Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục (Trang 30 - 35)

1.4. Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 1.4.1

1.4.1.. Tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học Trong trường tiểu học, người hiệu trưởng trước hết phải là giáo viên tiểu học.

Họ là những người lao động đặc biệt, làm một nghề đặc biệt: nghề dạy học - dạy người. Đõy là nghề đũi hỏi cú văn húa lao động rất cao, trong đú hạt nhõn cốt lừi là trí tuệ và tâm hồn. Đối với hiệu trưởng trường tiểu học, trước hết họ phải làm tốt những yêu cầu đã đề ra với người thầy (Vì thực chất họ là người thầy), bên cạnh đó họ còn phải đảm đương trách nhiệm của mình theo cương vị công tác là người đứng đầu đơn vị (Thủ trưởng); Họ cần xứng đáng là người liên kết được các nhân cách khác nhau bao gồm mọi thành viên trong đơn vị với vai trò là “Thủ lĩnh. Chỉ khi trong con người hiệu trưởng hội tụ đủ hai điều kiện: Thủ trưởng + Thủ lĩnh thì thực sự lãnh đạo của họ mới đạt hiệu quả cao nhất.

Trong bối cảnh tăng cường phân cấp quản lý và hội nhập quốc tế, vai trò của hiệu trưởng trường tiểu học có xu hướng chuyển từ nhà quản lý thụ động, chấp hành các quy định từ trên xuống: Sở giáo dục, Phòng giáo dục, UBND các cấp (hệ quả của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp) sang quản lý một tổ chức giáo dục có tính tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các hiệu trưởng trường tiểu học phải năng động, thích ứng với mọi sự thay đổi và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GD&ĐT.

Trong giai đoạn vừa qua, hầu hết đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đều đã được bồi dưỡng về quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD.

Trên thực tế, các hoạt động bồi dưỡng này đã có tác động tích cực, nâng cao trình

độ quản lý cho các hiệu trưởng trường tiểu học để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường, hướng tới mở rộng cơ hội tiếp cận, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quản quản lý… Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục cần có cách tiếp cận mới để phát triển năng lực quản lý nhà trường của mỗi Hiệu trưởng trường Tiểu học.

1.4.2. Các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học

Hoạt động bồi dưỡng là một dạng đặc biệt của quá trình dạy học, vì vậy các thành tố của hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học gồm có: mục tiêu, chương trình, nội dung, tài liệu; phương pháp và hình thức bồi dưỡng; địa điểm và thời gian bồi dưỡng; người dạy và người học.

1.4.2.1. Mục tiêu, chương trình, nội dung và tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học:

* Mục tiêu:

Mục tiêu bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần được xây dựng theo chuẩn chức danh. Chú trọng các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt về việc hình thành nhân cách, năng lực người học khi tốt nghiệp, khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội và yêu cầu của các nhà trường, khả năng thích ứng với môi trường và phát huy những kiến thức đã học, hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý nhà trường.

* Chương trình & nội dung:

Theo Luật giáo dục: Chương trình giáo dục phải đảm bảo tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn …. là cơ sở đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. [80]

Các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD hiện đang sử dụng các chương trình bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng cơ bản – 360 tiết (có tính đào tạo) theo quyết định 382 của Bộ GD&ĐT, được xây dựng một cách hệ thống bao gồm các học phần về lý luận chính trị, lý luận về khoa học quản lý, nghiệp vụ quản lý (quản lý nhân sự, quản lý hoạt động dạy và học, quản lý cơ sở vật chất, …), kỹ năng quản lý. Ngoài ra; các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD còn bổ sung thêm một số nội dung bồi dưỡng có tính cập nhật và nâng cao, được biên soạn dưới dạng các chuyên đề và có tính độc lập tương đối trong công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là:

- Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường: Xây dựng chiến lược trở thành một yêu cầu sống còn của giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng. Hiệu trưởng trường tiểu học đứng trước yêu cầu phải có kiến thức và kĩ năng cần thiết để xác định tầm nhìn, nhận dạng sứ mệnh, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường.

- Xây dựng và phát triển đội ngũ (Quản lý nguồn nhân lực): Hiệu trưởng trường tiểu học cần thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong việc bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ. Quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên, nâng cao chất lượng đội ngũ, sử dụng hợp lí đội ngũ và nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ phát triển.

- Quản lý tài chính: Vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính là đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đồng tiền. Gánh nặng thực hiện các chính sách tài chính, cải cách tài chính trong giáo dục đang đè lên vai các hiệu trưởng trường tiểu học. Họ phải đương đầu với một loạt các vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính, đó là: tiền bán trú, các khoản tài trợ, các đóng góp của phụ huynh, quĩ cựu học sinh…

- Bồi dưỡng một số kĩ năng: nghiên cứu khoa học; quản lý và lãnh đạo sự thay đổi; định dạng văn hóa và xây dựng thương hiệu nhà trường; phong cách lãnh đạo 360o; giải quyết xung đột.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng cập nhật và hướng dẫn thực hiện các văn bản ban hành hằng năm của các cấp, Ngành.

* Tài liệu bồi dưỡng: được biên soạn căn cứ vào đặc điểm của người học và các đặc thù khác nhau của công tác quản lý nhà trường (quản lý, thói quen, điều kiện...); tăng cường những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước trong GD&ĐT, về quản lý nhà trường; cập nhật các kiến thức kỹ năng quản lý mới cho đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đương chức cũng như kế cận để giúp cho công tác bổ nhiệm và bổ nhiệm lại ở các địa phương.

1.4.2.2. Phương pháp và hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học:

* Phương pháp: Luật giáo dục qui định: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [80].

Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 nêu

rừ: Phương phỏp dạy và học sẽ khắc phục lối truyền thụ ỏp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phương châm

"giảng ít, học nhiều". Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; đa dạng hoá các hình thức tổ chức giáo dục…[71].

Đối với các lớp Bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các phương pháp phải phù hợp với nhu cầu của các học viên là người lớn và cho phép người hiệu trưởng trường tiểu học áp dụng nội dung chương trình vào những tình huống thực tế và tìm kiếm những giải pháp xử lý tình huống và vấn đề phát sinh trong thực tế. Vì vậy, cần phải sáng tạo và tái tạo những kinh nghiệm quản lý giáo dục cho những học viên tham gia khóa bồi dưỡng nhưng chưa có kinh nghiệm quản lý nhà trường. Tăng cường thảo luận, làm việc nhóm để chia sẻ kinh nghiệm – những bài học thực tế mà không nguồn tài liệu nào có đủ. Xét về bản chất, phương pháp bồi dưỡng nói lên cách thức quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình giảng dạy – bồi dưỡng. Người quản lý phải hiểu rằng “Phương pháp là hình thức vận động của nội dung”, khi nắm thật vững và hiểu thật sâu sắc nội dung chương trình, nội dung chuyên đề giảng dạy và đối tượng học viên của mình, chắc chắn một giáo viên tốt sẽ có thể có những phương pháp giảng dạy phù hợp và từ đó chất lượng giảng dạy và học được nâng lên. Để việc đổi mới các phương pháp dạy học có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của Nghị quyết, cần phải chú trọng những nội dung sau:

- Đổi mới về cách dạy của người dạy cần hướng đến làm thay đổi tính chất hoạt động nhận thức của người học: chuyển từ tái hiện sang sáng tạo.

- Đổi mới cách học của người học, bằng việc tăng cường hoạt động tự học, tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học (chủ động), nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

- Tăng cường thực hành, tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề của thực tế đời sống; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học.

- Tăng cường mối quan hệ giữa trí tuệ và tâm hồn, giữa tư duy và cảm xúc.

Trong mỗi tiết học, cần đảm bảo người học được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và suy nghĩ nhiều hơn. [93].

* Hình thức bồi dưỡng: cần phải đa dạng, phù hợp với điều kiện của học viên, cần phải tập trung vào các hình thức sau: bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; bồi dưỡng một cách có hệ thống (bồi dưỡng ban đầu) và bồi dưỡng mang tính bổ sung, cập nhật; bồi dưỡng tập trung và không tập trung, có hoặc không có chu kì; bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng từ xa... Ngoài hình thức bồi dưỡng tập trung tại cơ sở bồi dưỡng hoặc theo hình thức vừa học vừa làm tại địa phương theo lớp một đợt hoặc nhiều đợt cần phải xây dựng hệ thống bồi dưỡng từ xa, qua mạng, trực tuyến.

1.4.2.3. Địa điểm và thời gian bồi dưỡng:

* Địa điểm: Mở lớp bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD theo các chương trình dài hạn hoặc ngắn hạn; các chương trình thuộc dự án. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng trong hè do các cơ sở bồi dưỡng tổ chức tại các địa phương (Phòng GD&ĐT các quận, huyện); Tổ chức bồi dưỡng tại một số trường điểm của các quận, huyện hoặc tại câu lạc bộ cán bộ quản lý các quận, huyện;

* Thời gian: Tổ chức bồi dưỡng vào cuối tuần để tạo điều kiện cho học viên vừa hoàn thành khóa học vừa đảm bảo được công việc tại cơ quan; Tổ chức bồi dưỡng liên tục trong hè (từ tháng 6 đến tháng 8) để không ảnh hưởng đến công việc;

Tổ chức bồi dưỡng vào 2 ngày/tuần kéo dài trong năm học để kết hợp vừa học vừa nghiên cứu.

1.4.2.4. Người dạy và người học bồi dưỡng:

* Người dạy (giảng viên): Do đặc thù của hoạt động bồi dưỡng nên người dạy bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cũng rất đa dạng. Ngoài những giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo bồi dưỡng có trình độ chuyên môn cao (từ Thạc sỹ trở lên), còn có đội ngũ các chuyên gia đến từ các Viện nghiên cứu KHGD, Viện nghiên cứu Khoa học xã hội, Học Viện QLGD, các trường Đại học uy tín… Đội ngũ giảng viên còn là lực lượng các nhà giáo được đào tạo bài bản và đã kinh qua công tác quản lý các nhà trường; là nhà quản lý các cơ quan quản lý GD&ĐT (Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ GD-ĐT; Sở GD-ĐT; Phòng GD-ĐT) và các cơ sở GD có bề dày thành tích trong dạy và học.

* Người học (học viên): Người học bồi dưỡng là những người thầy, hơn thế nữa họ còn là những người thầy được chọn lọc trong các người thầy, là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học đương chức hoặc kế cận (trong đó đội

ngũ đương chức là chủ yếu). Họ là những người có trí tuệ trực quan: Học theo phong cách trực quan, học bằng nhìn, học bằng mắt, bằng ngôn ngữ kết hợp với biểu hiện cơ thể hoặc nét mặt của giảng viên mới hiểu được đầy đủ nội dung bài học. Họ là những người có trí tuệ ngôn ngữ: học bằng lời, học thông qua nghe; đối tượng này học tốt thông qua các bài giảng, thảo luận và đàm thoại, qua nghe âm điệu, tốc độ nói của giảng viên và sắc thái tình cảm. Hầu hết họ đi học đều học bằng hành động: học thông qua cử chỉ, hành động và giải quyết bài tập tình huống. Có thể nói, phần lớn học viên học tập tốt nhất khi được tiếp cận với tình huống có yêu cầu ứng dụng những kiến thức, kĩ năng đã thu nạp được và những phương pháp giải quyết vấn đề trong những tình huống thực tế quản lý nhà trường.

1.5. Các mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w