CBQLGD trong giai đoạn đổi mới giáo dục
3.5.1. Các bước khảo nghiệm
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong những năm qua, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục. Để khẳng định giá trị cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giảng viên tại một số cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD. Quy trình xin ý kiến được tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra xin ý kiến (xem mẫu phiếu điều tra số 3).
Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo hai tiêu chí: Điều tra về tính cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; Điều tra về tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi.
Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra. Nguyên tắc lựa chọn: một số CBQL của Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý cấp trường, khoa; các giảng viên của nhà trường và một số giảng viên được mời dạy tại trường.
Số lượng khách thể điều tra: 56 cán bộ quản lý và giảng viên.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra và định hướng kết quả nghiên cứu.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ cần thiết: Rất cần thiết 3 điểm Cần thiết 2 điểm.
Không cần thiết: 1 điểm.
Mức độ khả thi: Rất khả thi 3 điểm
Khả thi 2 điểm.
Không khả thi: 1 điểm.
Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.
3.5.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD
Bảng 3.2. Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục TT Biện pháp quản lý
Rất cần thiết
Cần thiết
Không
cầnthiết Tổng TB Thứ SL % SL % SL % bậc
1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
51 91.1 4 7.1 1 1.8 162 2.9 1
2 Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của
hoạt động bồi dưỡng 36 64.3 11 19.6 9 16.1 139 2.5 6 3 Hoàn thiện bộ máy quản lý
tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
39 69.6 10 17.9 7 12.5 144 2.6 5 4 Chỉ đạo phát triển nội dung
chương trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
43 76.8 7 12.5 6 10.7 149 2.7 3 5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh
giá kết quả bồi dưỡng 43 76.8 7 12.5 6 10.7 149 2.7 3 6 Tăng cường đầu tư CSVC,
trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng.
34 60.7 7 12.5 15 26.8 131 2.3 7 7 Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các
đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng 49 87.5 2 3.6 5 8.9 156 2.8 2
TT Biện pháp quản lý
Rất cần thiết
Cần thiết
Không
cầnthiết Tổn
g TB Thứ SL % SL % SL % bậc
Tổng 2.6
Nhận xét:
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học được cán bộ quản lý và giảng viên đánh giá mức độ cần thiết cao thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý đề xuất X = 2.6 và có 5/7 biện pháp chiếm 71% có điểm trung bình X >2.5 (min = 1 và max = 3)
Biện pháp“Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm” được đánh giá là cần thiết ở mức độ cao nhất với X = 2.9 xếp bậc 1/7. Tiếp theo là biện pháp “Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng” được đánh giá là cần thiết ở mức độ cao thứ nhì với X = 2.8 xếp bậc 2/7 Như vậy, đại đa số các chuyên gia đều đánh giá rất cao và cho rằng đây là những biện pháp này là cần thiết nhất. Phỏng vấn đồng chí M. phòng GD&ĐT huyện Thạc Thất, thành phố Hà Nội cho biết: Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ sở bồi dưỡng và các phòng giáo dục trong việc tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn ngày hoặc dài ngày. Chúng tôi rất mong có nhiều lớp học đặt tại Phòng giáo dục để tạo điều kiện cho đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học ở những huyện xa Hà Nội như huyện chúng tôi tham gia bồi dưỡng có nhiều thuận lợi. Học viên không phải đi xa sẽ tích cực tham gia bồi dưỡng hơn, hiệu quả và chất lượng chắc chắn sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, theo ý kiến của đồng chí P., Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội khẳng định: Nếu tổ chức lớp ở địa phương chúng tôi sẽ hỗ trợ các cơ sở bồi dưỡng quản lý học viên rất tốt. Ngoài ra, học viên cùng địa bàn, tương đồng về trình độ, quan điểm sẽ thuận lợi trong việc làm bài tập nhóm cũng như liên hệ thực tế….
Tuy nhiên biện pháp “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng” được đánh giá ở mức độ ít cần thiết nhất, với điểm trung bình X = 2.3, xếp bậc 7/7. Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đều đã và đang được trang bị CSVC từ các nguồn ngân sách của nhà nước hoặc xã hội hóa. Kinh phí cho bồi dưỡng nếu chỉ trong chờ nhà nước cấp, duyệt chế độ sẽ khá lâu, vì vậy, trong điều kiện kinh tế xã hội như hiện nay, với tinh
thần ham học hỏi, đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học sẵn sàng đầu tư cho việc học cập chuẩn, nâng chuẩn để đạt hiệu quả tốt nhất, cho dù có hay không kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Không ít hiệu trưởng tâm sự: Nếu chúng em chờ được đi học theo đúng chế độ thì sẽ không phải đóng tiền, được hưởng nhiều chế độ nhưng phải chờ Phòng GD duyệt danh sách và gọi. Như thế có thể không phù hợp với thời gian và hoàn cảnh của từng cá nhân. Vì vậy, chúng em đóng tiền để được đi học cho nhanh.
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học khác đều được đánh giá mức độ cần thiết cao với điểm trung bình dao động 2,5 < X < 2,8.
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
Chú thích:
BP1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
BP2: Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng
BP3: Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
BP4: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
BP5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
BP6: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
BP7: Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng
Bảng 3.3. Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
TT Biện pháp quản lý
Rất khả
thi Khả thi Chưa khả thi
Tổng TB Thứ bậc S
L % SL % SL %
1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
43 76.8 9 16.1 4 7.1 151 2.7 2 2 Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của
hoạt động bồi dưỡng 34 60.7 4 7.1 18 32.1 128 2.3 5 3 Hoàn thiện bộ máy quản lý
tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
34 60.7 4 7.1 18 32.1 128 2.3 5 4 Chỉ đạo phát triển nội dung chương
trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
38 67.9 5 8.9 13 23.2 137 2.4 4 5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
kết quả bồi dưỡng 41 73.2 8 14.3 7 12.5 146 2.6 3
6 Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng.
27 48.2 14 25.0 15 26.8 124 2.2 7 7 Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các
đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng 49 87.5 4 7.1 3 5.4 158 2.8 1
Tổng 2.5
Nhận xét:
Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục được đánh giá ở mức khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung của các biện pháp quản lý X = 2.5 (Min = 1; max = 3) và có 3/7 biện pháp quản lý chiếm 43% có X >2.5.
Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là “Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng” có điểm trung bình X = 2.8, xếp bậc 1/7.
Trong khi đó biện pháp “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng” được đánh giá ở mức khả thi thấp nhất trong các biện pháp quản lý với X = 2.2 xếp bậc 7/7. Đại bộ phận những chuyên gia được hỏi đều cho rằng: việc giảng dạy về QLGD có thể khắc phục CSVC và trang
thiết bị cũ được. Tinh thần của người dạy và người học đều tâm huyết cho nghề, sẵn sàng hi sinh cho nghề, khắc phục mọi khó khăn gian khổ.
Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục khác đều được đánh giá mức độ khả thi cao với điểm trung bình dao động từ 2.2 đến 2.8.
Biểu đồ 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục
Chú thích:
BP1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
BP2: Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng
BP3: Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
BP4: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn
BP5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
BP6: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
BP7: Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng
Để thấy được mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục đã được đề xuất, chúng tôi lập bảng sau:
Bảng 3.4. Tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục
TT Biện pháp quản lý Cần thiết Khả thi
X TB X TB
1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
2.9 1 2.7 2
2 Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng 2.5 6 2.3 5 3 Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính
chuyên nghiệp cao 2.6 5 2.3 5
4 Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới
PPBD đáp ứng yêu cầu thực tiễn 2.7 3 2.4 4
5 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 2.7 3 2.6 3 6 Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và
tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng. 2.3 7 2.2 7 7 Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách
nhiệm bồi dưỡng 2.8 2 2.8 1
Đề tài sử dụng hệ số tương quan thứ bậc Spiếc man để tính toán:
τ = 1 - N(6ND2 1) 2
− Σ
Kết quả tính toán τ ≈ + 0.96
Với hệ số tương quan τ ≈ + 0.96 cho phép rút ra kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học có tương quan thuận và chặt chẽ, tức là có sự phù hợp khá cao.
Như biện pháp “Tổ chức nâng cao nhận thức về HĐBD và quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm” mức độ cần thiết X = 2.9, xếp bậc 1/7 thì mức độ khả thi được đánh giá X = 2.7; xếp bậc 2/7.
Biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng” có mức độ cần thiết và khả thi đều xếp bậc 3/7
Biện pháp “Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng” có mức độ cần thiết và khả thi đều xếp bậc 7/7
Có thể biểu diễn tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục.
Chú thích:
BP1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý HĐBD hiệu trưởng trường tiểu học cho các lực lượng có trách nhiệm
BP2: Kế hoạch hóa nhân tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng
BP3: Hoàn thiện bộ máy quản lý tham gia HĐBD có tính chuyên nghiệp cao
BP4: Chỉ đạo phát triển nội dung chương trình và đổi mới phương pháp bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực tiễn
BP5: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng
BP6: Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị và tài chính đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng
BP7: Cải tiến cơ chế phối hợp giữa các đơn vị chịu trách nhiệm bồi dưỡng
3.6. Thực nghiệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu