Bài học kinh nghiệm cho các họat động của dự án

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 60 - 61)

3 Đối với người dân huyện Bắc Mê, Hà Giang thì ngược lại không phải là do thiếu đất mà do địa hình dốc, đất thiếu dinh dưỡng, không đủ nước tưới, phần lớn chỉ sản xuất được 1 vụ đã ảnh hưởng đến an ninh lương

5.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các họat động của dự án

Chia Sẻ đã mang đến không chỉ là người dân mà cả những nhà quan tâm đến vấn đề đói nghèo một cài nhìn sâu hơn về phương pháp xoá đói giảm nghèo. Thông qua dự án, năng lực con người tăng lên rõ rệt theo đó mức sống của người nghèo được nâng lên, nhiều hộ thoát nghèo, mô hình có thể nhân ra. Tuy nhiên, khả năng nhân rộng phương pháp của Chia Sẻ hạn chế vì vốn đầu tư quá lớn, bộ máy nhiều cấp nên chi cho bộ máy quản lý rất lớn. (Bảng 102) Thăm dò ý kiến của người dân nếu dự án Chia Sẻ bắt đầu mới triển khai theo họ nên tập trung vào vấn đề gì thi hầu hết những người trả lời tập trung vào vấn đề vốn (65 ý kiến), tiếp đến là giao thông (39 ý kiến), nước sinh hoạt và tưới tiêu (38 ý kiến), công bằng (32 ý kiến), kỹ thuật vật tư (30 ý kiến), chăn nuôi (25 ý kiến, tăng hoạt động xoá đói giảm nghèo (20 ý kiến), các ý kiến như không hỗ trỡ người lười lao động (15 ý kiên) và hỗ trợ người dân làm nhà (11 ý kiến). (Biểu đồ 7)

Xét theo mức thu nhập của hộ thì các ý kiến tập trung nhiều với nhóm hộ thu nhập >25 triệu đồng, sau đó là nhóm hộ 5-10 triệu đồng, 15-20 triệu đồng, dưới 5 triệu đồng và cuối cùng là nhóm hộ ở mức 20-25 triệu đồng. Đối với các vấn đề cụ thể thì tỷ lệ này cũng khá tương đồng giữa các mức thu nhập so với tổng chung.

Tuy đã có chương trình Chia Sẻ nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được các vấn đề như vốn, giao thông, nước sinh hoạt tưới tiêu, tính công bằng, kỹ thuật vật tư hay một số vấn đề khác.

Nhìn nhận mong muốn thay đổi của người dân khi có Chia Sẻ mới bắt đầu sẽ làm gì theo các tỉnh nghiên cứu cho thấy Quảng Trị có nhiều ý kiến nhất (141 ý kiến), tiếp đến là Hà Giang (125 ý kiến) và cuối cùng Yên Bái chỉ có 61 ý

kiến. Vấn đề vốn cần giải quyết trước tiên, nhiều ý kiến nhất là Quảng Trị, tiếp đến là Yên Bái và cuối cùng là Hà Giang. Vấn đề thứ 2 là giao thông, ý kiến khá đồng điều giữa các tỉnh. Đối với nước sinh hoạt và nước tưới thì Quảng Trị và Hà Giang nhiều ý kiến hơn Yên Bái. Vấn đề công bằng và hoạt động xoá đói giảm nghèo ở Quảng Trị vấn còn nhiều ý kiến hơn so với hà Giang và Yên Bái. Ngược lại thì vấn đề kỹ thuật, vật tư ở Hà Giang và Yên Bái nhiều ý kiến hơn Quảng Trị. Vấn đề vật nuôi ý kiến tập trung chủ yếu ở Hà Giang, hai tỉnh còn lại không đáng kể. (Bảng 103)

Một phần của tài liệu Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w