Trong nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được xem xét trên các khía cạnh như: quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống.
Những nhân tố thúc đẩy
Trưởng thôn và cán bộ địa phương có vai trò tích cực trong việc truyền tải thông tin đến người dân
Nguồn cung cấp thông tin đóng vai trò quan trọng đối với nguồn vốn xã hội, nó được thể hiện qua sự trao đổi qua lại, mạng lưới cung cấp thông tin và khả năng truyền tải các thông tin. Những thông tin giữa người trong cộng đồng với người ngoài cộng đồng, giữa những người có tiếp cận với nhiều thông tin ở trong cộng đồng với các thành viên khác trong cộng đồng… Một mạng lưới thị trường nông sản vận hành tốt, các bên tham gia điều được hưởng lợi công bằng sẽ bền vững, còn nếu có sự mất công bằng thì mạng lưới sẽ kém bền vững.
Các kênh thông tin chính hiện nay được chia làm 2 kênh là chính thống và không chính thống. Số liệu khảo sát cho thấy kênh thông tin chính để truyền tải các thông tin đến người dân vẫn theo hệ thống hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, huyện, xã rồi đến thôn, thông qua cán bộ thôn và các cuộc họp thôn có tỷ lệ người dân trả lời cao nhất với 74,2% và 72,1% số hộ, tiếp đến là nguồn tin từ đài và ti vi với tỷ lệ 58%. Các nguồn tin từ cán bộ xã, cán bộ khuyên nông, các đoàn thể cũng có vai trò đối với người dân nơi đây. Đây là nhân tố hỗ trợ cho hộ nghèo trong việc tiếp cận các nguồn thông tin. Tuy nhiên, một số nguồn thông tin quan trọng như từ việc trao đổi sản phẩm mua bán vật tư, trao đổi với bạn bè hàng xóm vẫn còn hạn chế. Nếu so sánh mức độ tiếp cận các nguồn thông tin thì khả năng tiếp cận tăng dần từ Hà Giang đến Yên Bái và cao nhất là Quảng Trị, nó phù hợp với thực tế của các địa phương vì Yên Bái và Quảng Trị gần trung tâm và cơ sở hạ tầng tốt hơn so với Hà Giang. (Bảng 55 và 56)
Nhà nước có chủ trương chính sách phát triển các tổ chức quần chúng, thu hút các hội viên tham gia, thông qua các tổ chức đoàn thể để phát triển sản xuất, tăng cường mối liên kết của cộng đồng, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, hoà giải, đảm bảo an ninh trật tự... trong thời gian gân đây các tổ chức đoàn thể còn được uỷ thác cho vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội nhằm giúp người dân phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.
Việc tham gia các tổ chức đoàn thể lợi ích mang lại mởi chỉ dừng ở việc mở rộng quan hệ và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, vấn đề ích ích tăng thu nhập cho người dân vẫn đang mức khiêm tốn. (Bảng 57)
Phân theo địa bàn nghiên cứu thì vấn đề lợi ích mở rộng quan hệ xã hội khi tham gia vào các đoàn thể, tỉnh Quảng Trị có tỷ lệ cao nhất (83,3%), sau đó là Yên Bái (73%) và Hà Giang chỉ (57%), các lợi ích khác cũng tương tự, Quảng Trị cao nhất sau đó đến Yên Bái và Hà Giang, tuy nhiên, vấn đề không mang lại lợi ích gì thì Hà Giang lại có tỷ lệ cao nhất, mà nguyên nhân có thể là do tại các địa phương khảo sát địa hình chia cách, thông tin liên lạc chưa đảm bảo, người dân ở xa rất khó tham gia. (Bảng 58)
Mạng lưới quan hệ gia đình, dòng họ của người dân địa phương khá mạnh
Việc lan toả thông tin trong cộng đồng và hộ gia đình đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao vốn xã hội của người dân. Nếu thông tin được truyền tải kịp thời, đúng đối tuợng, đúng trọng tâm sẽ giúp người dân tăng khả năng hiểu biết về sản xuất, xu thế thị trường, hiểu biết xã hội, làm tăng sự tự tin, nâng cao hiệu quả sản xuất...
Số liệu khảo sát cho thấy phần lớn chủ hộ khi có thông tin thường trao đổi với gia các thành viên trong gia đình tỷ lệ 82,2%, kế tiếp là trao đổi với hàng xóm (52,9%), trao đổi họ hàng (47,1%), trao đổi với người trong làng xã (21,5%) và trao đổi với người khác chỉ có (4%). Tuy nhiên, phân theo địa điểm nghiên cứu thì có sự chênh lệch lớn về việc trao đổi thông tin với người
trong gia đình ở Quảng Trị (96,5%), Yên Bái (90,8%) và Hà Giang chỉ có 59,2%, tương tự như thế việc trao đổi với các tác nhân khác ở Quảng Trị và Yên Bái cũng có tỷ lệ cao hơn Hà Giang, duy chỉ có trao đổi với dòng họ Hà Giang có nhỉnh hơn so với Yên Bái. Có thể thấy rằng ở vùng gần trung tâm hơn thì việc Chia Sẻ thông tin tốt hơn. Việc trao đổi thông tin cho nhau ở Hà Giang vẫn còn rất hạn chế so với Yên Bái và Quảng Trị. (Bảng 59)
Có nhiều đối tượng đươc trao đổi sau khi chủ hộ biết thông tin về sản xuất, trong đó đối tượng đầu tiên được các chủ hộ trao đổi đó là người trong gia đình, tiếp đến là họ hàng và hàng xóm, người trong làng… Như vậy đối tượng mà chủ hộ trao đổi thông tin sau khi nắm được các thông tin về sản xuất khá đa dạng, thông qua đó chủ hộ sẽ nắm được nhiều thông tin phản hồi từ các phía do vậy việc ra quyết định chọn lựa các phương án sản xuất sẽ tốt hơn. (Bảng 60)
Quan hệ của người dân trong cộng đồng từ khi có dự án ngày càng tốt hơn
Trong những năm vừa qua các địa phương khảo sát đã có nhiều chương trình dự án hỗ trợ, đồng thời nhà nước cũng có nhiều chính sách giúp tăng cường nguồn vốn xã hội của người dân và cộng đồng. Điểm nổi bật là dự án Chia Sẻ đã hỗ trợ địa phương, người dân phát triển hạ tầng cơ sở nhằm tăng sự giao lưu kết nối thông tin như nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống truyền thông, bên cạnh đó thì việc tăng cường năng lực cho cán bộ và người dân cũng được chú trọng. (Bảng 61)
Quan số liệu thống kê cho thấy sau khi có dự án quan hệ cộng đồng đã được nâng lên, thể hiện rõ nét nhất là ở Quảng Trị (91,8%), tiếp đến là Yên Bái (75,7%) và Hà Giang (67,2%). Tuy nhiên, vẫn có một số trả lời là tác động của dự án đối với quan hệ trong công đồng vẫn dữ nguyên hoặc xấu đi. Tỷ lệ này lại ngược khi Hà Giang có tỷ lệ cao nhất, sau đó đến Yên Bái và
Quảng Trị. Không có người nào tham gia sự án ở Quảng Trị trả lời là là quan hệ xấu đi. Qua đó cho thấy hiệu quả trong hoạt động cộng đồng trong các dự án triển khai ở địa phương này, với lại Quảng Trị và Yên Bái cơ sở hạ tầng thuận tiện hơn, cùng với dân trí cao hơn so với Hà Giang.
Đa số người dân tham gia vào các tổ chức địa phương
Tham gia vào các hoạt động đoàn thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân từ việc mở rộng quan hệ trong cộng đồng, nắm bắt các thông tin kịp thời, Chia Sẻ giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn cho đến các hoạt động cho vay vốn tạo thu nhập cho hộ gia đình... Các điểm khảo sát các tổ chức hoạt động tương đối tốt, nhất là hội nông dân và hội phụ nữ. So sánh giữa hai nhóm hộ có Chia Sẻ và không có Chia Sẻ không có sự khác biệt nhiều trong tỷ lệ hộ tham gia vào các tổ chức đoàn thể, duy chỉ có hội nông dân và đoàn thanh niên là có sự khác biệt giữa 2 nhóm Chia Sẻ và không Chia Sẻ. Phải chăng nhận thức của người dân trong dự án Chia Sẻ về vấn đề tham gia các tổ chức đoàn thể cao hơn so với nhóm hộ không có Chia Sẻ. (Bảng 62)
Mặc dù người dân tham gia các đoàn thể cũng mang lại khá nhiều lợi ích như: các đoàn thể đứng ra tín chấp cho hộ nông dân vay vốn, tuyên truyền chính sách xã hội, tập huấn kiến thức… nhưng nhìn chung mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể của người dân chưa cao, người dân chưa ý thức được hết những lợi ích này và một phần là do nếu người dân không được hưởng những ưu đãi này từ phía các đoàn thể thì họ vẫn được hưởng những lợi ích này từ các tổ chức khác như: chính quyền địa phương (thôn, xã, huyện...), các cơ quan quản lý ngành và các dự án, các tổ chức phi chính phủ... Tỷ lệ hộ tham gia công tác đoàn thể của người dân ít có sự chênh lệch giữa hộ thuộc xã có dự án và không có dự án Chia Sẻ.
Bảng trên cho mức độ tham gia các tổ chức đoàn thể của người dân Quảng Trị là rất cao, trong khi đó ở Yên Bái và Hà Giang vẫn còn nhiều hộ không tham gia và các hoạt động đoàn thể (18 và 26 hô cho mỗi tỉnh). Trong các tổ chức đoàn thể thì hội Nông dân và Phụ nữ được nhiều người tham gia nhất. Mọi phụ nữ của thôn Giàng Cài xã Nậm Lành huyện Văn Chấn đều tham gia hội phụ nữ. (BBPRA trang 5). Ở thôn Nà Sài xã Minh Ngọc huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang cũng vậy các tổ chức quần chúng hoạt động tương đối hiệu quả nhất là vai trò của hội phụ nữ. (BBPRA Thon Na Sai trang 3) Vai trò của đoàn thanh niên rất hạn chế.
Tham gia vào các tổ chức đoàn thể cũng là yếu tố mang lại lợi ích gián tiếp cho việc sản xuất, kinh doanh của hộ. Các tổ chức đoàn thể chủ yếu là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Các hộ thường tham gia hội nông dân nhất trong các hiệp hội. Chia theo các tỉnh, số lượng thành viên tham gia hội nông dân ở Hà Giang là 84, Yên Bái là 43 và Quảng Trị là 125.
Phong tục tập quán lạc hậu ngày càng được hạn chế
Các phong tục khác như đám cưới, đám ma không còn kéo dài như trước từ chỗ ăn 3-4 ngày và thách cưới đến ăn 1-2 ngày và lễ cưới. Đám cưới ngày nay cũng chỉ ăn uống có một ngày, người dân không tốn kém nhiều chi phí cho họat động này nữa.
Các luật tục địa phương ngày càng bị mờ nhạt, chỉ còn lại một số phong tục vẫn duy trì như: cúng, lễ hội…
Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ của các nhóm hộ phân theo trình độ học vấn. Qua bảng trên cho thấy sự công bằng giới trong việc ra quyết định đã được nâng lên, đồng thời vốn xã hội của dòng họ, cán bộ và những người sống trong cộng đồng đã được hình thành, tuy nhiên, vẫn đang ở mức thấp.
So sánh giữa hai nhóm hộ có Chia Sẻ và không Chia Sẻ chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy có sự khác nhau giữa 2 nhóm về các vấn đề tham khảo ý kiến đối với vợ chồng khi đưa ra quyết định, hộ có dự án Chia Sẻ thấp hơn so với không Chia Sẻ. Tuy nhiên, vấn đề tham khảo ý kiến của cán bộ thôn, xã, cán bộ dự án và Hàng xóm thì nhóm hộ có Chia Sẻ có tỷ lệ cao hơn nhóm hộ không Chia Sẻ. Qua đó cho thấy vốn xã hội của cán bộ, của người dân trong dự án Chia Sẻ đã được nâng lên. (Bảng 65)
Quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xóm… ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra quyết định trong sản xuất của hộ nông dân. Các hộ thường tham khảo ý kiến của nhiều đối tượng trước khi ra quyết định trong sản xuất cũng như đời sống, tuy nhiên mức độ tham khảo của chủ hộ đến các đối tượng có sự khác nhau. Kết quả thảo luận PRA cho thấy: Mức độ tham khảo ý kiển cá nhân của hộ nông dân thuộc xã có dự án Chia Sẻ cao hơn với xã không có dự án Chia Sẻ.
Trước khi ra quyết định sản xuất, kinh doanh 100% số chủ hộ đều tham khảo ý kiến cá nhân, đã bàn bạc với những người thân như vợ hoặc chồng, họ hàng, hàng xóm.. thậm chí nhiều chủ hộ còn tham khảo ý kiến cán bộ địa phương hoặc cán bộ dự án… Để ra quyết định một số chủ hộ đã tham khảo ý kiến của rất nhiều người nhưng có những chủ hộ chỉ tham khảo ý kiến của 1-2 người. Người được các chủ hộ trao đổi nhiều nhất chính là vợ hoặc chồng của chủ hộ, đối tượng thứ 2 mà chủ hộ trao đổi là cán bộ địa phương - những người nắm được chủ chương, chính sách và thông tin đối tượng, thứ ba là họ hàng của chủ hộ, thứ tư là hàng xóm và thứ năm mới là cán bộ dự án. (Bảng 65)
Những nhân tố cản trở
Trong những năm qua khả năng tiếp cận thông tin của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình dự án như Chia Sẻ (Bảng 66). Các nguồn tin từ cán bộ xã, thôn, cán bộ dự án được người dân trong dự án Chia Sẻ tiếp cận tốt hơn, cùng với đó thì nguồn tin từ loa phóng thanh, sách báo tờ rơi, bạn bè và các nguồn tin từ trao đổi sản phẩm cũng tốt hơn. Điều này có thể khẳng định công tác hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin của dự án là khá tốt. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận các nguồn tin chung cho cả hai nhóm vẫn còn thấp. Để người dân các điểm khảo sảt tiếp cận tốt các nguồn thông tin nhằm tăng vốn xã hội lên thì còn phải nỗ lực nhiều từ phía nhà nước và người dân.
Hệ thống phân phân phối vật tư và thu mua sản phẩm nông sản giúp người dân tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường bên ngoài. Mua và bán các vật tư đầu vào và nông sản chủ yếu qua các kênh tại chợ, tại nhà, bán qua thương nhân, bán tại đường quốc lộ, bán cho khách vãng lai, bán nơi khác.
Hai kênh được dùng để trao đổi thường xuyên là bán tại chợ và bán cho khách vãng lai. Tuy nhiên, giữa các tỉnh có sự khác nhau về việc bán sản phẩm, người dân Hà Giang thường bán cho khách vãng lai và tại chợ, còn Yên Bái và Quảng Trị thường bán tại nhà. Qua đấy cho thấy việc thu mua các sản phẩm nông sản đã được các tư thương tiếp cận đến người dân, tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc vào hệ thống giao thông như ở Hà Giang1 do một số xã đường sá khó khăn không có người đến thu mua nên người dân phải mang đến chợ bán, trong khi đó ở Yên Bái và Quảng Trị tỷ lệ người dân đến chợ bán thấp hơn nhiều.
Đối với việc mua các vật tư đầu vào thì người dân Hà Giang chủ yếu mua ở chợ 57%, tiếp đến Yên Bái 32,9% và Quảng Trị chỉ có 23,4 %. Việc giao thương thể hiện rõ nét hơn ở Yên Bái và Quảng Trị nơi đã có các dịch
1 Tổng hợp các thông tin PRA cho thấy việc trao đổi hàng hoá gặp khó khăn đối với người dân, vì tư thươngthường cân nhắc khi đến thu mua sản phẩm ở Bắc Mê, đường sá khó khăn, chi phí cước quá cao nên rất khó thường cân nhắc khi đến thu mua sản phẩm ở Bắc Mê, đường sá khó khăn, chi phí cước quá cao nên rất khó cạnh tranh giá cả với những đia phương khác.
vụ cung cấp vật tư đầu vào của tư nhân phát triển và vai trò của Hợp tác xã trong cung ứng vật tư tốt hơn như ở Quảng Trị.
Việc hộ gia đình bị ép giá xảy ra nhiều ở tỉnh Quảng Trị là 41%, ở Yên Bái là 35% và Hà Giang là 17%. Thông tin giá cả thị trường cập nhật là vấn đề cần quan tâm, vấn đề này được thể hiện rõ qua số liệu của điểm nghiên cứu Quảng Trị nơi sản xuất đã cho ra các sản phẩm hàng hoá như cao su, tiêu… hiện tượng tư thương thông đồng nhau để ép giá vẫn xảy ra thường xuyên, mặc dù khoảng cách từ nhà đến chợ, đường quốc lộ của người dân