Bền vững về sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 55 - 56)

3 Đối với người dân huyện Bắc Mê, Hà Giang thì ngược lại không phải là do thiếu đất mà do địa hình dốc, đất thiếu dinh dưỡng, không đủ nước tưới, phần lớn chỉ sản xuất được 1 vụ đã ảnh hưởng đến an ninh lương

5.3.Bền vững về sử dụng tài nguyên thiên nhiên

Các họat động của dự án Chia Sẻ có một hạn chế là chưa quan tâm nhiều đến tác động về mặt môi trường. Dự án đã nỗ lực vào các mảng khác như nâng cao đời sống, trao quyền và đảm bảo ổn định xã hội. Trong khi đó, yếu tố môi trường không được quy định rõ trong khi triển khai các hoạt động của dự án. Những phân tích đánh giá sau đây đều dựa trên kết quả tham vấn từ người dân.

Theo kết quả khảo sát thì từ cán bộ và người dân cho rằng vấn đề môi trường không được quan tâm nhiều trong các họat động của Dự án. Tuy nhiên, họ cũng không có phàn nàn gì về tác động tiêu cực của Dự án mang lại về mặt môi trường.

Các bảng đánh giá sau đây cho thấy rằng tình hình môi trường ở địa phương không phải là vấn đề nghiêm trọng mà người dân phải đối mặt. Điều đó cho thấy rằng việc không chú trọng nhiều vào vấn đề môi trường cũng là điều hợp lý vì thực tế cho thấy rằng việc đầu tư vào các họat động khác còn mang tính cấp thiết hơn nhiều đối với nhu cầu của người dân địa phương. (Biếu đồ 6 và Bảng 94))

Tác động tích cực nhất của Chia Sẻ đến cơ sở hạ tầng là nhiều nhất, tiếp theo là nâng cao năng lực, giao thông, hỗ trỡ kỹ thuật, xây dựng kế hoạch, xây dựng chuồng trại, kênh mương… Tuy nhiên, so sánh theo mức thu nhập của hộ thì nhóm hộ có mức thu nhập trên 25 triệu hưởng lợi nhiều nhất, sau đó nhóm hộ 5-10 triệu, 15-20 triệu, 10-15 triệu, dưới 5 triệu và cuối cùng là 20- 25 triệu. Việc đánh giá theo mức thu nhập này rất khó xác định là hiệu quả dự án tác động lớn tới hộ có thu nhập thấp hay cao. (Bảng 95)

Đánh giá tác động tích cực của chương trình Chia Sẻ theo các tỉnh thì Quảng Trị nhận được nhiều ý kiến nhất 206 ý kiến, tiếp theo là Hà Giang 101 ý kiến,

cuối cùng Yên Bái chỉ có 67 ý kiến. Chi tiết vào từng lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, Quảng Trị chiếm phần lớn sau đó đến Yên Bái và Hà Giang. Đối với việc tăng cường năng lực hầu hết các ý kiến tích cực tập trung ở Quảng Trị, tiếp theo là Hà Giang và Yên Bái chỉ có 1 trường hợp trả lời có tác động tích cực. Vấn đề nước sạch và khai hoang các đánh giá tích cực là rất hạn chế tại cả 3 tỉnh. Vấn đề môi trường mới được phát huy ở tỉnh Quảng Trị và một phần ít ở Yên Bái. Đối với Quảng Trị các hoạt động cải thiện môi trường đã được phát huy thông qua phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải.

Các tác động tích cực của chương trình Chia Sẻ phân theo điều kiện kinh tế thực tế của hộ thì phần lớn các ý kiến tích cực từ nhóm hộ trung bình, nghèo và khá, đối với nhóm hộ giàu và rất nghèo thì có ít ý kiến. Do người dân phần lớn thuộc 3 nhóm hộ trên nên có sự phản hồi nhiều hơn cũng là đương nhiên. Bên cạnh đó, nhóm hộ giàu thường là người có năng lực, kỹ thuật, đất đai, nguồn nước, thông tin cập nhật… tốt hơn cho nên họ chỉ cần hỗ trợ từ dự án về cơ sở hạ tầng và hưởng lợi từ những công trình này. (Bảng 96)

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 55 - 56)