Căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 144 - 163)

Khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định: "Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo qui định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân".

So với Điều 16 Luật HN&GĐ năm 1986, Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định cụ thể, có nội dung "mới" về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng. Tài sản riêng của vợ, chồng được xác lập dùa vào thời điểm tài sản đó phát sinh trước khi kết hôn; dùa vào sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng và trên sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

2.2.1.1. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có từ trước khi kết hôn

Trước khi kết hôn, hai bên nam nữ chưa phải là vợ chồng của nhau trước pháp luật. Theo tính chất nghề nghiệp, công việc của "vợ, chồng", các tài sản đó do "vợ, chồng" tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và các thu nhập hợp pháp khác của "vợ, chồng" đều thuộc quyền sở hữu của mỗi bên "vợ, chồng". Với tư cách là công dân, "vợ, chồng" là chủ sở hữu những tài sản mà mình có được trước khi kết hôn, những tài sản riêng và quyền sở hữu của "vợ, chồng" đối với tài sản riêng đó được pháp luật thừa nhận và bảo hộ (Điều 58 Hiến pháp 1992). Xét về nguồn gốc, những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động bởi tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân và lợi Ých chung của gia đình. Trong xã hội ta hiện nay, Đảng và Nhà nước bằng pháp luật với các chính sách, đường lối đổi mới và phát triển nền kinh tế - xã hội khuyến khích và bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho công dân tạo ra thu nhập, tài sản làm giàu cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao và phong phó.

Tài sản mà "vợ, chồng" có được trước khi kết hôn có thể do chính công sức của "vợ, chồng" tạo ra theo tính chất nghề nghiệp, công việc của mình;

cũng có thể tài sản đó có được do người khác chuyển dịch quyền sở hữu của mình cho "vợ, chồng" thông qua các giao dịch dân sự. Vì thế, trước khi kết hôn, với tư cách cá nhân, theo qui định của pháp luật dân sự mà vợ, chồng có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản phát sinh, dùa trên các căn cứ được qui định từ Điều 241 đến Điều 255 của BLDS về xác lập quyền sở hữu đối với thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp (Điều 241);

xác lập quyền sở hữu thông qua các hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay (Điều 242); xác lập quyền sở hữu đối với các hoa lợi, lợi tức (Điều 243);

xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước (Điều 252); xác lập quyền sở hữu do được thừa kế (Điều 253); xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu (Điều 255).

Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm những tài sản mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn là một qui định được pháp luật về HN&GĐ của nhiều nước ghi nhận. Với việc qui định chế độ tài sản pháp định giữa vợ chồng là chế độ cộng đồng tạo sản, bên cạnh khối tài sản chung của vợ chồng, nhà làm luật của nhiều quốc gia đều ghi nhận vợ, chồng có tài sản riêng, đối với những tài sản mà vợ, chồng đã có được từ trước khi kết hôn (Điều 1405 BLDS Cộng hòa Pháp; Điều 1471 BLDS và Thương mại Thái Lan; Điều 762 BLDS Nhật Bản; Điều 32 LGĐ Cu Ba...). Những quy định này luôn nhằm bảo vệ quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ pháp lý vững chắc bảo đảm khối tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng trong thực tế.

2.2.1.2. Tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân

Xét về nguồn gốc tài sản, những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc quyền sở hữu riêng của vợ, chồng. Luật HN&GĐ năm 2000 qui định những tài sản này thuộc

khối tài sản riêng của vợ, chồng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản, theo qui định của pháp luật dân sự, chuyển dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng. Bởi lẽ, ý chí của chủ sở hữu chỉ tặng cho riêng, hoặc để lại di chúc trước khi chết chỉ cho vợ, chồng được hưởng di sản của họ, chứ không phải cho chung cả hai vợ chồng. Những tài sản này không phải do vợ, chồng "tạo ra" trong thời kỳ hôn nhân, theo công sức và thu nhập của vợ, chồng, nên không thể tính thuộc vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Trong thực tế, những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thường do những người thân thuộc, bạn bè của vợ, chồng định đoạt theo ý chí của họ cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng giá trị tài sản đó. Có thể những tài sản đó do cha, mẹ tặng cho riêng con trong ngày cưới;

cha mẹ chồng (vợ) khi chết đã để lại di chúc, chỉ cho con mình là người chồng, vợ được hưởng khối di sản đó... Cần lưu ý, đối với trường hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung hai vợ chồng khối tài sản nào đó, tuy nhiên, họ lại xác định kỷ phần (tỷ lệ) giá trị tài sản từ trước cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng thì về nguyên tắc, phần tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng; chỉ là tài sản chung khi vợ, chồng tự nguyện nhập vào tài sản chung hoặc có thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Đối với trường hợp vợ, chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, phần di sản mà mỗi bên vợ, chồng được hưởng theo "suất" thừa kế là bằng nhau, về nguyên tắc sẽ thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng, chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.

2.2.1.3. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm đồ dùng, tư trang cá nhân Đây là qui định mới của Luật HN&GĐ năm 2000 khi xác định những đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng. Qui định này là cần thiết và phù hợp với thực tế cuộc sống; mọi cá nhân cũng như vợ, chồng trong đời sống hàng ngày và công việc theo tính chất nghề nghiệp, chuyên môn của

mình đều cần đến những đồ dùng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân hoặc cho công việc, nghề nghiệp của mình như đồ dùng học tập, đồ dùng phục vụ cho nghề nghiệp của vợ, chồng hoặc những đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà phù hợp với nhu cầu của vợ, chồng...

Rừ ràng, Luật qui định cỏc đồ dựng và tư trang cỏ nhõn là tài sản riờng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân và cuộc sống riêng tư của vợ, chồng.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, cho đến nay, các văn bản hướng dẫn áp dụng và thi hành luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa giải thích và hướng dẫn cụ thể qui định này. Vậy, hiểu như thế nào là đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng của vợ, chồng?

theo Từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản Đà Nẵng (1997) tại trang 322 đã định nghĩa về đồ dùng là "vật do con người tạo ra để dùng trong sinh hoạt, trong hoạt động hàng ngày"; ở trang 1035 thỡ nờu rừ "tư trang là cỏc thứ quớ giá đi theo người của một cá nhân". Đã có nhiều quan điểm khác nhau về mặt học lý và thực tiễn áp dụng luật.

Có trường hợp những đồ dùng, tư trang cá nhân thực sự cần thiết cho công việc, nhu cầu sinh hoạt của vợ, chồng và có giá trị nhỏ so với khối tài sản chung của vợ chồng (như đồ dùng học tập, quần áo, giày dép hoặc một chiếc nhẫn cưới (trị giá nhỏ mà vợ, chồng đang sử dụng). Vả lại, có trường hợp những đồ dùng, tư trang cá nhân đó lại được vợ, chồng mua bằng tài sản chung của gia đình và có giá trị lớn so víi khối tài sản chung của vợ chồng (như một chiếc máy vi tính xách tay đời mới trị giá 2.000 USD, hoặc vợ, chồng đang đeo chiếc nhẫn nạm kim cương trị giá hàng chục triệu đồng...) trong khi đó thu nhập của vợ, chồng lại rất thấp.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống sinh hoạt của công dân ngày càng cao, những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của mỗi người cũng rất phong phú và có giá trị.

Có quan điểm cho rằng, đồ dùng tư trang cá nhân dù mua sắm bằng tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng đều là tài sản riêng của vợ, chồng, bất luận đồ dùng và tư trang cá nhân đó có giá trị hay không. Quan điểm này đã tuyệt đối hóa quyền sở hữu của cá nhân vợ, chồng mà quên mất lợi Ých chung của gia đình và mục đích sử dụng của các tài sản đó.

Có quan điểm cho rằng, đồ dùng, tư trang cá nhân mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng mới thuộc tài sản riêng của vợ, chồng! Quan điểm này dùa vào nguồn gốc của tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng. Hiểu như vậy là quá "máy móc" không phù hợp với thực tế cuộc sống của vợ, chồng.

Theo chúng tôi, cần hiểu đồ dùng, tư trang cá nhân là tài sản riêng với nguồn gốc phát sinh từ tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, phục vụ trực tiếp cho công việc, nghề nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cá nhân vợ, chồng; mặt khác, trong trường hợp cụ thể, cũng cần phải xem xét những loại tài sản này có nguồn gốc và giá trị như thế nào so với khối tài sản chung của vợ chồng và mức thu nhập thực tế của vợ, chồng. Bởi lẽ, thãi quen của kiểu gia đình truyền thống phương Đông thường không phân biệt các loại tài sản trong gia đình; vợ chồng chung sức tạo dựng tài sản nhằm thỏa mãn các nhu cầu của gia đình, nghĩa vụ giáo dưỡng các con, khi có dư dật tiền bạc thường mua sắm các đồ dùng, đặc biệt là các đồ nữ trang (vàng bạc, kim cương) vừa là để thỏa mãn nhu cầu về "thời trang" cho cá nhân vợ, chồng; mặt khác, những đồ nữ trang đó còn là tài sản quí hiếm để vợ chồng tích lũy tài sản của mình như là của "để dành" cho gia đình, cho các con, gây dùng cho các con sau này.

Thực tiễn xét xử nhiều năm qua cho thấy, các tranh chấp giữa vợ chồng là đồ dùng, tư trang cá nhân cũng rất phức tạp. Nhiều trường hợp trong gia đình khi có con trai lấy vợ (hoặc con gái lấy chồng), cha mẹ hoặc gia đình nhà chồng (vợ) thường tuyên bố cho các con một số đồ dùng hoặc đồ nữ trang, như là để làm kỷ niệm cho các con trong ngày cưới hoặc tạo cho các con một sè "vốn liếng"

cần thiết khi tách khỏi gia đình để "ở riêng". Khi vợ chồng người con ly hôn, liên quan tới các loại tài sản từ phía gia đình, vợ, chồng có những ý kiến khác nhau.

Có trường hợp vợ, chồng cho đó là tài sản riêng của mình vì cha mẹ và gia đình bên vợ, chồng tuyên bố chỉ cho riêng vợ, chồng. Ngược lại, phía người chồng, vợ kia lại cho đó là tài sản chung của hai vợ chồng vì gia đình tuyên bè cho chung hoặc đồ dùng, đồ nữ trang đó mua được từ tài sản chung của vợ chồng.

Có trường hợp trong ngày cưới, cha mẹ hoặc gia đình bên nhà chồng (hoặc vợ) tuyên bố cho những tài sản là đồ dùng, đồ nữ trang là cho chung cả hai vợ chồng người con; thế nhưng, khi vợ chồng người con có mâu thuẫn và ly hôn thì cha mẹ, gia đình nại ra rằng chỉ cho riêng con mình là người chồng, vợ.

Trước đõy, tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP đó chỉ rừ: Đối với những đồ nữ trang bằng vàng, bạc mà cha mẹ tuyên bố cho riêng con trong ngày cưới thì coi là tài sản riêng của con; nhưng nếu cho chung hai vợ chồng người con với mục đích là để tạo dựng một số vốn thì coi là tài sản chung của vợ chồng người con để chia. Tuy nhiên, hướng dẫn này khi áp dụng trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn cũng chưa phù hợp, đặc biệt là xem xét chứng cứ để xác định tài sản đó là tài sản riêng hay là tài sản chung của vợ chồng.

Giải pháp theo khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu trên nguyên tắc suy đoán có lý, có tình: Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Tuy vậy, như chúng tôi đã trình bày ở trên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có hướng dẫn cụ thể về những tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân của vợ, chồng; giải quyết các tranh chấp đối với loại tài sản này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2.1.4. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một trường hợp đặc biệt mới được ghi nhận từ Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18). Khác với Luật HN&GĐ năm 1986 chưa dự liệu về hậu quả pháp lý và quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với những tài sản, sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định về vấn đề này. Trên cơ sở đó, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã ghi nhận: Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, đều thuộc tài sản riêng của vợ, chồng (xem mục 2.1.3.1).

Vì vậy, trong khối tài sản riêng của vợ, chồng, ngoài những tài sản mà vợ, chồng có từ trước khi kết hôn; những tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; đồ dùng và tư trang cá nhân; còn bao gồm những tài sản mà vợ, chồng được chia khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

2.2.1.5. Tài sản riêng của vợ, chồng còn (có thể) bao gồm những tài sản mà vợ, chồng thỏa thuận là tài sản riêng của một bên

Cuộc sống chung của vợ chồng tất nhiên dẫn tới việc sử dụng các tài sản (chung và riêng) đáp ứng nhu cầu chung của gia đình. Lẽ thường, khi vợ chồng chung sống hòa thuận, hạnh phóc, họ không phân biệt rạch ròi các loại tài sản chung và riêng đó. Sau nhiều năm tháng cùng chung sống và sử dụng các tài sản trong gia đình, khi vợ chồng mâu thuẫn và ly hôn, cần phải chia khối tài sản chung của họ, sẽ cã một số tài sản khó xác định được là tài sản chung hay tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng

Mặt khác, theo luật định, vợ, chồng có tài sản riêng có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 144 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w