Đặc trưng đổi mới giáo dục tiểu học và người hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục (Trang 24 - 30)

1.3.1. Đặc trưng đổi mới giáo dục và giáo dục tiểu học

Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 đưa ra định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo như sau:

* Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

* Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lừi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiờu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

* Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

* Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.

Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng….

* Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý giáo dục tiểu học có khẳng định: Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân [80].

Nhiệm vụ của trường tiểu học:

- Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá nạn mù chữ trong phạm vi cộng đồng.

- Thực hiện đầy đủ có chất lượng chương trình, nội dung, kế hoạch theo qui định của Bộ GD&ĐT.

- Góp phần xây dựng môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Như vậy, với tư cách là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vững chắc thì mới đảm bảo được nhiệm vụ xây dựng toàn bộ nền móng không những chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Mục tiêu của giáo dục tiểu học: Xây dựng mô hình giáo dục tiểu học Một nền giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở quan niệm đúng về con người, về trẻ em. Nhà trường tiểu học giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành những nét tâm lí đặc trưng người Việt Nam thời hiện đại. Một mô hình giáo dục được xác định trước hết bởi mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở [80]. Như vậy, mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm phát triển con người toàn diện có những phẩm chất tốt nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển sau này. Mục tiêu giáo dục được cụ thể hóa thành những mô hình cụ thể, bao gồm những thành tố chính như kế hoạch giáo dục – dạy học, nội dung giáo dục, được cụ thể hóa thành chương trình và sách giáo khoa, phương pháp được thể hiện qua thiết kế bài soạn và tài liệu dùng cho giáo viên; tổ chức giáo dục được thể hiện qua phương thức triển khai và CSVC - kĩ thuật phục vụ cho việc triển khai quá trình giáo dục – dạy học. Một mô hình giáo dục được cụ thể hóa ở các loại hình trường lớp khác nhau: có loại hình bán trú, có loại hình học nửa ngày, có loại hình học theo ca… Trong quá trình vận động và phát triển kinh tế - xã hội, địa phương nào có đủ điều kiện có thể nhập phương án giáo dục mới về cho con em mình học.

Các phương án giáo dục tiểu học sẽ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện làm lành mạnh và phát triển giáo dục ở bậc học này. (36)

* Đặc trưng đổi mới giáo dục tiểu học:

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Đảng và Nhà nước về việc tăng cường đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục, nhiều thông tư, quyết định đã được ban hành như: Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học;

Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 4 năm 2011 về việc ban hành Quy dịnh Chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học, Thông tư số 32 /2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học;....

Đặc trưng đổi mới giáo dục tiểu học có thể được tóm lược trong một số ý như sau:

- Quan điểm xây dựng cấp tiểu học: Coi cấp tiểu học là cấp học thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc.

- Về chương trình tiểu học: Cần tiếp cận cách thiết kế chương trình theo hướng tập trung vào năng lực. Cần phân cấp trong biên soạn và quản lý việc thực hiện chương trình. Bộ GD&ĐT biên soạn chương trình khung trong đó có chuẩn chương trình. Địa phương soạn phần chương trình dành cho địa phương và đưa ra các chỉ dẫn thực hiện chương trình ở địa phương. Các trường lập kế hoạch thực hiện chương trình cho phù hợp với đặc điểm của trường.

- Về phương pháp và tài liệu dạy học: Tăng cường đổi mới các PPDH như:

Bàn tay nặn bột, học theo nhóm, sử dụng ICT hỗ trợ cho việc học, học theo dự án.

Khuyến khích đổi mới PPDH truyền thống theo hướng tích cực hóa người học.

Trong khi chưa đủ điều kiện để biên soạn nhiều bộ SGK tiểu học, cần tổ chức biên soạn tốt một bộ SGK đáp ứng các tiêu chuẩn của sách tiểu học. … Tích cực chuẩn bị các điều kiện để tiến tới biên soạn nhiều bộ SGK tiểu học theo chương trình chung thống nhất và theo các nội dung đã được địa phương hóa.

- Về đánh giá và kiểm định chất lượng: Khuyến khích GV và các trường học thực hiện đánh giá bằng các công cụ biểu mẫu quan sát, hồ sơ học tập để có thể thu thập kết quả học của HS ở nhiều lĩnh vực nội dung.

- Về đạo tạo, bồi dưỡng, sử dụng GV: Đổi mới đào tạo GV tiểu học theo hướng: đưa chuẩn trình độ đào tạo của GV tiểu học lên trình độ cao đẳng sư phạm,

xác định và thực hiện nội dung đào tạo thực hành ở trường tiểu học trong các khoá đào tạo GV, điều chỉnh để giảm tính hàn lâm, tăng tính nghề nghiệp trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm. Cần phân cấp công tác bồi dưỡng tập huấn CBQL và giáo viên. Bộ GD&ĐT biên soạn chương trình tập huấn, chỉ định thời lượng, giám sát tập huấn tại các địa phương. Các trường Sư phạm và cơ quan QLGD địa phương tổ chức bồi dưỡng tập huấn CBQL và GV theo chương trình và các qui định của Bộ. Khuyến khích bồi dưỡng trực tuyến.

Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá CBQL, GV tiểu học theo chuẩn. Tiến tới thực hiện đánh giá CBQL, GV theo định kì 5 năm một lần để cấp chứng chỉ hành nghề cho CBQL, GV nhằm thúc đẩy CBQL, GV tính chuyên môn, nghiệp vụ. Đề xuất với chính phủ một số chính sách với CBQL, GV nhằm đảm bảo đời sống cho CBQL, GV để họ làm việc có hiệu quả.

- Về công tác quản lý cấp học:

A. Tăng cường phân cấp quản lý trong quá trình xây dựng và triển khai chương trình, cụ thể:

+ Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng và ban hành chương trình giáo dục phổ thông trong đó có chương trình cấp tiểu học, dành một thời lượng thích đáng trong chương trình để các địa phương xây dựng những nội dung học tập, điều chỉnh một phần nội dung chương trình và lập kế hoạch dạy học, vận dụng hình thức, PPDH riêng phù hợp với nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương.

+ Giao cho địa phương quản lý, giám sát, điều chỉnh một phần nội dung chương trình theo tinh thần trên và tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục.

B. Trong quá trình thực hiện chương trình, SGK ở cấp tiểu học, cần đảm bảo sự thực hiện đồng bộ các điều kiện sau:

+ Quan điểm xây dựng chương trình, các định hướng đổi mới chương trình phải được thể hiện nhất quán từ mục tiêu của cấp học đến các nội dung học tập ở môn học và những nội dung xuyên môn.

+ Đảm bảo sự tương ứng giữa các yêu cầu của chương trình, SGK mới với trình độ, năng lực của đội ngũ GV và CBQL. Kịp thời đưa các vấn đề về đổi mới chương trình, SGK vào nội dung đào tạo của các trường sư phạm.

+ Đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa các yêu cầu của chương trình, SGK với CSVC và trang thiết bị dạy học của nhà trường.

+ Đảm bảo đồng bộ giữa yêu cầu của chương trình với các chính sách giáo dục có liên quan (chính sách về đầu tư cho GD, về GV...) [38].

Những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy cũng như đánh giá kết quả GD ở bậc Tiểu học ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý nhà trường Tiểu học. Trước hết, việc lãnh đạo quản lý của nhà trường tiểu học sẽ có nhiều công việc phải làm hơn và đòi hỏi hiệu trưởng nhà trường tiểu học phải hoạch định các công việc một cách khoa học. Với chương trình mới, giáo viên hằng năm đều phải được bồi dưỡng để dạy theo chương trình này, điều này đòi hỏi hiệu trưởng tiểu học cũng phải có trình độ chuyên môn đầy đủ hơn, có khả năng quản lý phức hợp hơn, có khả năng động viên khuyến khích đội ngũ luôn học tập để đáp ứng những đòi hỏi mới của giáo dục bậc tiểu học. Việc trao quyền tự chủ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, quyền được điều khiển phân phối chương trình theo chủ trương mới cũng đòi hỏi hiệu trưởng phải có năng lực lãnh đạo và quản lý cũng như khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục mới có thể quản lý giáo viên, quản lý công việc có hiệu quả. Đổi mới quản lý nhà trường theo hướng tự chủ nhiều hơn đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo nhà trường cần có năng lực đầy đủ hơn và toàn diện hơn. Khi có nhiều quyền tự chủ có nghĩa là hiệu trưởng phải tự quyết định giải quyết mọi công việc của nhà trường một cách chủ động, tích cực. Hay nói cách khác, hiệu trưởng sẽ có trách nhiệm nặng nề hơn trước rất nhiều và đòi hỏi họ phải luôn tự phát triển cá nhân và luôn học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ nghề nghiệp.

1.3.2. Vai trò và mô hình nhân cách của người hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục

* Vai trò của người hiệu trưởng trường tiểu học trong xu thế đổi mới và hội nhập: Là người lãnh đạo nhà trường, hiệu trưởng trường tiểu học cần có năng lực vượt trội đồng nghiệp về phân tích tình hình, đề ra được kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp quy luật và là điểm tựa tinh thần của tập thể sư phạm. Là người quản lý nhà trường, hiệu trưởng trường tiểu học phải xử lý công việc hàng ngày trôi chảy, đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, chất lượng, hiệu quả, giáo dục không ngừng được cải thiện. Yêu cầu chung đối với người hiệu trưởng trường tiểu học: có tư duy toàn thể hành động cụ thể. Đây là phương châm ứng xử có tính nguyên tắc của hiệu trưởng trường tiểu học trong mạch sống và làm việc.

Cộng đồng yên tâm khi nhà trường có hiệu trưởng với “cái đầu lạnh - trái tim hồng”, băn khoăn khi hiệu trưởng với “cái đầu nóng - trái tim nóng”, hoặc “cái đầu lạnh - trái tim lạnh”, và thực sự lo lắng nếu hiệu trưởng với “cái đầu nóng - trái tim lạnh”. Người hiệu trưởng thực hiện 12 giá trị sau để hoàn thành vai trò Thủ trưởng - Thủ lĩnh:

+ Chỉ đạo công việc: Năng suất - Chất lượng - Hiệu quả + Chỉ đạo quan hệ: Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm

+ Chỉ đạo môi trường: Biết phòng vệ, biết phát triển, biết thi đua hợp tác + Tu dưỡng bản thân: Dân chủ lắng nghe, quyết đoán ở các thời điểm Internet và bồi dưỡng tinh hoa người kế nhiệm.

- Năm phạm trù “T” của hiệu trưởng để phát huy năng lực lãnh đạo

T1: Có tầm nhìn ; T2: Thu hút được đồng sự, thuộc cấp học trò, nhân dân, cộng đồng vào mục tiêu phát triển nhà trường ; T3: Biết tản quyền, phân cấp hợp lý, không ồm đồm bao biện ; T4: Có khả năng trực cảm, mẫn cảm với hoàn cảnh, môi trường để ứng biến đúng đắn ; T5: Tự đánh giá đúng đắn về bản thân, về nhà trường do mình phụ trách. [2]

Trong xu thế mới, vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học thay đổi một cách căn bản như sau: Chuyển từ quản lý ổn định và trật tự sang đổi mới và phát triển;

phải biết tạo sự đồng thuận trong đội ngũ; sắn sàng hướng dẫn, tư vấn, hộ trợ và tạo điều kiện cho đội ngũ. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, người hiệu trưởng trường tiểu học phải biết quản lý các vấn đề tài chính như doanh nhân. Đặc biệt, người hiệu trưởng phải biết minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tài chính, tổ chức, nhân sự ….Tất cả những thay đổi trên đòi hỏi hiệu trưởng trường tiểu học phải được chuẩn bị chu đáo và thường xuyên về chuyên môn – nghiệp vụ quản lý chủ yếu thông qua đào tạo – bồi dưỡng.

* Mô hình nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học:

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, mô hình nhân cách người hiệu trưởng trường tiểu học thời kỳ mới đã được nghiên cứu, kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại. Bộ GD&ĐT đã ban hành chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học như một thước đo về yêu cầu nhân cách của người hiệu trưởng. Đó là 4 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí. Trong đó, tiêu chuẩn 1 có 5 tiêu chí yêu cầu về: phẩm chất chính

trị; đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tác phong; giao tiếp và ứng xử; học tập, bồi dưỡng. Tiêu chuẩn 2 có 2 tiêu chí yêu cầu về: Trình độ chuyên môn; Nghiệp vụ sư phạm. Tiêu chuẩn 3 có 9 tiêu chí yêu cầu về: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý; Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường; Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; Quản lý học sinh; Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; Quản lý tài chính, tài sản nhà trường; Quản lý hành chính và hệ thống thông tin; Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Tiêu chuẩn 4 có 2 tiêu chí: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối hợp giữa nhà trường và địa phương. [82]

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w