Qua thực tiễn xét xử của TAND các cấp, cho thấy, việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng được qui định trong Luật HN&GĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc thiếu sót tập trung ở các vấn đề sau đây:
3.1.2.1. Công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng trong giải quyết các tranh chấp về tài sản
Việc giải quyết các tranh chấp HN&GĐ nói chung, các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng trước hết phải áp dụng nguyên tắc là căn cứ vào sự thỏa thuận của đương sự. Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định:
Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung;
việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khoản 1 Điều 95 Luật này cũng qui định: "Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết". Trên thực tế, TAND các cấp đã vận dụng căn cứ này vào giải quyết các tranh chấp HN&GĐ đạt hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, khi đương sự có thỏa thuận liên quan đến tài sản đang có tranh chấp, Tòa án có công nhận thỏa thuận đó không? hiện trong thực tiễn xét xử phát sinh hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi vợ chồng không có tranh chấp về tài sản chung, họ tự khai, tự thỏa thuận thì Tòa án không có nghĩa vụ phải xác minh, điều tra, định giá mà đơn thuần chỉ căn cứ vào lời khai của các đương sự để quyết định chia theo pháp luật hoặc chia theo sự thỏa thuận. Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, nhưng vẫn phải tiến hành xác minh, điều tra tính phù hợp pháp luật và đạo đức xã hội của thỏa thuận đó.
Theo tinh thần hướng dẫn tại Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về giải đáp các vấn đề nghiệp vụ, thì quan điểm thứ hai về vấn đề này là hợp lý:
- Nếu các đương sự đã tự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung và sự thỏa thuận đó bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con theo qui định tại Điều 90, Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000, thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và họ không phải chịu án phí đối với tài sản như vụ án có giá ngạch;
Nếu các đương sự có thỏa thuận về chia tài sản chung, nhưng thỏa thuận đó lại xâm phạm đến lợi Ých chính đáng của người vợ, của con chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; hoặc thỏa thuận nhằm trèn tránh pháp luật, vi phạm pháp luật (ví dụ, thỏa thuận giá trị tài sản ở mức thấp nhằm mục đích trèn thuế hoặc giảm tiền nép án phí), thì Tòa án không công nhận thỏa thuận đó, yêu cầu các đương sự thỏa thuận lại hoặc Tòa án quyết định (vớ dụ, cỏc đương sự thỏa thuận mức giỏ thấp để trốn thuế hoặc trốn nộp tiền án phí thì Tòa án phải yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc lập hội đồng định giá tài sản có tranh chấp trước khi hòa giải).
Trên thực tế, một số Tòa án do quá chú trọng sự thỏa thuận của vợ chồng mà đã công nhận những thỏa thuận liên quan đến tài sản do có hành vi trái pháp luật mà có, tài sản vợ, chồng chưa đủ căn cứ xác lập quyền sở hữu, tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hoặc của người khác, những thỏa thuận về giá trị thấp hơn giá trị thực của tài sản... Đặc biệt, trong nhiều vụ việc, Tòa dân sự chưa phối hợp tốt với các cơ quan chức năng khi đương sự đang phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản hoặc đang là bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm về kinh tế, các tội tham nhòng, các tội xâm phạm sở hữu XHCN... nên đã công nhận các thỏa thuận có mục đích tẩu tán tài sản. Quyết định công nhận của Tòa án trong trường hợp này đã gây khó khăn rất nhiều cho công tác giải quyết án hình sự, gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước và công dân. Điển hình là việc giải quyết ly hôn của TAND quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh, đã công
nhận sự thỏa thuận giữa Phùng Long Thất (đang thuộc diện điều tra trong vụ án Tân Trường Sanh) với vợ của y. Trong đó, Phùng Long Thất có thỏa thuận, hầu hết tài sản trong gia đình thuộc về người vợ. Đây là thỏa thuận có mục đích tẩu tán tài sản, do tắc trách trong điều tra, TAND quận 5 đã công nhận thỏa thuận này, dẫn đến bản án đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và bị hủy.
Từ thực tế trên, một vấn đề đặt ra, bản thân Tòa án cũng không thể biết tài sản chung của vợ chồng thực sự là bao nhiêu, ở đâu, có nguồn gốc hợp pháp hay không để chia cho đúng thực tế... nếu các đương sự không tranh chấp và cũng không khai về tài sản chung. Theo qui định của pháp luật hiện hành, Tòa án cũng chỉ có trách nhiệm điều tra, xác minh khi các đương sự có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ tinh thần của Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC, thì Tòa án cũng có quyền điều tra, xác minh lại sự thỏa thuận của các đương sự, nếu thỏa thuận đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội (ví dụ, một bên bị lừa dối, cưỡng Ðp hoặc thỏa thuận liên quan đến tài sản đang có tranh chấp, không đủ chứng cứ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp hoặc thỏa thuận chia tài sản nhằm trèn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản…).
Song, để phát hiện được các dấu hiệu trái pháp luật, đạo đức xã hội trong thỏa thuận của đương sự, kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, một mình Tòa án không thể thực hiện, nếu không nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ để kết luận tính hợp pháp của thỏa thuận mà các đương sự đưa ra.
3.1.2.2. Việc áp dụng căn cứ xác định tài sản của vợ chồng
Như đã phân tích ở chương 1 và chương 2, chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam hiện hành là chế độ cộng đồng tạo sản. Đây là chế độ tài sản có tính ưu việt nhất, kết hợp hài hòa giữa lợi Ých của gia đình với lợi Ých của cá nhân vợ, chồng. Thực tế áp dụng chế độ tài sản này vào trong các quan hệ HN&GĐ đã khẳng định điều đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử của
TAND các cấp cho thấy, nhiều vụ việc mặc dù đã qua nhiều cấp xét xử, vẫn còn bộc lé những vướng mắc, thiếu sót trong việc áp dụng các qui định trong chế độ tài sản của vợ chồng về xác định thời điểm phát sinh tài sản dẫn đến sai lầm trong xác định tài sản chung, tài sản riêng. Ví dụ, trong công văn gửi TANDTC năm 2001, TAND tỉnh Lào Cai đã đưa ra một vướng mắc trong việc xác định khoản tiền mà người vợ nhận trợ cấp một lần khi thôi việc trong thời kỳ hôn nhân, nay ly hôn người chồng có yêu cầu được chia số tiền đó vì cho rằng số tiền đó là tài sản chung của vợ chồng. Vướng mắc của TAND tỉnh Lào Cai trong trường hợp này là khoản tiền trợ cấp một lần không phải chỉ tính trong thời gian tồn tại hôn nhân mà được tính trên cơ sở thời gian làm việc của người lao động và thời gian còn lại sau khi nghỉ việc (bao gồm cả thời gian trước khi người vợ kết hôn và thời gian sau khi nghỉ việc). Trong vụ việc này, có thể thấy TAND tỉnh Lào Cai đó gặp lỳng tỳng do chưa thực sự hiểu rừ chế độ cộng đồng tạo sản trong pháp luật HN&GĐ hiện hành. Theo qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, những thu nhập hợp pháp mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, nhà làm luật chỉ quan tâm đến thời điểm phát sinh tài sản chứ không căn cứ vào phương thức làm ra tài sản đó (tất nhiên ngoại trừ các phương thức làm ra tài sản trái pháp luật và đạo đức xã hội thì không được pháp luật của Nhà nước công nhận). Do đó, TANDTC đã trả lời và sau này Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cũng đã khẳng định các khoản tiền trợ cấp phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, khi vợ chồng ly hôn mà có tranh chấp thì xác định là tài sản chung để chia cho các bên, nhưng có xem xét đến công sức của người nhận trợ cấp thôi việc để chia cho họ phần giá trị tài sản lớn hơn là hợp lý.
Mặt khác, trên thực tế một số Tòa án lại xác định căn cứ phát sinh tài sản của vợ chồng dùa trên suy luận "quan hệ nhân quả - cái này là kết quả của cái kia" dẫn đến những quyết định không phù hợp với pháp luật. Ví dụ, vụ việc được giải quyết tại TAND thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) liên quan đến tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa chị Phan Thu H và anh Trần Khắc L về khoản tiền 55.000.000 đồng do anh L nhận được theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hai nước Cộng hòa Iraq và Cộng hòa XHCN Việt Nam đền bù cho người lao động Việt Nam về nước trước thời hạn vì lý do chiến tranh (quyết định có hiệu lực từ tháng 6/1995). Trong vô việc này, TAND thành phố Việt Trì cho rằng không thể căn cứ vào thời điểm có hiệu lực quyết định đền bù cho người lao động Việt Nam ở Iraq về nước trước thời hạn. Theo Tòa án này, sở dĩ anh L nhận được quyết định đền bù có hiệu lực vào tháng 6/1995 là do sự kiện anh L đi lao động hợp tác ở Iraq từ năm 1989, đến năm 1991 do chiến tranh ở vùng Vịnh anh phải về nước trước thời hạn và đây là điều kiện quyết định để khẳng định anh L có được 55.000.000 đồng tiền đền bù. Do đó, phải xác định khoản tiền có tranh chÊp là tài sản riêng của anh L vì được phát sinh trước khi kết hôn (anh L và chị H kết hôn vào năm 1993). Liên quan đến vấn đề này, theo chúng tôi cần vận dụng cỏc điều 241 và 254 BLDS, trong đú Điều 241 qui định rừ: "Người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với thu nhập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có thu nhập đó", Điều 254 BLDS còng qui định: "Quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác". Như vậy, căn cứ vào các qui định trên, quyết định của TAND thành phố Việt Trì là không phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành. Bởi vì, đến tháng 6 năm 1995, anh L mới nhận được quyết định đền bù với mức tiền 55 triệu đồng của cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Iraq và Việt Nam, thì thời điểm phát sinh quyền sở hữu đối với 55 triệu đồng đó phải được tính từ tháng 6/1995, tức là phát sinh sau khi kết hôn và theo qui định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, số tiền đó thuộc tài sản chung của vợ chồng anh L và chị H với tư cách là thu nhập mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân.
Ngoài vướng mắc trên, một số Tòa án còn gặp lúng túng trong việc vận dụng căn cứ xác định tài sản chung được qui định tại khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản
mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung". Căn cứ xác định tài sản mang tính chất suy đoán pháp lý này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những tranh chấp mà một bên vợ, chồng có yêu cầu về tài sản riêng, nhưng bản thân họ không có chứng cứ hoặc có nhưng chứng cứ khụng rừ ràng. Tuy nhiờn, một số Tũa ỏn trong quỏ trỡnh giải quyết đó khụng bám sát qui định trên dÉn đến thiếu sót trong bản án, quyết định của mình. Ví dụ, TAND quận Ba Đình - Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa anh Phạm Quí T và chị An Thị P về ngôi nhà số 18 phố Sơn Tây - Hà Nội (3/2001), đã xác định ngôi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh T với các lý do:
Giấy tờ mua nhà này đứng tên anh T vào ngày 22/10/1991 và theo anh T: nguồn gốc ngôi nhà là do bà M (mẹ anh) bán nhà số 34 phố Nguyễn Trường Tộ rồi cho anh tiền để mua. Tuy nhiên, trên thực tế, chính bà M (mẹ của anh T) cũng xác nhận bà không ủy quyền cho anh T mua nhà số 18 phố Sơn Tây và cũng không có tài liệu gì để chứng minh là bà đã cho anh T tiền để mua nhà này.
Với những tình tiết trên, không đủ chứng cứ để khẳng định anh T có quyền sở hữu riêng đối với nhà số 18 phố Sơn Tây. Vì vậy, Bản án phóc thẩm số 54/LHPT ngày 24/5/2001 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa án sơ thẩm theo hướng: Xác định nhà số 18 Sơn Tây là tài sản chung của anh T và chị P để chia theo pháp luật (nguồn: TAND thành phố Hà Nội)
Một nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ chồng là chỉ chia những tài sản hiện còn, những tài sản đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì không chia. Tuy nhiên, nhiều đương sự đã lợi dụng nguyên tắc này để khai man những khoản chi trong quá khứ nhằm trục lợi, hành vi đó đã gây khó khăn cho công tác giải quyết tranh chấp; thực tế, một số Tòa án thường lúng túng, không quyết đoán trong việc chứng minh các khoản chi trong quá khứ của vợ, chồng là có thực hay chỉ là lời khai man để hưởng lợi về tài sản dẫn đến ra quyết định không phù hợp với thực tế và qui định của pháp luật. Ví dụ, TAND quận Thanh Xuân, Hà Nội khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn giữa ông C và bà H đã công nhận lời khai của các bên về
khoản tiền 102.000.000 đồng bà H đó rỳt tiết kiệm để xõy nhà B9 ngừ 11 Vương Thừa Vũ là nhà chung của vợ chồng và khoản tiền 36.000.000 đồng ông C đã rút tiết kiệm đã được dùng để mua xe máy Dream II. Bản án số 07/LHST ngày 6/4/2001 của TAND quận Thanh Xuân đã khẳng định: các khoản tiền trên là tài sản chung nhưng đã chi dùng rồi nên không thanh toán khi ly hôn nữa. Trên thực tế, qua kiểm tra sổ tiết kiệm tại ngân hàng cho thấy:
Thỏng 10/2000 bà H mới rỳt 102.000.000 đồng, trong khi đú nhà B9 ngừ 11 Vương Thừa Vũ được làm từ tháng 4/1997. Ông C rút tiết kiệm 36.000.000 đồng vào tháng 8/1997, nhưng xe Dream II được mua từ tháng 3/1996. Trong khi đó, chính bản thân các đương sự đều thừa nhận họ không nợ nần ai. Với các chứng cứ trên, Bản án phóc thẩm số 106/LHPT ngày 21/9/2001 của TAND thành phố Hà Nội đã quyết định: Các khoản tiền trên là tài sản chung của vợ chồng và hiện còn trên thực tế phải chia theo qui định của pháp luật.
3.1.2.3. Định giá tài sản trong giải quyết tranh chấp
Theo điểm d khoản 2 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000: "Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch". Như vậy, nguyên tắc đặt ra là tài sản đang có tranh chấp phải được chia bằng hiện vật, trong trường hợp tài sản đó không thể chia được bằng hiện vật, thì một bên nhận tài sản và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệnh. Việc xác định giá trị của tài sản đang có tranh chấp và phần giá trị chênh lệnh để chia cho bên không nhận hiện vật, trước hết căn cứ vào sự thỏa thuận của đương sự. Tuy nhiên, đây là vấn đề các đương sự có tranh chấp nhiều nhất, hoặc họ có thỏa thuận nhưng lại gắn với mục đích trèn tránh việc đóng thuế hoặc án phí. Trong trường hợp đó việc định giá tài sản thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP,
"việc xác định giá trị khối tài sản chung của vợ chồng hoặc phần giá trị mà họ phải thanh toán, họ được hưởng là căn cứ vào giá giao dịch thực tế tại địa