PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DABACO NĂM 2015
2.7 Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm DABACO
Phân tích tình hình tài chính là tổng hợp đánh giá các hoạt động kinh doanh trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích tài chính là đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của Công ty. Nhằm giúp các nhà quản lý đánh giá được thực trạng tình hình tài chính từ đó có những quyết định đúng đắn cho hoạt động kinh doanh.
55 5555
2.7.1. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần chế biến Thực Phẩm DABACO
a.. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp trong đó tóm tắt tình hình tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu tại thời điểm lập báo cáo. Từ bảng cân đối kế toán chúng ta có thể thu nhận được một số thông tin cần thiết cho hoạt động phân tích như tổng tài sản trong đó có tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong đó có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu cũng như là kết cấu của từng loại tài sản trong tổng tài sản hay kết cấu của nợ phải trả, vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.
Xem xét bảng cân đối kế toán giúp phân tích, đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu.
Qua bảng 2-18, ta thấy tình hình tài sản, nguồn vốn như sau:
• Phân tích tài sản
Qua bảng cân đối kế toán, chúng ta có thể thấy được rằng tổng tài sản của công ty năm 2015 đạt 249.284.939.917 đồng, tương ứng giảm 25,3559% so với năm 2014. Kết quả giảm như vậy là do trong năm 2015 công ty không mua sắm thêm thiết bị, máy móc mới. Bên cạnh đó,trong năm nay công ty còn đầu tư vào việc mua sắm phần mềm máy tính để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh khiến tiền mặt giảm đáng kể. Xét trong kết cấu tài sản, tuy tốc độ tăng của tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhưng tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn. Cụ thể:
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2015 đạt 232.675.911.876 đồng, chiếm 93,337332 % trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 27,954969%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 27,9112016%, hàng tồn kho chiếm 26,4899161% trong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn khác chiếm 10,9190776% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn đạt 16.609.028.041 chiếm 6,66266805% trong tổng tài sản, trong đó tài sản cố định chiếm 6,66266805%. Cơ cấu tài sản của công ty năm 2015 giảm so với năm 2014 tuy không nhiều nhưng điều đó cho thấy rằng công ty còn chưa chú trọng trong việc đầu tư vào quy mô sản xuất của công ty mình để phát triển và đứng vững trên thị trường.
Trong cơ cấu phần tài sản của công ty ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn là 27,9112016%, điều này là chưa tốt, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cho ta thấy ảnh hưởng đến việc huy động vốn và
56 5656
quay vòng nguồn vốn kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đên việc tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhìn chung, tài sản của Công ty năm 2015 giảm nhẹ so với năm 2014, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản trong đó chủ yếu là tài sản cố định.. Điều này cho thấy công ty nên tăng tài sản dài hạn của mình và giảm các khoản phải thu ngắn hạn để góp phần làm cân đối tài sản của mình, góp phần sử dụng tốt tài sản của công ty mình, tạo lợi nhuận cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
• . Phân tích nguồn vốn.
Tổng nguồn vốn của công ty năm 2015 là 249.284.939.917 đồng giảm so với năm 2014 là 25,3559%, tương ứng giảm 84.679.680.628 đồng, nguyên nhân giảm là do nợ phải trả giảm 37,4447% tương ứng với 101.846.675.683 đồng, nguồn vốn chủ sở hữu tăng 27,701% tương ứng với 17.166.995.055 đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2015 như sau: Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng 68,2533304% trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,7446696% trong tổng nguồn vốn. So với năm 2014 thì trong năm 2015 có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn đó là nợ phải trả giảm và nguồn vốn chủ sở hữu tăng, cụ thể năm 2015 nợ phải trả chiếm 81,44334% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2015 giảm xuống 68,2533304% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2014 chiếm 18,55666% trong tổng cơ cấu nguồn vốn, nhưng sang đến năm 2015 đã tăng lên 31,7446696% trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ công ty đã không có sự hiệu chỉnh hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn, việc tăng vốn chủ sở hữu và giảm việc sử dụng vốn quay vòng từ việc kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết với khách hàng và tìm khách hàng, làm cho giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn.
b. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh
Nhìn vảo bảng phân tích ( bảng 2-19), ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là 318.756.820.233 đồng giảm so với năm 2014 là 18,90367%
tương đương giảm 74.302.684.008 đồng. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm kéo theo giá vốn hàng bán giảm, nhưng đồng thời lợi nhuận trước thuế của công ty tăng, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng theo.
57 5757
Nhìn vảo bảng phân tích ( bảng 2-19), ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 là
58
SV: Nguyễn Thị Thu – Lớp : QTKD A – K57
Bảng phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán năm 2015
ĐVT: Đồng Bảng 2-18 Tài sản
Sô cuối năm
Số đầu năm
So sánh CN/ĐN
% Từng khoản mục
+/- % CN DN
A-TÀI SẢN NGẮN