3 Đối với người dân huyện Bắc Mê, Hà Giang thì ngược lại không phải là do thiếu đất mà do địa hình dốc, đất thiếu dinh dưỡng, không đủ nước tưới, phần lớn chỉ sản xuất được 1 vụ đã ảnh hưởng đến an ninh lương
5.5. Các bài học kinh nghiệm từ Dự án Chia Sẻ 1 Một số hạn chế còn tồn tạ
5.5.1. Một số hạn chế còn tồn tại
Các ý kiến cho rằng dự án Chia Sẻ vẫn còn những hạn chế nổi cộm như đường sá 20 ý kiến, không đủ vốn đề cung cấp cho việc xây dựng, vốn dàn trải và thời gian lâu. Vì bản thân nhưng điềm này xuất phát điểm về cơ sở hạ tầng thấp nên việc đầu tư của Chia Sẻ chỉ đáp ứng một phần. Các ý kiến tiêu cực không nhiều, nằm rải rác trong các nhóm hộ phân theo mức thu nhập, rất khó để chỉ ra rằng một cách lô gíc là mức thu nhập cao hay thấp có nhiều ý kiến nổi cộm về Chia Sẻ hơn. (Bảng 100)
Những hạn chế nổi cộm của Chia Sẻ phân theo địa phương cho thấy Quảng Trị có nhiều ý kiến nhất (56 ý kiến), sau đó là Hà Giang (33 ý kiến) và Yên Bái (28 ý kiến). Các ý kiến tập trung vào việc xây dựng đường sá với chiếm phần lớn Quảng Trị 14 ý kiến, Yên Bai 5 ý kiến và Hà Giang chỉ có 1 ý kiến. Có một sự nghịch lý rõ ràng, như 2 tỉnh miền núi thì điều kiện về giao thông gặp nhiều khó khăn hơn so với Quảng Trị, tuy nhiên vấn đề ở đây là nhận thức của người dân đối với tầm quan trọng của đường sá. Người dân của 2 tỉnh Hà Giang và Yên Bái đã bằng lòng với hệ thống giao thông hiện có? Việc không đủ vốn để cung cấp cho việc xây dựng thì Hà Giang và Quảng Trị có ý kiến ngang nhau, còn Yên Bái ít ý kiến hơn. Vấn đề vốn dàn trải chỉ có ý kiến phản hồi từ người dân Quảng Trị. Có sự lấn át ý kiến nổi cộm của Chia Sẻ giữa Quảng Trị và 2 tỉnh còn lại có lẽ là vấn đề nhận thác của người dân Quảng Trị cao hơn, hầu hết lao động điều học hết Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong khi đó tỷ lệ lao động mù chữ của 2 tỉnh kia còn cao.(Bảng 101)
Các vấn đề nổi cộm của Chia Sẻ phân theo điều kiện kinh tế của hộ phần lớn các ý kiến đều tập trung ở nhóm hộ trung bình và nghèo, các ý kiến từ nhóm hộ khá, giàu và nghèo là rất ít.