Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác và cuối cùng đã đầu hàng vô điều kiện. Thời kỳ Pháp thuộc kéo dài gần tám chục năm. Với chính sách nham hiểm "chia để trị", thực dân Pháp đã chia nước ta thành ba miền và ở từng miền cho ban hành và áp dụng các bộ luật riêng điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản của vợ chồng.
- Ở Bắc Kỳ áp dụng BLDS năm 1931 (DLBK) - Ở Trung Kỳ áp dụng BLDS năm 1936 (DLTK)
- Ở Nam Kỳ cho ban hành tập Dân luật giản yếu năm 1883 (DLGYNK) Nhìn chung, những quy định của pháp luật thời kỳ này nhằm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ đã mang những sắc thái mới so với Cổ luật phong kiến Việt Nam. Bên cạnh những tục lệ tồn tại trong xã hội phong kiến từ lâu đời, nhà làm luật đã "phỏng theo" BLDS Pháp (1804) khi quy định về chế độ HN&GĐ, trong đó có chế độ tài sản vợ chồng. Quy định của pháp luật thời kỳ này vẫn thực hiện chế độ đa thê (nhiều vợ), việc kết hôn được tiến hành khi nam nữ còn chưa đến tuổi thành niên (nam tròn 18 tuổi, nữ tròn 15 tuổi);
trường hợp đặc biệt có thể cho phép hạ thấp tuổi kết hôn của nam xuống 15 tuổi, nữ xuống 12 tuổi (Điều 73, 75 DLBK 1931); việc kết hôn dù con đã thành niên hay chưa thành niên đều phải được sự ưng thuận của cha mẹ hay các bậc tôn trưởng trong gia đình, nếu cha mẹ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự (hôn nhân cưỡng Ðp); bảo vệ quyền gia trưởng của cha mẹ đối với các con. Trong quan hệ giữa vợ chồng vẫn thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng, người vợ phụ thuộc chồng về mọi phương diện, người vợ ở đâu, làm gì phải được chồng ưng thuận, cho phép, vẫn với quan niệm "Thuyền theo lái, gái theo chồng", "Phu xướng phô tùy"...
Về vấn đề tài sản giữa vợ chồng đã có những quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật (DLBK 1931, DLTK 1936). Đối với Tập Dân luật giản yếu ngày 3/10/1883 áp dụng ở Nam Kỳ bao gồm 3 tiết nói về thất tung, hôn
thó, ly dị, phụ hệ, con nuôi, phu quyền, vị thành niên, giám hộ; chỉ quy định các vấn đề thuộc về khả năng và thân trạng phỏng theo BLDS Pháp (1804) mà không có đoạn nào nói về tài sản, khế ước và nghĩa vụ. Đối với tài sản trong gia đình thì Tập Dân luật giản yếu không nói gì đến chế độ tài sản của vợ chồng, về di sản. Chính vì "sù im lặng" của các nhà lập pháp năm 1883 về chế độ tài sản của vợ chồng, trải qua mấy chục năm thực hiện ở Nam Kỳ, đã có nhiều trường phái với những quan điểm khác nhau khi áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng trong thực tế. Có quan điểm cho rằng, không có tài sản cộng đồng giữa vợ chồng, "khối cộng đồng tài sản không có trong luật Việt Nam, theo nguyên tắc người chồng là chóa tể tuyệt đối tất cả các tài sản bất luận là của ai hoặc ở đâu mang lại" [22, tr. 140]. Đó là hệ quả của tổ chức gia đình Việt Nam, trong đó người vợ có địa vị kém hơn người chồng. Người chồng là chủ đoàn thể phu thê mà cũng là chủ sở hữu duy nhất toàn bộ tài sản gia đình.
Theo thuyết này thì người vợ không có tài sản riêng. Có quan điểm cho rằng, người vợ trong gia đình Việt Nam có của riêng. Theo luật pháp thời Nguyễn (HVLL) thì người chồng có quyền tự ý sử dụng của cải của người vợ, dù là người vợ không đồng ý, vì luật pháp cấm không cho người vợ đi kiện chồng, nhưng tục lệ lại công nhận rằng người chồng có quyền quản trị của cải của vợ, nhưng không thể sử dụng của cải Êy nếu vợ không đồng ý. Theo quan điểm người vợ có tài sản riêng, tức là công nhận ngoài các của cải của người chồng, sẽ có một khối của chung của hai vợ chồng gọi là khối cộng đồng tài sản. án lệ đã được coi như một giải pháp lấp đi lỗ hổng của pháp luật, điều đó khó lòng tránh được sù tùy tiện áp dụng của các vị thẩm phán khi xét xử.
Thời kỳ đầu, các án lệ tại Nam Kỳ đã áp dụng theo quan niệm người vợ có của riêng và chế độ hôn sản theo tục lệ là chế độ cộng đồng tài sản;
nhưng sau đó các án lệ lại đổi hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ, với lập luận rằng: "Nếu công nhận chế độ cộng đồng tài sản tức là đã gán cho người vợ những quyền ngang hàng với quyền của người chồng, trong khi đó trong gia đình, người vợ chỉ có địa vị của một người con gái".
Chế độ hôn sản áp dụng tại Nam Kỳ dùa trên các nguyên tắc sau:
Người vợ không có của riêng, do đó không thể có cộng đồng tài sản giữa vợ và chồng. Tất cả tài sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quyền quản lý của người chồng trong thời kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết. Trong trường hợp người vợ chết thì chồng là chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản của gia đình do hiệu lực của hôn nhân chứ không phải là hưởng gia tài của người vợ; nhưng nếu người chồng chết trước thì người vợ chỉ có quyền hưởng dụng thu lợi trên toàn bộ tài sản gia đình khi còn ở gãa.
Theo đó, các án lệ tại các Tòa án ở Nam Kỳ đã áp dụng nguyên tắc người chồng là chủ sở hữu duy nhất các tài sản của gia đình, bao gồm:
+ Các động sản đã mua được trong thời kỳ hôn nhân, kể cả các động sản khi mua đã đứng tên vợ;
+ Các bất động sản đã ban cấp riêng cho người vợ;
+ Các bất động sản có được trong thời kỳ hôn nhân mặc dù các bất động sản đó đã đứng tên người vợ khi mua...
Như vậy, chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng tại Nam Kỳ dưới thời kỳ Pháp thuộc đã rất bất công đối với người vợ, kể cả những tài sản do người vợ tạo ra được khi hành nghề riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn phải coi là thuộc tài sản của người chồng.
Tuy nhiên, án lệ cũng công nhận trong một số trường hợp người vợ (có thể) có tài sản riêng, bao gồm:
+ Các đồ tư trang của vợ;
+ Tài sản mà người vợ có được do được gia đình vợ tặng cho hoặc để lại thừa kế;
+ Bất động sản đó ghi rừ tờn vợ là chủ sở hữu trong sổ địa bộ.
Do các án lệ đã công nhận người chồng là chủ sở hữu duy nhất đối với các tài sản của gia đình, nên trong việc quản lý tài sản, người chồng có quyền
một mình đứng ra thực hiện các giao dịch và thu nhận hoa lợi; nếu con nợ vay tiền của vợ thì có thể trả món nợ đó cho người chồng. Ngược lại, người vợ khụng được ký kết cỏc hợp đồng một mỡnh và người chồng cú quyền khiếu nại để phủ nhận hợp đồng đó. Là chủ sở hữu đối với tài sản của gia đình, nên người chồng có quyền một mình ký kết các hợp đồng để chuyển dịch các động sản và bất động sản. Trên thực tế, mỗi khi người chồng bán hoặc tặng cho bất động sản thì người vợ cũng thường ký cùng chồng vào các giấy tờ, văn tự, nhưng các án lệ lại không cho đó là một thể thức có giá trị pháp lý [79, tr.
119-120].
Tại Bắc và Trung Kỳ, ảnh hưởng của BLDS Pháp (1804) thể hiện trong việc nhà làm luật dự liệu chế độ tài sản ước định, và áp dụng nguyên tắc bất di, bất dịch của chế độ tài sản của vợ chồng theo hôn khế. DLBK gồm 1455 điều được ban hành ngày 30/3/1931, có hiệu lực từ ngày 1/7/1931. BLDS Trung Kỳ (Hoàng Việt Hộ luật) được ban hành từng quyển một từ ngày 13/6/1936 đến ngày 28/9/1939 do Ban tư pháp Huế soạn thảo phỏng theo DLBK 1931. Được ban hành sau, nên DLTK đã có một số sửa đổi cho phù hợp hơn so với DLBK. Tại Điều 104, DLBK quy định: "Về đường tài sản, pháp luật chỉ can thiệp đến đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau mà thôi, miễn là ước riêng Êy không được trái với phong tục và không được trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể"; phàm tư ước về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thó thì không được thay đổi gì nữa (Điều 105 DLBK). Quy định chế độ tài sản ước định này lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo quan niệm của nhà làm luật tư sản đã không phù hợp với tục lệ và truyền thống của gia đình người Việt Nam; nên mặc dù được hai bé DLBK và DLTK dự liệu, các cặp vợ chồng thường không thỏa thuận lùa chọn loại chế độ tài sản ước định này.
Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thó, DLBK và DLTK đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng
cho họ. Tuy nhiên, nếu BLDS Pháp dự liệu một chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho những đôi vợ chồng không lập hôn khế trước ngày lập hôn thó và đồng thời còn dự liệu một chế độ hôn sản là kiểu mẫu để cho các đôi vợ chồng lùa chọn trong trường hợp họ lập hôn khế; thì trong DLBK và DLTK chỉ quy định một loại chế độ tài sản pháp định để áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế. Đó là chế độ cộng đồng toàn sản. Theo tục lệ của người Việt Nam, mọi tài sản trong gia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho các con cháu. DLBK và DLTK đã chấp nhận tục lệ này khi dự liệu chế độ tài sản pháp định của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, bao gồm tất cả các của cải và hoa lợi của chồng cũng như của vợ hợp thành khối tài sản chung của vợ chồng. Theo Điều 106, 107 DLBK và Điều 105 DLTK quy định: "Nếu hai vợ chồng không có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản, nghĩa là bao nhiêu lợi tức tài sản của chồng và của vợ hợp làm một mà chung nhau"...
Mặc dù vợ hoặc chồng có thể có tài sản riêng từ trước khi kết hôn, nhưng kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó (bao gồm cả động sản và bất động sản) được hợp nhất thành khối tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, đó chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân. Chỉ có những tài sản do hai vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung chính thức. Khi hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ, chồng đã được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng lại được tách ra để chia theo nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì bên đó có quyền lấy lại, còn đối với tài sản chung sẽ được chia đôi cho vợ và chồng.
Một điểm cần lưu ý là vào thời kỳ này, DLBK, DLTK và DLGYNK (1883) đều thực hiện chế độ đa thê, cho phép người chồng có quyền lấy nhiều vợ. Chế độ đa thê đã được áp dụng rộng rãi theo tục lệ trong thời cổ ở xã hội Việt Nam; đến thời Pháp thuộc, nó được nhà làm luật dự liệu một cách minh thị (Điều 79, 80 DLBK, Điều 79 DLTK, tiết V của DLGYNK). Chế độ đa thê
này bị bãi bỏ từ khi có LGĐ ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngô Đình Diệm (ở miền Nam) và theo Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta). Theo chế độ đa thê, có hai cách giá thó hợp phép: chính thất (vợ cả) và thứ thất (vợ lẽ).
Trong gia đình, nếu người chồng lấy nhiều vợ thì chỉ được có một vợ là chính thất (vợ cả), cã nhiều quyền hành trong các bà vợ, còn vợ thứ thất (vợ lẽ) thì không kể, thường là vợ hai, vợ ba. Cũng có khi người chồng, ngoài vợ cả ra, còn sống chung với một hay nhiều người đàn bà khác, với danh nghĩa là
"thiếp", "tú", "nàng hầu" mà không lập hôn thó (thứ thất) với những người đàn bà này. "Vợ lẽ có một địa vị thấp kém và lệ thuộc so với địa vị người vợ cả, vợ lẽ ở vào tình trạng rất bấp bênh và tình trạng Êy thường thường chỉ được ổn định sau khi vợ lẽ đã sinh con mà thôi. Vợ lẽ chỉ được ở nhà chồng khi vợ cả ưng thuận, chồng không thể bắt vợ cả phải nhận vợ lẽ về ở chung"
(trả lời câu hỏi 38 của Ủy ban tư vấn án lệ Bắc Kỳ).
Tuy nhiên, trong trường hợp người chồng lấy vợ lẽ, chế độ tài sản được áp dụng cũng không khác gì so với trường hợp của chồng với vợ cả, vì dù vợ lẽ có lập hôn thó (thứ thất) hợp pháp hay không, thì tài sản của vợ lẽ cũng riêng biệt hẳn đối với tài sản của chồng.
Cả hai bé DLBK và DLTK đều dự liệu về thành phần khối hôn sản của vợ chồng bao gồm:
- Kỷ phần hay phần góp của chồng;
- Kỷ phần hay phần góp của vợ;
- Của chung của vợ chồng.
Đồng thời còn dự liệu khối cộng đồng (tài sản chung của vợ chồng) phải bảo đảm cho cuộc sống chung của gia đình, cũng như các món nợ của vợ chồng vay cho lợi Ých của gia đình (thành phần tiêu sản)...
Theo Điều 106, 107 DLBK và Điều 104, 105 DLTK thì chế độ tài sản pháp định được áp dụng cho các cặp vợ chồng không lập hôn khế trước khi
kết hôn là chế độ cộng đồng toàn sản, với thành phần tài sản chung của vợ chồng bao gồm:
+ Các tài sản do vợ chồng có được (tạo mãi) trong thời kỳ hôn nhân;
+ Tài sản do vợ chồng làm việc mà kiếm ra;
+ Lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia đình, không phân biệt lợi tức đó thu được từ tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân (cả động sản và bất động sản) đều là tài sản chung của vợ chồng. Để phân biệt được động sản, bất động sản nào là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng, pháp luật căn cứ vào việc đăng ký quyền sở hữu hoặc có chứng thư xác nhận nguồn gốc của tài sản đó. Đối với các động sản không được đăng ký và cũng không có chứng thư xác nhận nguồn gốc thì được suy đoán là tài sản chung của vợ chồng; nếu bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì có nghĩa vụ phải chứng minh. Rừ ràng, DLBK và DLTK cũng như cỏc ỏn lệ tại Nam Kỳ đã không đặt ra ngoại lệ nào đối với những tài sản do một bên vợ hay chồng hành nghề mà kiếm ra hoặc có được (tạo mãi). Một giải pháp đã được dự liệu giống với BLDS Pháp là: Tất cả các tài sản (lương bổng, lợi tức thu được từ tài sản của vợ chồng) trong thời kỳ hôn nhân, dù là động sản hay bất động sản đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng; trừ khi vợ, chồng chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình. Giải pháp này có ý nghĩa giúp cho việc thanh toán (chia) tài sản chung của vợ chồng được thuận lợi và đơn giản, vì không nhất thiết vợ chồng phải chứng minh một tài sản nào đó là tài sản chung của vợ chồng (theo phương pháp suy đoán là tài sản chung từ chế độ cộng đồng toàn sản). Vả lại, nếu bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì đương nhiên phải chứng minh.
Theo Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK dự liệu khối tài sản cộng đồng phải gánh chịu các khoản nợ (thành phần tiêu sản của khối cộng đồng) sau đây:
- Những khoản nợ của vợ chồng đã vay trước khi kết hôn;
- Những khoản nợ của chồng vay trong thời kỳ hôn nhân;
- Những khoản nợ do vợ vay với tư cách là đại diện cho đoàn thể vợ chồng và các khoản nợ do vợ vay với sự ưng thuận của chồng;
- Những khoản nợ do vợ ký kết khi hành nghề buôn bán hay làm công nghệ một cách hợp lệ;
- Những khoản nợ do hành vi phạm pháp của vợ gây ra.
Theo quy định trên đây, tất cả các khoản nợ của chồng, dù vay từ trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt là do ký kết hợp đồng hoặc do hành vi phạm pháp mà gây ra thì đều phải coi là nợ của hai vợ chồng và do khối cộng đồng phải gánh chịu. Riêng đối với những món nợ do hành vi phạm pháp của chồng gây ra, mặc dù Điều 111 DLBK và Điều 109 DLTK khụng dự liệu rừ ràng nhưng xột trờn cơ sở đạo lý và theo lẽ tất nhiờn khối cộng đồng phải gánh chịu vì người chồng (theo luật định) luôn là người chủ gia đình. Đối với việc quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản của gia đình, dùa theo BLDS Pháp (1804) đã coi người đàn bà lấy chồng là "vô năng cách";
DLBK và DLTK đều dự liệu trong việc quản lý và định đoạt tài sản chung của gia đình thì cần có sự phân biệt về quyền hạn của vợ và của chồng theo từng trường hợp cụ thể:
- Việc mà vợ chồng có thể tự mình thực hiện.
Theo Điều 100, Điều 111 DLBK và Điều 98, Điều 109 DLTK thì đối với những nhu cầu chung của gia đình, vợ hoặc chồng đều có thể đại diện cho gia đình để giao dịch và khối tài sản cộng đồng được bảo đảm cho các giao