Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (2/9/1945). Tính tất yếu khách quan cần phải có một hệ thống quy
phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo thời gian, phù hợp với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu của sự nghiệp cách mạng cũng như thực tế các quan hệ HN&GĐ, Luật HN&GĐ (trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng) theo hệ thống pháp luật của Nhà nước ta cũng dần được hoàn thiện.
Ngay sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, do điều kiện lịch sử xã hội, cách mạng Việt Nam phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vì vậy Nhà nước ta chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Về đại thể, cỏc quan hệ dõn luật và HN&GĐ từ năm 1945-1950 vẫn được điều chỉnh bởi ba văn bản luật (DLBK, DLTK, DLGYNK) do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945 (theo Sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dông pháp luật cũ một cách chọn lọc; miễn sao không trái với lợi Ých của chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi Ých của nhân dân lao động).
Năm 1950, yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đòi hỏi cần phải xóa bá, hạn chế ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến lạc hậu; Nhà nước ta đã ban hành hai sắc lệnh đầu tiên quy định điều chỉnh một số quan hệ HN&GĐ. Trong đó có Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số qui lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh gồm có 8 điều quy định về HN&GĐ và 5 điều quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự (cho đến nay các nguyên tắc này vẫn được kế thừa và phát triển trong hệ thống pháp luật HN&GĐ và pháp luật dân sự của Nhà nước ta).
Mặc dù chế độ tài sản của vợ chồng chưa được dự liệu cụ thể, song, dùa trên Điều 9 Hiến pháp năm 1946 của Nhà nước ta, văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất đã ghi nhận "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện";
Điều 5 Sắc lệnh số 97/SL quy định: "Chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình"; và "người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt Hộ" (Điều 6). Như
vậy, theo các quy định này, lần đầu tiên quyền gia trưởng của người chồng bị xóa bá, quan hệ nam nữ, vợ chồng bình đẳng về mọi mặt (trong đó có quyền bình đẳng về tài sản trong gia đình của vợ chồng) đã được thiết lập. Quy định mang tính nguyên tắc này đã thể hiện bản chất của nền pháp chế mới dân chủ, tiến bộ hơn hẳn so với hệ thống pháp luật dưới thời thực dân, phong kiến ở nước ta.
Theo Điều 11 Sắc lệnh số 97/SL thì "trong lúc còn sinh thời người chồng góa hay vợ góa, các con đã thành niên có quyền xin chia phần tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết, sau khi đã thanh toán tài sản chung"; mặt khác, Sắc lệnh số 90/SL còn cho phép vận dụng pháp luật cũ có chọn lọc. Từ đó chúng ta có thể suy luận rằng: Mặc dù Sắc lệnh số 97/SL không có điều nào quy định về thành phần tài sản chung của vợ chồng thì chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng theo tinh thần của các sắc lệnh trên là chế độ cộng đồng toàn sản (chế độ tài sản này đã được áp dụng theo DLBK và DLTK).
Toàn bộ tài sản của vợ chồng dù có trước hoặc được tạo dùng trong thời kỳ hôn nhân, không phân biệt về nguồn gốc, công sức tạo dựng... đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng và trên nguyên tắc bình đẳng, vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau đối với tài sản chung. Như vậy, so với DLBK, DLTK thì Sắc lệnh số 90/SL, Sắc lệnh số 97/SL của Nhà nước ta đã thể hiện bản chất tốt đẹp, dân chủ của chế độ xã hội mới.; bảo đảm quyền con người, quyền bình đẳng giữa nam nữ, giữa vợ và chồng về mọi phương diện mà hệ thống pháp luật dưới chế độ thực dân, phong kiến không thể có được.
Bên cạnh đó, theo Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quy định về vấn đề ly hôn cũng đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa vợ chồng khi thực hiện quyền yêu cầu ly hôn; công nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng và các căn cứ chung để Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều 2); bảo đảm quyền yêu cầu thuận tình ly hôn của vợ chồng (Điều 3); hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng khi người vợ đang có thai
(Điều 5). Về hiệu lực của việc ly hôn, mặc dù Sắc lệnh số 159/SL chưa quy định rừ về việc phõn chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hụn; song, Điều 6 Sắc lệnh số 159/SL đã quy định:
Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của các con vị thành niên để Ên định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng.
Hai vợ chồng đã ly hôn phải cùng chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tùy theo khả năng của mình.
Như vậy, theo quy định này, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng phải được chia, tùy theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng phải cùng có nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Đáng tiếc là Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy vậy, cứ chiểu theo tinh thần của những văn bản này, chúng ta cũng có thể suy luận rằng: Tài sản chung của vợ chồng phải được chia đôi, mỗi bên vợ, chồng được một nửa giá trị tài sản chung (nguyên tắc này cũng đã được áp dụng theo DLBK, DLTK trước đây).
Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã góp phần quan trọng nhằm hạn chế và xóa bá những quy định lạc hậu của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến; đặt nền tảng xây dựng một nền pháp chế mới dân chủ và tiến bộ trong lĩnh vực HN&GĐ của Nhà nước XHCN trên đất nước ta.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (1954), theo Hiệp định Giơnevơ, đất nước ta còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, ở miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ đã thay chân thực dân Pháp thành lập chính quyền ngụy quyền Sài Gòn, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới, nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Ở miền Bắc được giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ xây dựng CNXH, là hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải tạo và phát triển nền kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chế độ XHCN, quan hệ sản xuất XHCN được xác lập
và ngày càng vững chắc, là cơ sở cho việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN.
Trong lĩnh vực gia đình, hai Sắc lệnh số 97/SL và Sắc lệnh số 159/SL đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hạn chế và xóa bá phần nào ảnh hưởng tiêu cực của chế độ HN&GĐ phong kiến, tư sản nhưng không còn đáp ứng được trong tình hình mới. Sau ngày miền Bắc được giải phóng, ảnh hưởng của những tàn dư tư tưởng lạc hậu, nhất là các hủ tục, các quy định của hệ thống pháp luật dưới chế độ cũ nhằm bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình; giữa con trai với con gái, con đẻ với con nuôi, con trong giá thó với con ngoài giá thó... còn rất nặng nề trong xã hội. Tình hình đó đòi hỏi trong cuộc cách mạng tư tưởng và văn hóa, cần phải xóa bá tận gốc những tàn dư lạc hậu của chế độ HN&GĐ thực dân, phong kiến. "Việc ban hành một đạo luật mới về HN&GĐ đã trở thành một đòi hái cấp bách của toàn thể xã hội. Đó là một tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc nước ta" [15]. Việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân và gia đình nhằm đáp ứng với sự nghiệp cách mạng của đất nước; đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo đảm quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình là tất yếu khách quan; vì "nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH mới chỉ là một nửa" (Hồ Chủ tịch). Vào thời gian này, bản Hiến pháp thứ hai (Hiến pháp 1959) của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 1/1/1960. Các điều 24, 63, 64 của Hiến pháp 1959 đã ghi nhận cơ bản chế độ HN&GĐ mới XHCN; quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình, là cơ sở để xây dựng chế độ HN&GĐ XHCN ở nước ta. Sau các cuộc điều tra khảo sát tình hình thực tế các quan hệ HN&GĐ (được tiến hành từ năm 1951 đến năm 1958, ở 11 vùng kinh tế khác nhau), lấy ý kiến thảo luận, đóng góp, bổ sung của nhân dân; Dự luật HN&GĐ đã được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29 tháng 12 năm
1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13 tháng 1 năm 1960 (theo Sắc lệnh số 02-SL).
Luật HN&GĐ năm 1959 (còn gọi là đạo luật số 13 về HN&GĐ) là công cụ pháp lý của Nhà nước ta được xây dựng và thực hiện với hai nhiệm vụ cơ bản: Xóa bá những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu;
xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN.
Về chế độ tài sản của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 1959 của Nhà nước ta không dự liệu chế độ tài sản ước định. Theo quy định tại Điều 15:
"Vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới". Quy định này thể hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1959 dự liệu là chế độ cộng đồng toàn sản:
Toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hoặc được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân; dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay được thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp, đều thuộc khối tài sản chung của hai vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Luật HN&GĐ năm 1959 đã dự liệu hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là khi vợ, chồng chết trước (Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn (Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.
Ngoài ra, luật cũng quy định: "Khi ly hôn, cấm đòi trả của" (Điều 28), nhằm xóa bá mét trong những tập tục lạc hậu của chế độ HN&GĐ phong kiến trước đây.
Việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản của luật HN&GĐ năm 1959 là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thời
bấy giê; đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình. Quy định về chế độ cộng đồng toàn sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 1959 được dùa trên các căn cứ sau:
- Do điều kiện kinh tế xã hội ở miền Bắc nước ta thời kỳ này chưa phát triển, dẫn đến tình trạng tài sản riêng của các gia đình, công dân cũng còn hạn chế cả về số lượng và giá trị tài sản. Khi kết hôn, thường cả hai bên nam, nữ không có nhiều tài sản, thậm chí là "hai bàn tay trắng".Việc luật định tài sản chung của vợ chồng bao gồm tất cả các loại tài sản của vợ, của chồng có trước và sau khi kết hôn là phù hợp với tình hình thực tế này.
- Quan hệ hôn nhân được xác lập dưới chế độ XHCN dùa trên cơ sở tình cảm, yêu thương gắn bó suốt đời giữa vợ, chồng. Không nên đặt vấn đề tài sản "làm trọng", dễ chi phối tới việc xác lập quan hệ vợ chồng; gạt bỏ được các trường hợp nam nữ ưng thuận lấy nhau thành vợ, thành chồng mà không với mục đích xây dựng gia đình, chung sống hạnh phóc, bền vững, chỉ nhằm vào tài sản của nhau.
- Do ảnh hưởng của chế độ HN&GĐ phong kiến, coi rẻ quyền lợi của phụ nữ và con cái; quyền lợi của người vợ trong các quan hệ nhân thân và tài sản không được bảo đảm; các quan niệm "thuyền theo lái, gái theo chồng",
"của chồng, công vợ"; "gái có công thì chồng không phụ"... của xã hội phong kiến còn ảnh hưởng rất sâu sắc trong xã hội và gia đình. Muốn bảo đảm cho người vợ thực hiện các quyền nhân thân của mình như họ, tên, tôn giáo, nghề nghiệp, chỗ ở... ngang bằng với người chồng thì trước hết cần phải bảo đảm quyền lợi về tài sản giữa vợ chồng trong gia đình; đáp ứng được với sự nghiệp giải phóng phụ nữ đang đặt ra rất cấp bách ở miền Bắc nước ta thời kỳ này. Chế độ cộng đồng toàn sản mà Luật HN&GĐ năm 1959 dự liệu đã thực sự bảo đảm được quyền lợi của người vợ trong gia đình về tài sản. Thực hiện một trong bốn nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 1959 là nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình.
- Luật HN&GĐ năm 1959 quy định chế độ cộng đồng toàn sản của vợ chồng còn phù hợp với tập quán của gia đình truyền thống ở Việt Nam với quan niệm vợ, chồng gây dựng tài sản để nuôi dưỡng, giáo dục và để lại thừa kế cho con. Tuy vậy, so với các văn bản pháp luật HN&GĐ sau này của Nhà nước ta (Luật HN&GĐ năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000) thì những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 1959 quá cô đọng, khái quát; mới chỉ đề cập đến hai trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng (khi vợ, chồng chết hoặc hai vợ chồng ly hôn); đồng thời luật chưa dự liệu về nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng.
Sau ngày miền Nam được giải phóng (30/4/1975), đất nước thống nhất,
"cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập, thống nhất... tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [23, tr. 16]. Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ nhất đã quyết định đặt tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nhà nước XHCN thống nhất đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật XHCN thống nhất trên cả hai miền Nam - Bắc. Tại Nghị quyết số 76-CP ngày 25/3/1977 đã quy định về việc thực hiện pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước, trong đó có Đạo luật số 13 về HN&GĐ (Luật HN&GĐ năm 1959).
Quốc hội khóa VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980 đã thông qua bản Hiến pháp thứ ba của Nhà nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Là đạo luật cơ bản, Hiến pháp năm 1980 đã ghi nhận về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của các cơ quan nhà nước; nó thể hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý trong xã hội Việt Nam. Trong Hiến pháp 1980, các điều 38, 47, 63 và 64 đã quy định các nguyên tắc của chế độ HN&GĐ XHCN Việt Nam.
Quá trình thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ năm 1959 (từ khi được ban hành ở miền Bắc và áp dụng trên cả hai miền Nam Bắc, sau ngày miền Nam