Chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ qui định của pháp luật (còn gọi là chế độ tài sản pháp định)

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 29 - 39)

Theo chế độ tài sản pháp định, pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo qui định của pháp luật được tất cả các nước dự liệu trong hệ thống pháp luật của mình, nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ chồng. Ở các nước tư bản, chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ luật định được coi như một giải pháp dành cho các cặp vợ chồng khi xác lập quan hệ hôn nhân mà không lập hôn ước, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Cũng có thể với mục đích tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng lùa chọn chế độ tài sản áp dụng cho họ trong hôn ước, trước khi xác lập quan hệ vợ chồng cho phù hợp với điều kiện nghề nghiệp, hoàn cảnh cuộc sống chung của vợ chồng (nó được thể hiện phổ biến trong pháp luật ở các nước tư bản chủ nghĩa như Pháp, Canada, Australia,...). Theo Điều 1400 BLDS Cộng hòa Pháp dự liệu: "Chế độ cộng đồng tài sản được thiết lập khi không có hôn ước hoặc khi vợ chồng tuyên bố kết hôn theo chế độ cộng đồng tài sản".

Tất cả các văn bản pháp luật dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũng đều có những qui định tương tự. Điều 150 BLDS Sài Gòn năm 1972 qui định:

"Chế độ cộng đồng tài sản là chế độ phu phụ tài sản thường luật trong trường hợp vợ chồng không lập hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu từ ngày lập hôn thó, không ai có thể định một ngày nào khác cho khởi điểm này".

Đối với những cặp vợ chồng khi kết hôn mà không lập hôn ước thỏa thuận về tài sản của họ, nhà làm luật cho rằng, những cặp vợ chồng đó đã

"mặc nhiên" lùa chọn chế độ tài sản của họ theo các căn cứ mà pháp luật đã dự liệu từ trước. Và đương nhiên, chế độ tài sản này sẽ được áp dụng nhằm điều chỉnh vấn đề tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với những người khác có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng.

Pháp luật của một số nước khi không dự liệu chế độ tài sản ước định, đã lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ luật định như là "duy nhất" để áp dụng cho tất cả các cặp vợ chồng khi kết hôn. Theo hệ thống pháp luật về HN&GĐ của các nước XHCN ở Đông Âu trước đây, Trung Quốc, Cu Ba, Việt Nam... đều lùa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo các căn cứ pháp luật đã dự liệu từ trước. Theo Điều 29 LGĐ Cộng hòa Cu Ba thì "chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung theo qui định của Bộ luật này.

Chế độ tài sản này áp dụng kể từ ngày việc kết hôn được chính quyền công nhận hoặc từ ngày có cuộc sống chung...; chế độ tài sản này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt không kể vì lý do gì".

Theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân..." hoặc Điều 32 của Luật này qui định: "Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân...".

Để thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống, tập quán và thực tế cuộc sống trong lĩnh vực HN&GĐ; nhà làm luật thường dùa trên hai quan niệm sau:

- Đời sống chung của vợ chồng đòi hỏi cần thiết phải có khối tài sản cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng). Theo quan niệm này, thì chế độ tài sản của vợ chồng được thiết lập theo tiêu chuẩn cộng đồng;

- Trong quan hệ vợ chồng không bắt buộc và không cần thiết phải có một khối tài sản chung. Cần phải tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu riêng của vợ, chồng; tài sản của bên này phải được độc lập và biệt lập với bên kia. Theo quan niệm này, thì chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu theo tiêu chuẩn phân sản (không có tài sản chung của vợ chồng).

Tuy nhiên, để pháp luật được bảo đảm thực hiện, áp dụng thuận lợi trong cuộc sống (tính khả thi), nhà làm luật vẫn có thể dung hòa hai quan điểm trên để thiết lập một chế độ tài sản của vợ chồng cho phù hợp. Các chế độ tài sản của vợ chồng theo hai quan niệm trên đây không có tính cách tương phản nhau một cách tuyệt đối, vì xét về học lý và thực tiễn thì nhà làm luật vẫn dự liệu có những chế độ tài sản của vợ chồng có tính cách cộng đồng nhiều hay Ýt, có tính cách phân sản nhiều hay Ýt; chế độ tài sản này có thể kết hợp với chế độ tài sản kia (ví dụ: trong chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng đồng, nhà làm luật tùy theo tình hình thực tế mà "thiết kế"

chế độ tài sản chung của vợ chồng với các căn cứ, thành phần tài sản chung rất rộng như chế độ cộng đồng toàn sản; hoặc thành phần tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng hẹp hơn theo chế độ cộng đồng tạo sản...).

* Chế độ tài sản của vợ chồng theo tiêu chuẩn cộng đồng:

- Chế độ cộng đồng toàn sản: Theo chế độ tài sản này, thì tất cả các tài sản mà vợ, chồng có được đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng, Luật không thừa nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Đối với những tài sản mà một bên vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn do công sức của vợ,

chồng tạo dựng, hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng; những tài sản mà vợ chồng tạo dùng trong thời kỳ hôn nhân, không kể nguồn gốc, công sức đóng góp của vợ, chồng; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản này thường phù hợp với loại gia đình truyền thống, luôn đặt lợi Ých chung của gia đình, nghĩa vụ giáo dưỡng các con lên hàng đầu.

Chế độ tài sản này thường không được phổ thông, không được các cặp vợ chồng lùa chọn theo hôn ước hoặc không được nhà làm luật "thiết kế"

thành chế độ tài sản pháp định, bởi các lẽ sau:

+ Theo chế độ cộng đồng toàn sản sẽ dẫn tới sự bất công khi một bên vợ, chồng không có tài sản, không có công sức tạo ra tài sản chung của vợ chồng nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về tài sản từ chế độ cộng đồng toàn sản này;

+ Không bảo đảm được quyền lợi chính đáng về tài sản cho mỗi bên vợ, chồng đối với loại tài sản riêng có được từ trước khi kết hôn hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Vì những tài sản này theo chế độ cộng đồng toàn sản đều được tính thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng;

+ Không bảo đảm quan hệ độc lập về tài sản của mỗi bên vợ, chồng khi tham gia các giao dịch dân sự nhằm bảo đảm lợi Ých của cá nhân hoặc nghĩa vụ thanh toán các món nợ riêng của vợ, chồng đối với người khác. Và như vậy, luôn buộc người vợ, chồng kia phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên người chồng, vợ thực hiện mà không phải vì lợi Ých chung của gia đình;

+ Không bảo đảm được quyền tự định đoạt của vợ, chồng đối với những tài sản mà theo bản chất thuộc tài sản riêng của vợ, chồng; cũng như quyền tự định đoạt của người thứ ba khi lấy tài sản thuộc quyền sở hữu của mình tặng cho riêng, hoặc để lại thừa kế riêng cho người vợ, chồng được hưởng. Bởi lẽ dù được chủ sở hữu tặng cho riêng, để lại thừa kế riêng cho một bên vợ, chồng thì theo chế độ cộng đồng toàn sản, tất cả những tài sản này đều được

coi là tài sản chung của vợ chồng;

+ Trong xã hội hiện nay, nếu thực hiện chế độ tài sản này thường không khuyến khích mỗi bên vợ, chồng "tích cực" trong việc tạo ra tài sản chung, dễ dẫn đến sù "trây ú", ỷ lại vào người khác, vì "không làm nhưng vẫn được hưởng". Từ đó, dễ nảy sinh các quan hệ hôn nhân được xác lập không phải vì tình cảm yêu thương, gắn bó với mục đích xác lập quan hệ vợ chồng chung sống lâu dài, hạnh phóc, mà chỉ nhằm vào tiền bạc, tài sản, như thỏa thuận kết hôn để "chiếm đoạt tài sản" của bên kia, trái với đạo đức xã hội (khoản 2 Điều 4 Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta đã quy định cấm kết hôn giả tạo)

Chế độ cộng đồng toàn sản đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới như Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Braxin... Hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ cũ đã dự liệu chế độ cộng đồng toàn sản là chế độ tài sản pháp định (theo DLBK năm 1931, DLTK năm 1936 và LGĐ ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam nước ta trước đây).

Theo Điều 47 LGĐ ngày 2/1/1959 qui định: "Nếu không có hôn ước đặc biệt, vợ chồng sẽ được đặt dưới chế độ cộng đồng tài sản, chế độ này gồm tất cả tài sản và hoa lợi của chồng và của vợ..." và Điều 48 Luật này dự liệu:

Những động sản và bất động sản thuộc quyền tư hữu của vợ hay chồng khi lập hôn thó, hoặc của vợ hay chồng được hưởng trong thời gian hôn thó, do thừa kế hay do tặng dữ, những tài sản Êy lập thành kỷ phần của vợ hay chồng nhập vào tài sản cộng đồng... kỷ phần của chồng, kỷ phần của vợ, những tài sản mà hai vợ chồng thủ đắc trong thời gian hôn thó, những tài sản của chồng hoặc của vợ thủ đắc có tính cách hữu thường, những huê lợi của các loại tài sản Êy đều là tài sản cộng đồng của vợ chồng.

Theo các qui định này, toàn bộ tài sản của vợ, của chồng không phân biệt có trước hay sau khi kết hôn đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.

Trong hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta cũng đã từng qui định chế độ tài sản của vợ chồng theo tính chất cộng đồng toàn sản này. Để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, xóa bá ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ phong kiến, thực dân, coi rẻ quyền lợi của người vợ trong gia đình, Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta đã qui định: "Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới" (Điều 15). Sự khác biệt cơ bản về chế độ tài sản của vợ chồng theo tính chất cộng đồng toàn sản mà Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta qui định so với các văn bản pháp luật dưới chế độ phong kiến - thực dân là ở chỗ: bảo đảm các quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng bình đẳng, theo nguyên tắc "nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình" mà Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta thực hiện. Ngược lại, tài sản chung của vợ chồng theo qui định trong DLBK (1931), DLTK (1936) và LGĐ ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm đã giành cho người chồng những "đặc quyền" riêng biệt. Người chồng là người chủ gia đình, có quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản chung của gia đình với tư cách là "người chủ sở hữu" các tài sản đó theo quan niệm: "người chồng là chóa tể" trong gia đình; "của chồng, công vợ"; "gái có công, chồng chẳng phụ"; "phu xướng, phô tùy"; "thuyền theo lái, gái theo chồng"... rất bất công đối với người vợ trong gia đình.

- Chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: Theo chế độ tài sản này thì thành phần tài sản chung của vợ chồng đã được "luật hóa" với phạm vi hẹp hơn so với chế độ cộng đồng toàn sản, cùng là việc ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng.

Vào đầu thế kỷ XIX, những nhà làm luật tư sản đã xây dựng chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản pháp định dành cho các cặp vợ chồng không lập hôn ước trước khi kết hôn với nhau, nhằm bổ khuyết những hạn chế của chế độ cộng đồng toàn sản, do các điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đòi hỏi. Với quan niệm cần phải dành cho mỗi bên vợ, chồng

được quyền giữ lại mét số tài sản làm của riêng và dùa trên sự phân tách giữa hai loại tài sản là bất động sản hay là động sản; vào thời kỳ này, các bất động sản được coi là thành phần chủ yếu và vững chắc của các tài sản trong gia đình; BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp đã qui định dành cho mỗi bên vợ, chồng giữ làm của riêng các bất động sản hiện có khi lập hôn thó và tất cả các bất động sản mà người vợ, người chồng có được do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Bởi những bất động sản này thường do cha mẹ, ông bà hoặc các thành viên khác trong gia đình của người vợ, người chồng truyền lại nên cần phải để làm của riêng.

Vì thế, chế độ tài sản của vợ chồng theo tính chất cộng đồng động sản và tạo sản với khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các động sản của hai bên vợ chồng hiện có khi xác lập quan hệ hôn nhân, hoặc những tài sản (kể cả động sản và bất động sản) mà vợ, chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân.

BLDS năm 1804 của Cộng hòa Pháp ở những năm đầu đã lùa chọn chế độ cộng đồng động sản và tạo sản để áp dụng cho những cặp vợ chồng không lập hôn ước với tính cách là chế độ tài sản pháp định. Cùng với quan niệm trên, ở nước ta, dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn, Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 áp dụng ở miền Nam trước ngày giải phóng cũng đã dự liệu chế độ cộng đồng động sản và tạo sản là chế độ tài sản pháp định giành cho các cặp vợ chồng không lập hôn ước. Theo Điều 53 của Sắc luật này: "Chế độ cộng đồng tài sản là chế độ phu phụ tài sản thường luật, trong trường hợp vợ chồng không có làm hôn ước hoặc khai kết hôn dưới chế độ cộng đồng tài sản. Chế độ này khởi đầu từ ngày lập hôn thó. Không ai có thể định đoạt một ngày nào khác cho sự khởi điểm này".

Còng theo Sắc luật này thì khối cộng đồng tài sản gồm có (Điều 54):

1- Động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi vợ chồng ngày hôn thó thành lập;

2- Động sản của vợ hay chồng được hưởng trong thời gian hôn thó do sự hưởng thừa kế hay sự tặng dữ, hay sù di tặng, trừ phi

người làm di chóc hay người chủ tặng đã định khác;

3- Động sản và bất động sản của vợ hay chồng tạo mãi trong thời gian hôn thó;

4- Hoa lợi của tất cả những tài sản không phân biệt thủ đắc trước hay trong thời gian hôn phối.

Ngoài ra, đối với những bất động sản thuộc quyền sở hữu của mỗi bên vợ, chồng trước ngày xác lập hôn nhân hoặc có được trong thời kỳ hôn nhân do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng (Điều 55 Sắc Luật 15/64). Những qui định của chế độ cộng đồng động sản và tạo sản theo Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964 đã được ghi nhận lại trong BLDS năm 1972 dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn (các điều 150, 151, 152...).

- Chế độ cộng đồng tạo sản: Theo qui định của chế độ tài sản này, thành phần, phạm vi các loại tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng được thu hẹp hơn nữa so với chế độ cộng đồng động sản và tạo sản. Dưới chế độ tài sản này, tài sản chung của vợ chồng chỉ còn bao gồm những tài sản mà vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, cùng các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản của hai vợ chồng. Đối với những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn, hoặc được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân (không kể là động sản hay bất động sản) sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Chế độ cộng đồng tạo sản là chế độ mà các cặp vợ chồng khi lập hôn ước lùa chọn nhiều nhất bởi những ưu điểm của nó, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, khoa học, kỹ thuật phát triển, cùng những tính chất linh hoạt cho vợ, chồng định đoạt tài sản của mình khi thực hiện theo chế độ tài sản này.

Khác với đầu thế kỷ XIX, trong xã hội hiện nay, các bất động sản không còn là thành phần chính của các tài sản trong gia đình. Bên cạnh những loại tài sản là bất động sản, quyền tài sản và các giấy tờ trị giá được bằng tiền (séc,

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w