Cuộc sống chung giữa vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống của gia đình.
Thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng; nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các con... Kế thừa và phát triển quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 về tài sản chung và quyền của vợ chồng đối với tài sản chung (Điều 14, 15); Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc và thành phần các loại tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng; các quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 về vấn đề tài sản chung của vợ chồng đã tương đối cụ thể, dễ vận dụng hơn nhiều so với Luật HN&GĐ năm 1986 trước đây. Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Theo quy định này, ngoài việc dự liệu căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nhà làm luật đã sử dụng cả nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản giữa vợ chồng đang có tranh chấp nhưng không đủ cơ sở xác định là tài sản riêng của vợ, chồng thì được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000). Đây là quy định mới của Luật HN&GĐ năm 2000, xuất phát từ thực tế tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng; cuộc sống chung giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, sau nhiều năm tháng, các loại tài sản được sử dụng nhằm bảo đảm lợi Ých chung của gia đình, khi có tranh chấp, có loại tài sản khó chứng minh được là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Nguyên tắc suy đoán này bảo đảm được sự công bằng trên cơ sở vì lợi Ých chung của gia đình và của vợ chồng. Vậy, dùa trên cơ sở nào để nhà làm luật dự liệu về vấn đề tài sản chung của vợ chồng? xét về lý thuyết, nhà làm luật đã dùa vào "thời kỳ hôn nhân" và nguồn gốc của các loại tài sản.
2.1.1.1. Tài sản chung của vợ chồng được xác lập trong "thời kỳ hôn nhân"
Khoản 7 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2000, khi giải thích từ ngữ được sử dụng trong luật đó chỉ rừ: "Thời kỳ hụn nhõn là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tớnh từ ngày đăng ký kết hụn đến ngày chấm dứt hụn nhõn".
Như vậy,"thời kỳ hôn nhân" được tính từ khi hai bên nam nữ kết hôn (thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật); việc kết hôn đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo đúng thủ tục và các điều kiện luật định. Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng chung sống với nhau, cùng chung sức, ý chí tạo dựng tài sản nhằm "nuôi" sống gia đình, vì lợi Ých chung của gia đình. Quan hệ hôn nhân dưới chế độ XHCN được xác lập dùa trên cơ sở tình cảm yêu thương, gắn bó chung sống với nhau suốt đời giữa vợ chồng. Hôn nhân không phải là
một hợp đồng, và tính "bền vững suốt đời" của hôn nhân là một đặc điểm của quan hệ hôn nhân XHCN. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Những tài sản (bao gồm cả động sản và bất động sản) do vợ, chồng tạo ra được trong thời kỳ hôn nhân (trừ tài sản riêng của vợ, chồng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: Tiền lương của mỗi bên trước khi kết hôn sẽ "là tài sản riêng" của người đó, nhưng sau khi kết hôn, tiền lương của mỗi bên vợ, chồng đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
Tính cộng đồng của quan hệ HN&GĐ được xác lập, mục đích nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình đòi hỏi pháp luật phải quy định căn cứ quan trọng, đầu tiên để xác định tài sản chung của vợ chồng là "thời kỳ hôn nhân". Nã dẫn tới các hệ lụy sau:
- Tài sản chung của vợ chồng không cần phải cả hai vợ chồng cùng trực tiếp tạo ra tài sản đó;
- Tài sản chung của vợ chồng được tạo dựng không phụ thuộc vào điều kiện vợ chồng ở chung hay ở riêng; vì điều quan trọng theo luật định là tài sản mà "vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân" là tài sản chung của vợ chồng;
- Quyền bình đẳng giữa vợ chồng đối với tài sản chung khi thực hiện quyền sở hữu (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) không bị phụ thuộc bởi công sức đóng góp của vợ chồng. Trong điều kiện thực tế của từng cặp vợ chồng, kể từ khi kết hôn và trong suốt thời kỳ hôn nhân, do điều kiện về sức khỏe, nghề nghiệp chuyên môn... của mỗi bên vợ, chồng đã dẫn tới thu nhập thực tế của mỗi bên vợ, chồng nhiều, Ýt, cao, thấp khác nhau, và như vậy xét về "công sức đóng góp" nhằm tạo ra tài sản chung của vợ chồng cũng có sự chênh lệch nhiều, Ýt khác nhau; nhưng không phải như vậy mà có sù "chênh lệch" giữa vợ chồng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Mặt khác, theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất (khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000; khoản 1 Điều 233 BLDS); mà "sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền
sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung"
(khoản 1 Điều 232 BLDS); và sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là loại sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia khi quan hệ hôn nhân chấm dứt hoặc khi vợ chồng có yêu cầu và có lý do chính đáng (Điều 29, 31, 95 Luật HN&GĐ năm 2000). Đối với tài sản chung của vợ chồng, vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ngang nhau và về nguyên tắc luôn có "tỷ lệ"giá trị phần tài sản bằng nhau trong khối tài sản chung đó. Đây là những đặc điểm dường như chỉ có và được áp dụng trong quan hệ hôn nhân, do tính cộng đồng của hôn nhân chi phối.
- Sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng theo luật định thì vợ chồng (thông thường) không thể thỏa thuận nhằm thay đổi chế độ tài sản chung này. Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta quy định là chế độ cộng đồng tạo sản, được áp dụng đối với các cặp vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập và chế độ tài sản này được thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân. Luật không dự liệu kiểu chế độ tài sản ước định (theo sự thỏa thuận của vợ chồng bằng hôn ước) như pháp luật HN&GĐ của nhiều nhà nước tư sản hiện nay; mặt khác, chế độ biệt sản (là loại chế độ tài sản không dự liệu chế độ tài sản chung giữa vợ chồng) cũng không được quy định theo Luật HN&GĐ năm 2000. Vì vậy, trong các trường hợp cần phải chia tài sản chung của vợ chồng theo luật định (khi vợ, chồng chết trước; khi vợ chồng ly hôn hoặc có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu có lý do chính đáng); Tòa án căn cứ theo những quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng để chia.
Theo luật định, thời kỳ hôn nhân chấm dứt khi có những sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, đó là:
- Khi vợ, chồng chết, hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bè vợ, chồng bị chết khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn, tính từ thời điểm phán quyết về ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Đối với trường hợp vợ, chồng chết, thời điểm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật dùa vào ngày khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 60 BLDS; mục 3 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP).
Theo Điều 91 BLDS khi người có quyền, lợi Ých liên quan yêu cầu thì tùy từng trường hợp, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết; nếu không xác định được ngày đó, thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày người đó chết.
Như vậy, trường hợp vợ chồng "rơi" vào Điều 91 BLDS, thời điểm quan hệ vợ chồng được chấm dứt theo quyết định của Tòa án về ngày mà người vợ, chồng đã chết. Nếu không xác định được ngày đó thì quan hệ vợ, chồng được chấm dứt từ ngày quyết định của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ về HN&GĐ và các quan hệ khác về nhân thân của người vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật được giải quyết như đối với một người là đã chết (Điều 92 BLDS).
Đối với trường hợp vợ chồng ly hôn, thời điểm chấm dứt hôn nhân trước pháp luật tính từ ngày bản án, quyết định cho ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, những trường hợp vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc không hòa giải được đã "tự thỏa thuận chấm dứt hôn nhân", đã sống riêng mỗi người một nơi (có người gọi là ly thân) hoặc vợ, chồng hay cả hai vợ chồng đã có đơn xin được ly hôn với nhau gửi đến Tòa án, cũng như việc ly hôn đã được Tòa án ra bản án xử cho ly hôn nhưng chưa có hiệu lực pháp luật; về nguyên tắc, quan hệ vợ chồng vẫn đang tồn tại trước pháp luật trong
"thời kỳ hôn nhân", những tài sản do vợ, chồng "tạo ra được" theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 vẫn phải được coi thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Liên quan đến "thời kỳ hôn nhân"; thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật; thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân, theo luật định,
cần lưu ý một số trường hợp sau để xác định "tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân" thuộc khối tài sản chung của vợ chồng:
- Trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm 2000, hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta còn chấp nhận tình trạng "kết hôn không đăng ký"
(gọi là "hôn nhân thực tế", kể từ khi TANDTC ban hành Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 hướng dẫn xử lý về dân sự các trường hợp kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn...). Do ảnh hưởng của những quy định trong pháp luật và tục lệ của xã hội phong kiến, thực dân ở nước ta trước đây đã cho phép người chồng có quyền lấy nhiều vợ (đa thê); do điều kiện lịch sử, đất nước ta trải qua mấy chục năm chiến tranh, nảy sinh nhiều trường hợp nam nữ mới chỉ được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán mà chưa đăng ký kết hôn; do ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu, dẫn tới ý thức của người dân còn rất hạn chế, chỉ tôn trọng "nghi thức" cưới theo tập quán mà không đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định; nhất là ở các khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân téc thiểu số, đồng bào theo đạo; mặc dù các văn bản Luật HN&GĐ năm 1959 (Điều 11), Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 8) đều quy định việc kết hôn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo nghi thức của pháp luật quy định; mọi nghi thức kết hôn khác (theo tục lệ hay tôn giáo) đều không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, bởi các lý do trên, trong xã hội ta, tình trạng nam, nữ chung sống như vợ chồng, mới chỉ được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán, mà chưa đăng ký kết hôn còn xảy ra khá phổ biến. Tình trạng đó đòi hỏi cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình. Theo thời gian, TANDTC đã ban hành một số văn bản hướng dẫn về
"hôn nhân thực tế":
- Thông tư số 112-NCPL ngày 19/8/1972 của TANDTC hướng dẫn xử lý về dân sự những việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn (theo Luật HN&GĐ năm 1959).
-Thông tư số 81-DS ngày 27/4/1981 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế, đã công nhận "hôn nhân thực tế" thì giữa vợ chồng vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau theo luật định.
- Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của HĐTP TANDTC hướng dẫn TAND các cấp áp dụng một sè quy định của Luật HN&GĐ năm 1986.
- Báo cáo tổng kết công tác của ngành TAND năm 1995...
Những văn bản này đều thừa nhận có "hôn nhân thực tế" đối với trường hợp hai bên nam nữ đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn khác, chỉ vi phạm thủ tục đăng ký kết hôn; và từ khi được gia đình tổ chức lễ cưới theo tập quán họ đã thực sự chung sống công khai, gánh vác chung công việc gia đình, được gia đình và xã hội thừa nhận là vợ chồng. "Hôn nhân thực tế" được thừa nhận sẽ có hiệu lực như hôn nhân hợp pháp, quan hệ vợ chồng được bảo vệ trước pháp luật.
Trong giai đoạn hiện nay, quá trình thực hiện Luật HN&GĐ (kể từ khi Nhà nước ta ban hành Luật HN&GĐ năm 1959) đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng chế độ HN&GĐ mới XHCN; ý thức pháp luật của nhân dân được nâng cao. Mặt khác, việc công nhận hôn nhân thực tế mấy chục năm qua ở nước ta, bên cạnh mục đích nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ chồng trong hôn nhân thực tế, vấn đề giải quyết hôn nhân thực tế rất phức tạp, dễ dẫn tới sù tùy tiện trong việc xét xử của TAND; tư tưởng không tuân thủ pháp luật của một số người trong xã hội.
Vì vậy, Luật HN&GĐ năm 2000 của Nhà nước ta đã dự liệu xóa bá tình trạng "kết hôn không đăng ký" này. Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng (khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000). Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm về tình trạng "hôn nhân thực tế" đã tồn tại ở nước ta mấy chục năm qua; nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân thực tế; tạo cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các tranh chấp về "hôn nhân thực tế" và quan điểm thống nhất khi áp dụng Luật
HN&GĐ năm 2000; Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm giải quyết về hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế, sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành (01/01/2001):
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/6/2000;
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000;
- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày22/10/2001;
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2001.
Theo các văn bản này quy định, những trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001) được giải quyết như sau:
Đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 (ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu mét bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật HN&GĐ năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung. Trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng) chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn (có thể hiểu đây là một trường hợp đặc biệt ngoại lệ, theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 thì trường hợp này được "khuyến khích"
đăng ký kết hôn, sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực; có đăng ký kết hôn hay không thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận trước pháp luật).
- Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị