Chia tài sản chung của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000 Xuất phát từ đời sống xã hội, bảo đảm quyền và lợi Ých hợp pháp của

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 125 - 144)

vợ, chồng và người có quyền lợi liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 dự liệu ba trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng.

2.1.3.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Theo Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định:

1. Khi hôn nhân còn tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung;

việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trèn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Qui định này được áp dụng từ Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18).

Tuy nhiên, cho đến nay các án kiện mà vợ chồng có yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không nhiều. Đó là do tính chất của quan hệ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thường được coi là trường hợp ngoại lệ.

Qui định này xuất phát từ thực tiễn đời sống xã hội: Có một số trường hợp vì lý do nào đó, vợ chồng dù có mâu thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ra ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung (như vợ chồng

đã già, dù có mâu thuẫn sâu sắc nhưng ly hôn sợ ảnh hưởng đến hòa khí trong gia đình, con, cháu lo buồn, hàng xóm chê cười; họ chỉ yêu cầu chia tài sản chung...).

Một số trường hợp vì công việc kinh doanh buôn bán mà vợ, chồng cần phải "chớp thời cơ" để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, liên quan tới "vốn liếng" mà người vợ hoặc người chồng không đủ để dùng vào công việc đầu tư kinh doanh, buôn bán; khi sử dụng tài sản chung, phía người chồng hoặc người vợ kia lại không đồng ý sử dụng vào công việc kinh doanh, buôn bán đó do không nhận thức được "công việc làm ăn" của người vợ hoặc người chồng mình hay vì lý do nào đó. Người vợ (chồng) đã yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung để làm vốn đầu tư kinh doanh.

Cũng có trường hợp do vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: như trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân, người vợ hoặc chồng đó đã vay nợ (một khoản tiền hay tài sản) sử dụng vào nhu cầu riêng.

Nếu tài sản riêng không có hoặc không đủ mà vợ chồng không thỏa thuận được về việc lấy tài sản chung để trả nợ riêng cho một bên thì vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để người vợ, chồng lấy phần tài sản của mình trong khối tài sản chung của vợ chồng nhằm thanh toán món nợ mà mình đã vay của người khác.

Qui định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của mỗi bên vợ, chồng, cũng như quyền lợi của những người khác có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Cần lưu ý, hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay hoàn toàn không qui định về vấn đề "ly thân". Ly thân được hiểu là một chế định pháp luật và là một thuật ngữ pháp lý để chỉ trường hợp vợ chồng phải chung sống "riêng rẽ" (biệt cư) và "tách

bạch" về tài sản (biệt sản) mà pháp luật của nhiều Nhà nước tư sản và hệ thống pháp luật về HN&GĐ dưới chế độ cũ ở nước ta qui định. Theo Ph.

Ăngghen, ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo và được giải quyết dùa trên cơ sở lỗi của vợ chồng (như do vợ, chồng ngoại tình hoặc bị can án trọng hình về thường tội...). Nhà làm luật tư sản cho rằng ly thân là một giải pháp nhằm giải tỏa xung đét trong quan hệ vợ, chồng; mặt khác, thời hạn mà vợ chồng sống ly thân do Tòa án quyết định sẽ tạo cơ hội để vợ chồng suy xét lại, nhằm hàn gắn mâu thuẫn giữa vợ chồng, vợ chồng chung sống đoàn tụ không phải ly hôn; nếu không thể đoàn tụ, vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án chuyển đổi bản án của Tòa án đã quyết định cho vợ chồng được ly thân trước đó thành bản án ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Luật HN&GĐ của Nhà nước ta không qui định về vấn đề ly thân giữa vợ chồng. Điều đó hoàn toàn phù hợp với bản chất của hôn nhân được xác lập dưới chế độ XHCN. Nguyên tắc vợ chồng bình đẳng với nhau về mọi phương diện, trong đó bảo đảm quyền nhân thân của vợ chồng khi lùa chọn nơi cư trú chung (Điều 51 BLDS; Điều 20 Luật HN&GĐ năm 2000). Việc vợ chồng sống chung hay ở riêng phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh nghề nghiệp và cả nguyện vọng của các cặp vợ chồng. Hơn nữa, việc chung sống vợ chồng trong quan hệ hôn nhân là quyền của vợ chồng; pháp luật của Nhà nước không thể và cũng không cần thiết phải "can thiệp" vào đời sống tình cảm riêng tư của các cặp vợ chồng.

So với Luật HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), Luật HN&GĐ năm 2000 (Điều 29, 30) đã qui định cụ thể hơn về điều kiện, quyền yêu cầu và hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Trước đây, theo Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986, trong các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân đang tồn tại đều phải do Tòa án quyết định và nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp này giống với trường hợp vợ chồng ly hôn (áp dụng các nguyên tắc tại Điều 42 của Luật HN&GĐ năm 1986 để chia công bằng, hợp lý); mặt khác, Luật HN&GĐ năm 1986 không dự liệu về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng được hiểu và áp dụng như thế nào?

Luật HN&GĐ năm 2000 qui định rừ hơn về cỏc trường hợp (điều kiện) để vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: Khi vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác (như vợ chồng tuổi già, mặc dù có mâu thuẫn sâu sắc, nhưng không muốn ly hôn mà chỉ muốn ở riêng và có yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)...

Về phương diện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cho phép hai vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung bằng văn bản hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì không nhất thiết mọi trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều phải do Tòa án quyết định, mà trước hết sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận chia bằng văn bản. Nếu không thể thỏa thuận được với nhau thì vợ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 đã qui định: "Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng".

Như vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hóa vấn đề này, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP còn qui định:

1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Qui định này của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã cụ thể hóa về hậu quả pháp lý liên quan tới chế độ tài sản của vợ chồng, sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của Nhà nước và của những người khác về tài sản, liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu: "Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trèn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận". Cụ thể hóa vấn đề này, Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định:

Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi Ých liên quan thì việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trèn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu:

1. Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo qui định của pháp luật;

2. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

3. Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp;

4. Nghĩa vụ nép thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

5. Các nghĩa vụ trả nợ cho người khác;

6. Các nghĩa vụ khác về tài sản theo qui định của pháp luật.

Đây là những qui định mới của hệ thống pháp luật HN&GĐ năm 2000 so với Luật HN&GĐ năm 1986. Tuy nhiên, nếu Luật HN&GĐ năm 1986

(Điều 18) đã dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu vợ chồng không thỏa thuận được) thì chia như khi vợ chồng ly hôn (tức là áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng là trước tiên, sau đó mới áp dụng các nguyên tắc khác theo Điều 42 Luật HN&GĐ năm 1986); thì Luật HN&GĐ năm 2000 đã không dự liệu về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ chồng có yêu cầu. Có lẽ đây là mét "khiếm khuyết"

của Luật HN&GĐ năm 2000. Theo chúng tôi, xuất phát từ đặc điểm của tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, trong đó tỷ lệ (kỷ phần) tài sản của mỗi bên vợ, chồng trong khối tài sản chung là ngang nhau, bằng nhau.

Vì vậy, cần thiết phải qui định nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng là trước tiên, sau đó mới xem xét tới các nguyên tắc khác để chia tài sản chung cho công bằng, hợp lý (như dùa vào công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng, tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình...). Việc bổ khuyết này là rất cần thiết, tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong thực tiễn áp dụng luật.

Ngoài ra, về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Luật HN&GĐ năm 2000 cần dự liệu thêm các trường hợp: Sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn (hoặc một bên vợ, chồng chết trước) thì vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng có đặt ra nữa hay không? Vì xuất phát từ "thời kỳ hôn nhân", mét số trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng vẫn cùng chung sống và gánh vác chung công việc gia đình, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục các con... vẫn có thể có căn cứ phát sinh tài sản chung giữa vợ chồng (ví dụ: Vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung...). Đồng thời, theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (Điều 9), vợ chồng có thể thỏa thuận nhằm khôi phục chế độ tài sản chung sau khi tài sản chung đã được chia trong thời kỳ hôn nhân. Vấn đề này sẽ liên quan tới việc đăng ký tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Một vấn đề nữa mà hiện nay, xét cả về mặt lý luận và thực tiễn có những quan điểm và áp dụng chưa thống nhất. Theo Điều 29, 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP qui định về hậu quả pháp lý chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng được coi là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác! Như vậy, phải chăng qui định này đã chấp nhận chế độ "biệt sản" (là một loại chế độ tài sản giữa vợ chồng, trong đó không có khối cộng đồng tài sản)? Có gì "mâu thuẫn" với Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 khi qui định về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng?

Bởi lẽ, Luật có hiệu lực bắt buộc đối với các cặp vợ chồng trong thực tế, thế nhưng theo những qui định này thì tùy theo từng trường hợp mà chế độ tài sản được áp dụng cho các cặp vợ chồng là khác nhau! Nếu chấp nhận "chế độ biệt sản" (đối với các cặp vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo luật định, các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng), pháp luật phải dự liệu cụ thể các vấn đề sau:

- Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn phải được bảo đảm thực hiện.

- Trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc đã yêu cầu Tòa án chia hết tài sản chung, nhưng vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau (nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng); nghĩa vụ nuôi dưỡng các con. Thế nhưng khối tài sản chung đã không còn, Luật cần dự liệu cụ thể vợ, chồng tùy theo khả năng của mình mà có nghĩa vụ đóng góp phí tổn cho việc nuôi dưỡng, giáo dục các con.

Một vấn đề nữa cũng cần phải làm rừ: Theo Điều 29, 30 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng của vợ, chồng. Vậy, có phải tất cả các trường hợp mà vợ chồng thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (dù yêu cầu chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung) thì đều áp dụng theo các qui định trên? Hay chỉ áp dụng cho trường hợp vợ chồng đã yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung?

2.1.3.2. Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Ly hôn - mét hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ vợ chồng được chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh và gắn liền tương ứng trong quan hệ vợ chồng từ khi kết hôn cũng hoàn toàn chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo yêu cầu của vợ chồng. Ở nước ta những năm vừa qua, do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động dẫn tới các án kiện ly hôn gia tăng. Giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn luôn là loại việc khó khăn, phức tạp, có nhiều vướng mắc khi vợ chồng ly hôn. Trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của vợ chồng, khoản 1 Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 qui định: Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản khi ly hôn sẽ phù hợp với nguyện vọng của các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Đặc biệt, với các trường hợp thuận tình ly hôn, vợ chồng thỏa thuận được với nhau về phân chia tài chung và vấn đề giao con chưa thành niên cho bên nào nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp và mức phí tổn cấp dưỡng nuôi con là mét điều kiện để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 125 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w