỗi CN
Bảng phân tích năng suất lao động bình quân
Bảng 2-14
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014
Năm 2015 TH2015/TH2014 TH2015/KH2015
KH TH +/- % +/- %
1
Tổng giá trị SXKD
Trđ 389.531 312.853 310.429 -79.102 79,69 -2.424 99,23
2
Số lượng LĐ trong danh sách bình
quân
Người 803 750 745 -58 92,78 -5 99,33
3
Số ngày làm việc bình quân trong năm của
1 công nhân
Ngày 235 239 237 2 100,85 -2 99,16
4
Số giờ làm việc bình quân trong 1 ngày
của công nhân
Giờ/ngày 7,5 8 7,6 0,1 101,33 -0,4 95
5
NSLĐ bình quân trong năm của 1 công nhân
Trđ/ng.năm 485,0946 417,1373 416,6832 -68,4114 85,90 -0,4541 99,89
6
NSLĐ bình quân trong ngày của 1 công nhân
Trđ/ng.ngày 2,064233 1,745344 1,758157 -0,306706 85,17 0,012813 100,73
7
NSLĐ bình quân trong 1 giờ của 1 công nhân
Trđ/ng.giờ 0,275231 0,218168 0,231336 -0,043895 84,05 0,013168 106,04
Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng năng suất lao động bình quân của người lao động năm 2015 giảm 68,4114 trđ/ng.năm so với năm 2014 tương ứng giảm 14,1% và giảm 0,4541 trđ/ng.năm tương ứng giảm 0,11% so với kế hoạch năm 2015.Năng suất lao động công ty giảm nên cần đề ra những biện pháp nhằm khuyến khích người lao động làm tăng NSLĐ.
49 4949
Bằng phương pháp số chênh lệch, ta tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của ba nhân tố trên như sau:
Q = a*b*c (2- 17)
= + + Trong đó:
Q: Giá trị tổng sản lượng
a: Năng suất lao động bình quân ngày
b: Số ngày làm việc bình quân của 1 người lao động trong 1 năm c: Số lượng lao động
Từ bảng 2-14 ta có:
= (1,758157 - 2,064233)*237*745 = -54.153,545 (trđ) = 2,064233*(273-235)*745 = 58.438,436 (trđ)
= 2,064233*235*(745-803) = -28.135,496 (trđ)
= -54.153,545 + 58.438,436 - 28.135,496 = -23.850,605 (trđ)
Qua phân tích trên ta thấy giá trị tổng sản lượng bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố là:
năng suất lao động bình quân 1 người lao động, số ngày làm việc bình quân của 1 người lao động và số lượng lao động.Trong đó số năng suất lao động bình quân 1 ngày ảnh hưởng mạnh nhất làm cho giá trị tổng sản lượng giảm xuống còn số ngày làm việc bình quân của 1 người lao động trong 1 năm góp phần làm tăng giá trị sản xuất của công ty.Đây là một vấn đề không nhỏ làm ảnh hưởng tới tổng doanh thu, vì vậy công ty cần đề ra những biện pháp nhằm tăng NSLĐ tránh để tình trạng trên kéo dài.