Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 113 - 125)

* Vợ chồng bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dông, định đoạt tài sản chung:

Theo nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi mặt trong gia đình (Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2000). Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất; trong đó vợ, chồng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng không dứt khoát phải do hai vợ chồng cùng tạo ra một cách trực tiếp; không phụ thuộc vào công sức đóng góp của

mỗi bên vợ, chồng khi tạo lập tài sản; không xác định được đâu là tài sản của vợ, đâu là tài sản của chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng (nguyên tắc này chỉ có một ngoại lệ: Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng, mỗi bên vợ, chồng được chia (nhận) phần tài sản cụ thể của mình trong khối tài sản chung thì họ mới biết được mình được sở hữu cụ thể tài sản nào, giá trị, tỷ lệ là bao nhiêu). Theo Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu, đời sống chung của gia đình, thực hiện các nghĩa vô chung của vợ chồng.

Với tư cách là đồng chủ sở hữu tài sản chung, vợ, chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung. Vợ, chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận sử dụng tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình, sao cho việc sử dụng, định đoạt tài sản chung đem lại lợi Ých nhiều nhất cho cuộc sống chung của vợ chồng; bảo đảm nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con, cũng như quyền lợi của các thành viên khác trong gia đình.

Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân và cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi (tất yếu) vợ chồng phải có quan hệ giao dịch với những người khác liên quan đến tài sản chung, nhằm đảm bảo nhu cầu của gia đình, của vợ chồng. Nhà làm luật phải dự liệu: Đối với những giao dịch thông thường, liên quan đến những tài sản "không có giá trị lớn" nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình, thì hành vi xử sự của vợ, chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được pháp luật coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng (mặc dù chỉ có một bên vợ, chồng định đoạt tài sản). Ví dụ:

Hàng ngày vợ, chồng dùng tiền bạc, tài sản chung bảo đảm các nhu cầu về ăn, ở, học hành, chữa bệnh... thì các giao dịch này luôn được coi là đã có sự thỏa thuận đương nhiên của cả hai vợ chồng. Người chồng hoặc người vợ không thể "nại" rằng hợp đồng đó không có giá trị vì chưa có sự bày tỏ ý chí (đồng ý) của mình.

Đối với những tài sản chung có giá trị lớn thì khi định đoạt, phải có sự thỏa thuận đồng ý của hai vợ chồng (xe máy, ô tô, tàu, thuyền vận tải, quyền sử dụng đất, nhà ở...). Nếu pháp luật qui định hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn phải được ký kết bằng văn bản (hợp đồng mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất...) thì hình thức của hợp đồng phải tuân theo qui định của pháp luật. Vợ, chồng phải cùng trực tiếp ký vào văn bản (hợp đồng); nếu chỉ có một bên trực tiếp ký thì phải có giấy ủy quyền cho vợ, chồng ký thay, hợp đồng mới có hiệu lực.

Khoản 3 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định: "Việc xác lập, thực hiện, và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn, hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc thỏa thuận...".

Cụ thể hóa những qui định này và xuất phát từ thực tế, nhằm bảo đảm lợi Ých chung của gia đình, theo Điều 4 Nghị định số 70/2001/ NĐ-CP, trong trường hợp việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn của vợ chồng hoặc tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình; việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến định đoạt tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng tài sản đó đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật qui định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thỏa thuận của vợ chồng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...). Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có qui định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dông chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng...

Như vậy, đối với các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mà có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình; hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản riêng thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình đều phải có sự thỏa thuận (đồng ý) của vợ chồng theo đúng hình thức (văn bản) mà pháp luật qui định.

Nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc giúp Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, khoản 3, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP còn qui định:

3. Tài sản có giá trị lớn của vợ chồng nói tại khoản 1, khoản 2 Điều này được xác định căn cứ vào phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.

4. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung qui định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo qui định tại Điều 139 của BLDS và hậu quả pháp lý được giải quyết theo qui định tại Điều 146 của BLDS.

Cần thấy rằng, sở hữu chung hợp nhất về tài sản của vợ chồng với những đặc điểm riêng biệt, khác với sở hữu chung theo phần. Tài sản chung của vợ chồng được sử dụng nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình; một bên vợ, chồng không thể tự ý định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng nếu không có sự thỏa thuận của bên kia. Nhà nước bằng pháp luật cần thiết qui định về chế độ sở hữu của vợ chồng theo mét qui chế pháp lý đặc biệt chặt chẽ nhằm bảo vệ lợi Ých hợp pháp của vợ chồng, của gia đình và của những người khác liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Qui định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã tạo cơ sở

pháp lý rất quan trọng trong thực tiễn áp dụng Luật HN&GĐ, liên quan tới các qui định về giao dịch dân sự trong BLDS. Thực tế nhiều năm qua cho thấy khi có tranh chấp về tài sản chung giữa vợ chồng, liên quan tới quyền lợi của những người khác, khi ký kết hợp đồng về mua, bán, tặng cho, để lại thừa kế xuất phát từ khối tài sản chung của vợ chồng; thực tiễn áp dụng Luật ở các cấp Tòa án đã có những quan điểm không thống nhất liên quan tới khối tài sản chung của vợ chồng.

Thực tế có một số trường hợp, một bên vợ, chồng đi công tác vắng nhà, khi trở về đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng (tuyên bố hợp đồng mà người chồng, vợ kia đã ký kết với người khác liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng).

- Có Tòa án đã công nhận hợp đồng đó có giá trị một nửa (1/2) về phía người chồng, vợ đã trực tiếp ký kết hợp đồng đó với người khác; và xác định một nửa (1/2) giá trị hợp đồng bị coi là vô hiệu (phần giá trị tài sản về phía người chồng, vợ đi vắng không có hiệu lực); đồng thời, buộc người chồng, vợ kia phải bồi thường cho người giao kết hợp đồng đó bằng đúng phần giá trị tài sản của người chồng, vợ đi vắng đã không có sự thỏa thuận khi định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng.

- Có trường hợp Tòa án tuyên bố hợp đồng do một bên vợ, chồng tự định đoạt tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng mà không có sự thỏa thuận của người chồng, vợ kia bị coi là vô hiệu, khi có yêu cầu.

Như vậy, qui định tại Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật liên quan đến quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Góp phần nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân và sự ổn định các quan hệ tài sản giữa vợ chồng.

* Đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng:

Trước đây Luật HN&GĐ (các năm 1959 và 1986) của Nhà nước ta không qui định vấn đề đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng, đã có

nhiều hạn chế trong việc thực hiện và áp dụng Luật. Bởi lẽ, vợ, chồng trước tiên với tư cách là công dân; quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung cũng thuộc phạm trù quyền sở hữu của công dân (Điều 27 Hiến pháp 1980; Điều 58 Hiến pháp 1992). Đăng ký quyền sở hữu của vợ chồng liên quan đến các loại tài sản chung có giá trị lớn (nhà ở, quyền sử dụng đất, xe máy, ô tô, tàu, thuyền vận tải...) là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng đối với các tài sản đó. Thông qua việc đăng ký quyền sở hữu, Nhà nước bằng pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của vợ chồng đối với các tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, điều chỉnh được các hành vi xử sự của vợ chồng, của những người khác khi ký kết các hợp đồng liên quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ chồng và còn là căn cứ pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và liên quan đến quyền, lợi Ých hợp pháp của những chủ thể khác khi quyền lợi của họ được bảo đảm trực tiếp từ tài sản chung của vợ chồng. Đăng ký quyền sở hữu là một thủ tục (pháp lý) hành chính để Nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu của công dân.

Tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định: "2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng". Đây là một trong những qui định cụ thể (mới) của Luật HN&GĐ năm 2000 liên quan đến quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung.

Theo luật định, các tài sản thuộc tài sản chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 bao gồm: Nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu (khoản 1 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng theo qui định tại Nghị định sè 70/2001/NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực (18/10/2001).

Tuy nhiên, nhiều năm trước đây (trước ngày 01/01/2001), việc đăng ký quyền sở hữu các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thường do một bên vợ hoặc chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Theo qui định tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và kể từ ngày Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hiệu lực, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản để ghi tên của cả vợ và chồng; nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp, bên nào cho đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của mình, thì có nghĩa vụ chứng minh (khoản 3 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP). Đây cũng là giải pháp đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung".

Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn:

Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như nhà ở, quyền sử dụng đất...). Song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: Xe mô tô, xe ô tô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đó qui định cụ thể về tài riờng của vợ, chồng. Để bảo vệ lợi Ých chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật qui định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản đó được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng qui định tại khoản 1

Điều 32 (ví dụ: Được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe mô tô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo qui định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Những qui định và hướng dẫn trên đây của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội và gia đình: Trước ngày Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực (01/01/2001), thông thường, khi đăng ký quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng, chỉ một bên vợ, chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó. Giải pháp mà khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định, hướng dẫn áp dụng Luật vẫn theo nguyên tắc chung: Tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Nếu bên đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu cho rằng đó là tài sản riêng của mình thì có nghĩa vụ phải chứng minh, nếu không chứng minh được là tài riêng thì tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Đối với trường hợp mà vợ chồng ly hôn hoặc đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, mỗi bên vợ, chồng đã được chia phần tài sản trong khối tài sản chung của vợ chồng, theo khoản 4 Điều 5 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì bên được chia phần tài sản bằng hiện vật đã đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng mà có ghi tên cả vợ và chồng có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký tài sản cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản. Lẽ đương nhiên, khi vợ chồng ly hôn hoặc đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì phần tài sản mà mỗi bên vợ, chồng được chia thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên, tài sản đó trước đây khi đăng ký quyền sở hữu đã ghi tên của cả vợ và chồng thì nay theo yêu cầu của vợ, chồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền "cải sửa" lại: Phần tài sản mà vợ, chồng được chia thuộc sở hữu riêng và chỉ ghi tên vợ, chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 113 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w