3 Đối với người dân huyện Bắc Mê, Hà Giang thì ngược lại không phải là do thiếu đất mà do địa hình dốc, đất thiếu dinh dưỡng, không đủ nước tưới, phần lớn chỉ sản xuất được 1 vụ đã ảnh hưởng đến an ninh lương
5.2. Giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương
Tình trạnh dễ bị tổn thương được tạo ra do các biến động (shock) về các yếu tố tự nhiện kinh tế xã hội, môi trường chính trị, hoặc các xu hướng biến đổi của dân số, tài nguyên, quốc tế và trong nước, khoa học kỹ thuật hoặc các yếu tố biến đổi mang tính mùa vụ như: sản xuất, giá cả, sức khỏe, cơ hội việc làm.
Trong nghiên cứu này, tình trạng dễ bị tổn thương của hộ được xem là các rủi ro mà hộ gặp phải trong đời sống và sản xuất. Các rủi ro hộ gặp phải như thiên tai, gia súc bị bệnh chết, gia đình có người đau ốm, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết thay đổi, giá rét kéo dài đã ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. (Biểu đồ 4)
Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy các khó khăn rủi ro gặp phải trong 3 năm qua tập trung chủ yếu vào nhóm hộ trung bình và nghèo. Rủi ro người dân thường gặp phải là mất mùa và vật nuôi chết. Đợt rét đậm đầu năm 2008 đã gây chết nhiều gia súc.
Các rủi ro mà hộ gia đình các điểm khảo sát gặp phải trong 3 năm qua, nhiều nhất là vật nuôi chết (185 hộ) với mức độ thiệt hại trung bình 4,4 triệu đồng/hộ, tiếp đến là mất mùa (176 hộ) mức độ thiệt hại 2,7 triệu đồng/hộ, người đau ốm (50 hộ) cso mức độ thiệt hại cao nhất với 8,3 triệu đồng/hộ, lũ quét (31 hộ) mức thiệt hại 4,5 triệu đồng/hộ, bão (23 hộ) và rủi ro khác chỉ (4 hộ). Trong 3 năm qua do điều kiện thời tiết biến đổi dịch bệnh phát triển, nhất là bệnh tụ huyết trùng và đợt rét lịch sử vừa qua đã làm cho nhiều hộ gia đình mất hết đàn gia súc gia cầm. Do miền núi địa hình dốc, mưa lớn, lũ quét thường đến đột ngột đã ảnh hưởng đến mùa màng, nhà cửa và tài sản của người dân. Chi phí cho người nhà bị ốm đau do không có bảo hiểm y tế hoặc bệnh nan y là rủi ro cho các hộ gia đình. (Bảng 92)
Số hộ bị thiệt hại phần lớn nằm vào diện hộ trung bình và nghèo, vì lượng mẫu điều tra ở 2 nhóm hộ này khá cao. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại có sự khác biệt giữa các nhóm, đối với vật nuôi nhóm hộ rất nghèo và giàu thì mức độ thiệt hại cao nhất, sau đó đến hộ khá, trung bình và nghèo. Ngược lại thì trồng trọt nhóm hộ trung bình mức thiệt hại cao nhất sau đó đến giàu, nghèo, khá và rất nghèo. Đối với rủi ro từ lũ quét thì hộ nghèo và khá có mức thiệt hại lớn nhất sau đó đến hộ trung bình và rất nghèo, không có hộ giàu nào bị rủi ro lũ quét trong những năm qua. Thiệt hại do gia đình có người ốm đau thì nhóm hộ khá có mức độ thiệt hại lớn nhất, tiếp đến trung bình, nghèo và rất nghèo. Nhóm hộ khá phải chi phí cao khi có người ốm đau vì nhóm hộ không thuộc diện ưu tiên để cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí (nằm ngoài diện 139).
Thiệt hại do những rủi ro gây nên đối với các hộ gia đình đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như mất tư liệu sản xuất, giảm thu nhập, chi phí phát sinh… một số hộ gia đình khó khăn sẽ phải đi vay, đi làm thuê hay bán các tài sản mình có để khắc phục dẫn đến nghèo đói và bần cùng hoá.
Vượt qua rủi ro là một vấn đề nan giải của người nghèo, đây là những người dễ bị tổn thương do các tác động từ các rủi ro bất ngờ. Đối với các điểm khảo sát 2 giải pháp được nhiều hộ gia đình sử dụng là giảm tiêu dùng và vay bạn bè người thân với tỷ lệ tương ứng là 19,1 % và 18,3% số hộ chọn giải pháp này, tiếp đến là giải pháp tự gia đình xoay xở 10,3%, vay ngân hàng 9,3%, bạn bè người thân giúp 7,5%, hoãn đầu tư 6,2%, tìm nghề khác 5,9%, bán gia súc 5,8%, các giải pháp còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tuy gặp nhiều rủi ro trong thời gian qua, nhưng số hộ chọn giải pháp bán đất là rất ít. (Bảng 93) Phân theo mức thu nhập thì giải pháp giảm tiêu dùng đều được 3 nhóm thực hiện tương đồng, tuy nhiên, vay bạn bè người thân thì nhóm hộ có mức thu nhập dưới 10 triệu chọn giải pháp này nhiều hơn nhóm hộ ở mức 10-25 triệu và trên 25 triệu (người nghèo thi có thể vay người giàu hơn trong cộng đồng,
còn người khá giả trong cộng đồng thì chỉ biết người ngoài cộng đồng và vay ngân hàng!). Giải pháp vay ngân hàng cũng vậy, nhóm hộ thu nhập dưới 10 triệu chọn ưu tiên giải pháp này hơn nhóm hộ có thu nhập cao trên 25 triệu (nguồn vốn chính sách chủ yếu tập trung cho người nghèo).
Bền vững về xã hội
Những hỗ trợ về mặt kinh tế mang lại các tác động gián tiếp cho xã hội. Nếu tác động vào một mặt có thể mang lại kết quả tích cực vào mặt khác. Việc nâng cao giáo dục và đời sống sẽ có tác động giảm các tệ nạn xã hội.
Theo cảm nhận của người dân, Dự án chia sẽ mang lại cho họ quan hệ tốt hơn trong cộng đồng. Đồng thời tạo ra các dịch vụ tốt về an sinh xã hội như giáo dục, y tế.
Ví dụ: Nguồn vốn CS đã hỗ trợ xã Nậm Lành xây dựng nhà bán trú cho người dân. Đây là một trong các tác động lâu dài mang tính bền vững về mặt xã hội.
Thông qua các hỗ trợ từ Dự án CS người dân cũng cảm nhận được rằng quan hệ của các cá nhân trong cộng đồng tốt hơn trước.
Hiển rõ nét nhất là tỉnh Quảng Trị, với gần 90% số hộ trong dự án trả lời có tốt hơn, và Hà Giang có trên 80%, tuy vậy, Yên Bái có tỷ lệ người trả lời cho rằng mối quan hệ đã được cải thiện là khá hạn chế chỉ ngoài 50%. Một thay đổi rõ nét như ở Quảng Trị, Hà Giang là nhà sinh hoạt của thôn đã được Chia Sẻ đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho người dân hội họp, tham gia trao đổi thông tin… bên cạnh đó thì năng lực, nhân thức được nâng cao, các mối quan hệ trong động đồng sẽ được thiêt chặt. Ở Yên Bái vẫn còn một số thôn vẫn chưa có nhà sinh hoạt thôn (nhà sinh hoạt cộng đồng), dẫn đến khả năng giao lưu giữa người dân vẫn còn hạn chế, đồng thời do địa hình cách trở đi lại khó
khăn cũng là cản trở với người tăng cường các mối quan hệ trong cộng đồng. (Hộp 41 và Biểu đồ 5)