Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 186 - 200)

3.2.1.1. Đối với tài sản chung của vợ chồng

* Thứ nhất, về căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng

Theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng, trước hết dùa vào "thời kỳ hôn nhân", những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ, chồng.

Thông thường quy định này được áp dụng cho các cặp vợ chồng trong thực tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật dân sự và HN&GĐ, trong một số trường hợp cụ thể, việc xác định "thời kỳ hôn nhân" chưa được luật dự liệu; các văn bản hướng dẫn áp dụng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa đề cập tới các vấn đề liên quan đến nguyên tắc xác lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đối với các trường hợp này.

- Trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố chết, mà sau đó lại trở về (Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000; Điều 93 BLDS); pháp luật mới chỉ dự liệu quan hệ hôn nhân được khôi phục (nếu người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác), còn về vấn đề tài sản chung của vợ chồng được xác định như thế nào?

(xem mục 2.1.3.3). Đây là vấn đề còn nhiều quan điểm chưa thống nhất về mặt lý thuyết.

Theo yêu cầu của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà lại trở về, những người đã được chia di sản thừa kế của người đó phải trả lại những tài sản hiện còn; nếu cố tình giấu giếm nhằm chiếm giữ tài sản đó thì họ phải trả lại toàn bộ giá trị tài sản, kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó. Quy định về hậu quả này được pháp luật của nhiều nước ghi nhận (Điều 130, Điều 131 BLDS của Cộng hũa Phỏp; Điều 32 BLDS Nhật Bản...). Trong chừng mực nhất định, hậu quả về tài sản của người bị Tòa án tuyên bố chết mà lại trở về có nội dung khác với Điều 93 BLDS của Nhà nước ta. Ví dụ: Điều 55 BLDS và Thương mại Thái Lan quy định: "... mét người đã nhận được tài sản sau việc tuyên bố mất tích, nhưng mất quyền của mình sau khi hủy bá lời tuyên bố đó, phải hoàn lại tài sản đú chỉ trong chừng mực người đú đó trở lờn giàu cú nhờ tài sản đú". Tương tự,

Điều 32 BLDS Nhật Bản dự liệu rằng: "Người được hưởng tài sản từ tuyên bố mất tích sẽ bị mất các quyền của mình khi tuyên bố này bị hủy bá. Tuy nhiên, người này chỉ chịu trách nhiệm trả lại tài sản đã nhận, tùy thuộc vào mức độ giàu lên hiện tại…".

Tuy nhiên, vấn đề tuyên bố vợ, chồng chết mà sau này lại trở về, về hậu quả pháp lý của sự kiện này có liên quan đến cả quan hệ nhân thân và tài sản của vợ chồng. Trong đó thời điểm "phục hồi" quan hệ hôn nhân và chế độ tài sản giữa vợ chồng theo hệ thống pháp luật của nhiều nước không quy định cụ thể (BLDS Nhật Bản, BLDS và Thương mại Thái Lan, DLBK ở Việt Nam...).

Riêng BLDS Cộng hòa Pháp (1804), giải pháp mà nhà làm luật lùa chọn trong trường hợp này là "không phục hồi quan hệ hôn nhân". Theo Điều 132 quy định: "Hôn nhân của người mất tích bị chấm dứt, ngay cả khi bản án tuyên bố mất tích đã bị hủy". Như vậy, nếu đã không thể phục hồi quan hệ hôn nhân, thì chế độ tài sản giữa vợ chồng cũng không thể khôi phục. Cũng có nghĩa rằng chế độ tài sản của vợ chồng sẽ đương nhiên chấm dứt khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết có hiệu lực (theo Điều 128 BLDS Cộng hòa Pháp thì bản án tuyên bố mất tích, sau khi đã được ghi vào sổ sách, có đầy đủ hiệu lực như khi người Êy chết).

Chúng tôi cho rằng, Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 93 BLDS của Nhà nước ta nên chỉnh sửa theo hướng: khi phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng chết có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt; kể cả trường hợp sau này, vì lý do nào đó mà người vợ, chồng đã bị tuyên bố chết lại trở về cũng không thể "đương nhiên" phục hồi quan hệ hôn nhân được (dù người chồng, vợ kia chưa kết hôn với người khác). Nếu vợ, chồng muốn tái hợp chung sống với nhau, họ phải đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Tức là sẽ phát sinh mét quan hệ hôn nhân mới, thời kỳ hôn nhân mới, dù chủ thể vẫn là vợ, chồng đó. Như vậy, chế độ tài sản mới giữa vợ chồng được phát sinh theo luật định, áp dụng trong thời kỳ hôn nhân mới này.

- Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.

Theo Điều 89 BLDS, vợ, chồng bị tuyên bố mất tích không làm chấm dứt quan hệ giữa vợ chồng trước pháp luật, kể từ ngày phán quyết của Tòa án tuyên bố vợ, chồng bị mất tích có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật. Theo nguyên tắc chung tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, những tài sản do vợ (chồng) tạo ra trong thời kỳ hôn nhân thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Vậy nên, tất cả những tài sản do vợ, chồng (kể cả người vợ, chồng dù bị tuyên bố mất tích hay không) tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh… của vợ chồng đều được tính thuộc tài sản chung của vợ chồng.

Theo yêu cầu của người chồng, vợ (không bị tuyên bố mất tích) hoặc của những người có quyền lợi liên quan, xét thấy có căn cứ, Tòa án ra quyết định tuyên bố người vợ, chồng bị mất tích. Người chồng, vợ kia có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng, sử dụng tài sản chung bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình. Trong trường hợp này, các giao dịch mà người vợ, chồng (không bị tuyên bố mất tích) kết ước với người khác vì lợi Ých chung của gia đình được bảo đảm bằng khối tài sản chung của vợ chồng (Điều 25 và khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 được áp dụng).

Trường hợp người chồng, vợ (không bị tuyên bố mất tích) khi quản lý và sử dụng, định đoạt tài sản chung không nhằm bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình (như có hành vi giấu giếm, tẩu tán tài sản…) thì theo yêu cầu của người vợ, chồng bị tuyên bố mất tích mà sau này lại trở về hoặc yêu cầu của những người có quyền lợi liên quan; Tòa án xác định nghĩa vụ của người chồng, vợ kia phải "đền bù" cho khối tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp người chồng, vợ (không bị tuyên bố mất tích) có yêu cầu ly hôn với người vợ, chồng bị tuyên bố mất tích, Tòa án giải quyết theo hướng dẫn tại mục 8 Điểm b của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP. Nếu Tòa án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất

tích theo đúng quy định tại Điều 89 BLDS; theo đó, tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này, thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

- Xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, sau đó lại khôi phục chế độ tài sản chung (xem mục 2.1.3.1).

Luật HN&GĐ năm 2000 (Điều 29, Điều 30) khụng quy định rừ vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về hậu quả pháp lý sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa được pháp luật HN&GĐ dự liệu.

Chúng tôi cho rằng cần phải bổ khuyết vào Luật HN&GĐ những vấn đề sau:

+ Những lý do chính đáng để vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những lý do nào.

+ Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (có thể) do vợ chồng tự thỏa thuận với nhau nhưng dứt khoát phải được Tòa án công nhận hoặc phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, nhằm hạn chế tối đa hành vi của vợ chồng lợi dụng việc chia tài sản chung để tẩu tán tài sản, trèn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người khác. Quy định này nhằm kiểm soát chặt chẽ các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

+ Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (dù chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng) thì chế độ tài sản chung của vợ chồng phải được coi là chấm dứt; phần tài sản mà vợ, chồng đã được chia, kể cả các hoa lợi, lợi tức từ các tài sản được chia đó; những thu nhập do lao

động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được coi là tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng (trừ phần tài sản chung và các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản chung chưa chia; những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung). Nói cách khác,

"thời kỳ hôn nhân" trong trường hợp này không được coi là căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng; vì đây là trường hợp đặc biệt ngoại lệ (xem mục 2.1.3.1).

+ Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Có trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung. Có trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng vẫn cùng sống chung hoặc đã ở riêng "mỗi người mỗi ngả". Luật cần dù liệu về nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau, đối với con chung và nghĩa vụ đóng góp tài sản chung nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình (xem mục 2.1.3.1). Mặt khác, luật cần dự liệu trường hợp sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, một thời gian sau vợ chồng mới có yêu cầu ly hôn hoặc một bên vợ, chồng chết trước, những tài sản nào thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì mới chia (Điều 95, Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000).

+ Vấn đề khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng: theo Điều 9, Điều 10 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP, cần dự liệu rừ thờm cỏc vấn đề sau: khụi phục các tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, không chỉ là việc thỏa thuận của vợ chồng xem xét những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng (vì theo luật, vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung thì khi khôi phục chế độ tài sản chung cũng có thể là khôi phục một phần hoặc toàn bộ tài sản của họ, coi như chưa có việc chia tài sản chung đó trong thời kỳ hôn nhân); mà ở đây cần phải hiểu rằng việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng là "khôi

phục căn cứ pháp lý xác lập tài sản chung của vợ chồng". Bởi lẽ, theo nguyên tắc chung, những tài sản mà vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh... trong thời kỳ hôn nhân (trừ nguồn gốc là tài sản riêng) đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ này đã tạm chấm dứt khi vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung của mình trong thời kỳ hôn nhân (Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000; Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP): Sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì những tài sản mà vợ, chồng được chia từ khối tài sản chung; các hoa lợi, lợi tức từ tài sản được chia;

thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng.

Nay khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng theo Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 phải được áp dụng (khôi phục lại). Các quy định tại Điều 30 của Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP không áp dụng nữa.

Ví dụ: Tiền lương của mỗi bên vợ chồng trước khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, về nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng. Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, tiền lương đó thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Khi khôi phục chế độ tài sản chung, nó lại được coi là tài sản chung của vợ chồng…

Vấn đề này rất quan trọng, vì nó là cơ sở pháp lý nhằm xác lập tài sản chung của vợ chồng, liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng với nhau và với người khác.

+ Luật HN&GĐ cần quy định: Khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Việc chia tài sản chung hoặc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được ghi chó bên lề giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh của hai vợ chồng.

Bởi lẽ, vấn đề này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người khác khi ký

kết các hợp đồng liên quan đến tài sản của vợ, chồng và lợi Ých của gia đình.

Giải pháp này được pháp luật của một số nước quy định (xem Điều 305 BLDS Cộng hòa Pháp...).

+ Đối với trường hợp vợ chồng đã ly hôn, sau đó kết hôn lại với nhau (khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 57 BLDS) cần phải xác định những tài sản của vợ, chồng được chia từ khối tài sản chung khi ly hôn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ tài sản chung của vợ chồng được xác lập từ khi kết hôn lại với nhau (bắt đầu một thời kỳ hôn nhân mới). Theo nguyên tắc chung tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, nguồn gốc tài sản được tính thuộc khối tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân… và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Như vậy, khối tài sản chung của vợ chồng (sau khi đã ly hôn mà kết hôn lại với nhau) bao gồm toàn bộ những tài sản theo khoản 1 Điều 27 quy định. Còng có thể vợ, chồng thỏa thuận nhập tất cả những tài sản đã được chia riêng trước đây khi ly hôn, vào khối tài sản chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000). Trong trường hợp đó, khối tài sản chung của vợ chồng sẽ bao gồm cả những tài sản mà vợ chồng tạo ra... trong thời kỳ hôn nhân mới, kể từ khi kết hôn lại với nhau, và những tài sản được chia riêng cho mỗi bên vợ, chồng khi ly hôn trước đây. Điều đó dẫn tới quy kết là:

chưa bao giê có việc chia tài sản chung giữa hai vợ chồng vì mặc dù trước đây khi vợ chồng ly hôn, tài sản chung đã được chia cho mỗi bên vợ, chồng; nhưng nay vợ chồng kết hôn lại với nhau và họ thỏa thuận những tài sản đã được chia đó vẫn thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.

* Vấn đề đặt ra là: Pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta có nên chấp nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) hay không? (Xem mục 2.1.3.1).

Một phần của tài liệu CHẾ ĐỘ TÀI SẢN ƯỚC ĐỊNH TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 186 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(218 trang)
w