Đây là phương pháp mà quá trình xây dựng kế hoạch dựa vào các kết quả của các ké hoạch thành phần theo những trình tự tổng hợp về mục tiêu, giải pháp, nguồn lực, thời gian,... Việc xác định các mục tiêu tổng
• Cách tiếp cận xây dựng kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của người dân: Thực chất đó là cách tiếp cận từ người nghèo- xoá đói giảm nghèo bắt đầu từ người nghèo. Bởi người nghèo hiểu rõ tình cảnh của họ hơn ai hết và người nghèo biết rõ họ có thể làm gì và cần phải làm gì. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo có sự tham gia của người dân là cách tìm ra các nguồn hạn chế nhất, những “nút thắt cổ chai” mà người nghèo đang gặp phải để qua đó các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước tìm cách tác động vào chúng nhằm đạt mục tiêu về xoá đói giảm nghèo. Tiếp cận này đôi khi được hiểu giống như tiếp cận từ dưới lên bởi đó cũng là cách xác định bắt đầu từ người nghèo- từ những nguồn lực khan hiếm của họ cần hỗ trợ, những vướng mắc chính mà người nghèo đang phải đối mặt để giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên tiếp cận theo phương pháp này khác với tiếp cận từ dưới lên: Tiếp cận từ dưới lên là tiếp cận toàn diện hơn, thường ở cấp tỉnh, cấp huyện, trong khi tiếp cận có sự tham gia lại chủ yếu được thực hiện ở các cấp cơ sở (thôn, bản, xã phường...).
Như vậy, các phương pháp tiếp cận xoá đói giảm nghèo hiện nay đang dần bộc lộ những điểm không phù hợp và hiệu quả chưa cao. Để đạt được những thành tựu to lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo, đảm bảo mục tiêu giảm nghèo bền vững thì cần phải có phương pháp tiếp cận mới.
Phương pháp tiếp cận mới cho giảm nghèo cần đi theo hướng nào?
Quản lý dựa trên kết quả
Quản lý dựa trên kết quả đó là quá trình thực hiện chuỗi kết quả (Xem sơ đồ). Chuỗi kết quả cho thấy các hoạt động, thông qua chuỗi quan hệ nhân quả trung gian sẽ giúp thực hiện mục tiêu của chương trình hay dự án xoá đói
giảm nghèo như thế nào. Tất cả các hoạt động, các hỗ trợ đầu vào đó được xây dựng và thực hiện trên cơ sở bắt đầu từ mục tiêu giảm nghèo - để trả lời câu hỏi: Nếu muốn giảm nghèo thì cần những hỗ trợ gì, cần hoạt động gì, cần cải tiến cơ chế, chính sách như thế nào,...Từ đó giúp người nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
Kết hợp hài hoà vai trò của nhà nước, thị trường và cộng đồng
Nhà nước cũng cần xác định rõ đối tượng, vùng dự án cần có chính sách rõ ràng đối với DN, đơn vị sự nghiệp chuyển giao kỹ thuật, mô hình sản xuất tham gia xóa đói giảm nghèo, có thể đấu thầu theo nguyên tắc giao nhiệm vụ rõ ràng cho DN xây dựng hạ tầng, hướng dẫn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho hộ, sản xuất tập trung, bao tiêu sản phẩm. Chính sách đó có thể là giảm thuế, giảm tiền thuê đất hoặc điều kiện khác cho DN đó được thực hiện những dự án có lợi ở khu vực phát triển, hoặc tín dụng ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển cho DN và các tác nhân khác tham gia xoá đói giảm nghèo.
Bên cạnh đó, các dự án cần được đánh giá thường xuyên và điều chỉnh kịp thời, kết hợp lồng ghép để duy trì tác động của dự án đến xóa đói giảm nghèo. Đây là một kỹ năng có thể lấy ý kiến cộng đồng để chuyển hướng đầu tư sao cho thiết thực. Cộng đồng biết ai trong đó là đối tượng nghèo và cộng đồng giám sát được quá trình thực hiện, hoạt động chi tiêu. Bởi vậy, trong công tác xoá đói giảm nghèo cần chú ý đến chức năng của cộng đồng.
Tiếp cận theo chuỗi giá trị gắn với thị trường
Phương pháp tiếp cận mới theo chuỗi giá trị và gắn sự tham gia của người nghèo vào các mắc xích thị trường đó.
Phát triển chuỗi giá trị dựa trên việc lựa chọn cẩn thận các ngành hàng và việc sản xuất liên quan, hệ thống chế biến và tiếp thị mà có thể tạo ra việc làm cho người nghèo; mỗi vùng nên chọn sản phẩm có giá trị kinh tế cao, khuyến khích và quản lí rủi ro cho sự tham gia của người nghèo từ trang trại ra thị trường, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; tiếp cận các dịch vụ tài chính (tín
dụng, tiết kiệm, bảo hiểm); phát triển kỹ năng cho các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp (như chế biến, tiếp thị, du lịch); nâng cao cơ sở hạ tầng cộng đồng kết nối thị trường với cơ sở hạ tầng quốc gia và nâng cao khả năng kết nối với địa bàn xa thị trường; và có những sáng kiến để phổ biến và ứng dụng công nghệ phù hợp đem đến năng suất cao (chăn nuôi, sản xuất, sản xuất lâm nghiệp, và các hoạt động sau thu hoạch.
Liên kết nông dân với người kinh doanh, chế biến, buôn bán dọc theo chuỗi giá trị sẽ mang đến cơ hội kinh tế quan trọng cho sự phát triển kinh tế vì nông nghiệp và giúp nhiều gia đình nghèo thoát nghèo.
(Xem Hình 5: Báo cáo chính)
6. Kiến Nghị
• Giáo dục: Để giảm tỷ lệ mù chữ ở các địa phương, đây là một thách thức lớn cho các cấp chính quyền. Tuy nhiên, một khó khăn lớn là trước hết cần phải cải thiện sinh kế cho các hộ nghèo thì việc cải thiện giáo dục mới mang lại hiệu quả cao. Tăng cường số lượng và chất lượng của các khoá tập huấn kỹ thuật sản xuất và đời sống, gắn nội dung tập huấn với nhu cầu thực tế của nông dân, thực hiện khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức lớp tập huấn, nâng cao khả năng áp dụng kỹ thuật của hộ nông dân từ các khoá tập huấn bằng các mô hình trình diễn, thực hiện cầm tay chỉ việc đối với hộ nông dân có năng lực hạn chế.
• Y tế: Hiện nay về cơ bản các dịch vụ y tế đã đến với các người dân vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, dịch vụ y tế đối với địa phương vẫn chưa được tốt. Cần phải tăng cường y bác sỹ cho tuyến cơ cở cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng và các thiết bị chăm sóc y tế.
• Cơ sở hạ tầng: Các cơ sở hạ tầng cơ bản khá đầy đủ. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là hiện nay cơ sở hạ tần phục vục nước sinh họat còn hạn chế. Một số lượng lớn các hộ địa phương vẫn còn dùng nước từ khe, suối để sinh họat. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ lớn cho người nghèo được tiếp cận nguồn nước sạch là cần thiết.
• Tín dụng nông thôn: Họat động tín dụng ở địa phương mang lại một số hiệu quả đáng kể. Đa số người dân được tiếp cận với nguồn vốn tài chính để nâng cao sinh kế của mình. Tuy nhiên các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần quan tâm tập huấn cho các hộ nghèo về phương pháp hòan thiện hồ sơ cũng như cách sử dụng vốn có hiệu quả. Mở rộng định mức cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội, thay đổi thời điểm cho vay cho phù hợp với nhu cầu của nhân dân, tránh tình trạng cho vay theo đợt. Tăng cường thời hạn cho vay (tối thiểu là 5 -10 năm), có như vậy hộ nông dân mới có đủ thời gian quay vòng vốn. Đối với hộ nông dân đã bị rủi ro, mất mùa cần tiếp tục cho vay vốn để tái sản xuất lần 2.
• Tăng cường phân cấp phân quyền cho người dân: Đối với tất cả các chương trình dự án, mặc dù là của nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ thì việc trao quyền và tăng cường sự tham gia của người dân là cần thiết và nên được phát huy. Sự tham gia của người dân cần được thể chế hóa trong các chương trình phát triển của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của các họat từ các chương trình này. Ví dụ, hiện nay các chương trình của nhà nước như chương trình 135 đang thực hiện vẫn theo hình thức “từ trên xuống”. Đây là cần phải thay đổi trong các chương trình giảm nghèo trong tương lai.
• Phương pháo tiếp cận mới cho giảm nghèo: Kết quả để lại của dự án Chia Sẻ đáng được các chương trình khác áp dụng trên hai khía cạnh là áp dụng phương pháp tiếp cận mới trong cải thiện sinh kế. Tuy nhiên,
phương pháp tiếp cận giảm nghèo theo nguồn vốn sinh kế vẫn còn một số điểm cần cản tiến theo hướng (1)tiếp cận theo kết quả, (2) hài hòa lợi ích của nhà nước, thị trường và cộng đồng (3) tiếp cận theo chuỗi giá trị. Trong đó, người nghèo có thể tham gia vào các mắc xích của thị trường nhằm cải thiện đời sinh kế của mình.
Tài liệu tham khảo
Chambers, R. and G. R. Conway (1992). Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century IDS, IDS Discussion Paper No 296
Diana Carney. 1998. ‘Implemeting the Sustainable Livelihood Approach’, chapter 1 in D. Carney (ed), Sustainable Rural Livelihoods: What Contribule Can We Make?, London: Department for International Development.
EMWG. 2005. A summary on Ethinic Minorities in 2005.
Frank Ellis. 2000. Rural Livelihoods and Diversity in Developing
Countries. Oxford University Press.
Lasse Krantz. 2001. The sustainable livelihood approach and poverty reduction. SIDA.
Nhóm hành động chống đói nghèo-a. 2003. Báo cáo đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng tỉnh Hà Giang
Nhóm hành động chống đói nghèo-b. 2003. Báo cáo đánh giá đói nghèo có sự tham gia của cộng đồng tỉnh Quảng Trị
Frank Ellis and H. Ade Freeman. 2002. Rural Livihood and Poverty Reduction Policies
Bent D. Jorgensen. 2006. Development and “The Other Within”: The Culturelisantion of Polictiacal Economy of Poverty in the Northern Uplands of Viet Nam. PhD Thesis. Department of Peace and Development Research, School of Global Studies, Goteborg University.
-. 2008. Empowerment.
http://en.wikipedia.org/wiki/Empowerment#Empowerment
UNDP. 2004. Đánh giá và lập kế họach cho tương lai: Đánh giá chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và chương trình 135.
P.R. Fourace. Transport and Sustainable Livelihoods. Internation Division, TRL
World Bank. 2008. Báo cáo phát triển thế giới: Tăng cường nông nghiệp cho phát triển. NXB Văn Hóa – Thông Tin.
World Bank 2002. Empowerment and Poverty Reduction: A Source Book.
Nghị định 79/2003/ND-CP của chính phủ Số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng
William D. Sunderlin & Huỳnh Thu Ba, Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam, Nhà xuất bản: Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế, tháng 10 năm 2004. trang 39.