Tăng cường sự tham gia và quyền phụ nữ

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 57 - 58)

3 Đối với người dân huyện Bắc Mê, Hà Giang thì ngược lại không phải là do thiếu đất mà do địa hình dốc, đất thiếu dinh dưỡng, không đủ nước tưới, phần lớn chỉ sản xuất được 1 vụ đã ảnh hưởng đến an ninh lương

5.4.3.Tăng cường sự tham gia và quyền phụ nữ

Nghiên cứu của WB (2002) về trao quyền khẳng định rằng “trao quyền cũng có nghĩa là gia tăng sự tham gia, gia tăng phương pháp tiếp cận từ dưới lên để đạt được các mục tiêu phát triển. Hiện nay đã có sự thống nhất về phương pháp tiếp cận, trao cho người nghèo nhiều quyền tư do hơn trong các quyết định kinh tế, gia tăng hiệu quả của phát triển từ cấp địa phương từ thiết kế, thực hiện đến kết quả.

Tăng cường sự tham gia của người dân hay nâng cao dân chủ cơ sở, tạo ra cơ hội cho mọi người dân có quyền tham gia và quyết định trong tất các các họat động của dự án. Sự tham gia của người dân ngày càng được cộng đồng và chính quyền địa phương đánh giá cao trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát

triển cộng đồng, xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển xã, thôn gắn với nhu cầu, đề xuất của người dân, khả năng vay vốn dựa trên đánh giá của người dân trong thôn, bản; sự tham gia nhiệt tình của người dân vào các tổ chức, các chương trình xã hội tạo ra động lực nâng cao năng lực. (Bảng 98 và Hộp 45)

Bình đẳng giới:

Trao quyền cho phụ nữ đi đôi với sự minh bạch của chính quyền và quản lý nhà nước tốt hơn. Đặc biệt là phụ nữ tham gia ngày càng sâu vào công việc công cộng thì mức độ tham nhũng càng ít, kể cả đối với những nước có cùng thu nhập, tư do xã hội, giáo dục và thể chế (Ngân hàng Thế giới, 2002)

Phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới trong việc tiếp cận vốn con người (nâng cao trình độ học vấn) và vốn tài chính (do thiếu hiểu biết, tỷ lệ phụ nữ được vay vốn hạn chế hơn), vốn tự nhiên (phụ nữ ít được đứng tên chủ hộ, chủ đất, chủ rừng,…). Đa số các quyết định liên quan đến các họat động kinh tế đều do nam giới làm. Trong khi đó phụ nữ phải làm những công việc vất vả hơn trong gia đình như: làm nương rẫy, chăm sóc con cái, chuẩn bị bữa ăn hàng ngày cho gia đình. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng về quyền của phụ nữa là một rào cản để hộ tiếp cận với các nguồn lực từ bên ngòai. (Hộp 47)

Tuy nhiên, tiếng nói của người nghèo vẫn chưa được đặc biệt quan tâm. Trong một số trường hợp thì người nghèo chỉ là thiểu số trong cộng đồng. Vì vậy tiếng nói của họ chưa đại diện cho cộng đồng và không được cộng đồng chấp nhận. (Hộp 48)

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 57 - 58)