động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
* Mô hình quản lý CIPO
Năm 2000, UNESCO đưa ra mô hình CIPO với triết lý: “Chất lượng đào tạo là một quá trình” để quản lý chất lượng giáo dục và đào tạo của các cơ sở giáo dục, trong đó có các thành phần: Đầu vào (Input), Quá trình (Process), Đầu ra (Output/Outcome) và Tác động của bối cảnh (Context). Để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học hướng tới chất lượng thì các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD cần quản lý các yếu tố đầu vào, quản lý quá trình thực hiện đến quản lý các yếu tố đầu ra; đồng thời, cần quan tâm đến tác động của bối cảnh với phạm vi rộng và đa dạng hơn như các vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách, môi trường phá triển kinh tế xã hội (tiến bộ KHCN, hội nhập quốc tế, đối tác cạnh trạnh, đầu tư cho giáo dục…)
Hình 1.1: Mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng
Bốn yếu tố này được đánh giá theo 10 tiêu chí sau: (1) Người học khỏe mạnh, được nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ hoạt động chủ động; (2) Giáo viên thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức;
(3) Phương pháp và kĩ thuật dạy học-học tập tích cực; (4) Chương trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy; (5) Trang thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu và công nghệ giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận, thân thiện với người sử dụng; (6) Môi trường học tập bảo đảm vệ sinh, an toàn, lành mạnh; (7) Hệ thống đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình giáo dục và kết quả giáo dục; (8) Hệ thống quản lý giáo dục có tính cùng tham gia và dân chủ; (9) Tôn trọng và thu hút được cộng đồng cũng như nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục; (10) Các thiết chế, chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đẳng (về chính sách đầu tư). Như vậy, mô hình CIPO có tính chất kiểm soát quá trình bồi dưỡng và tất cả các yếu tố tác động từ môi trường kinh tế - xã hội lên quá trình bồi dưỡng để hướng tới chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn các phòng GD&ĐT.
* Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục:
Đầu vào (Input) - Tuyển sinh
- Giáo viên - Tài chính
- Chương trình BD - CSVC và TTB dạy học
Quá trình (Process) - Quá trình dạy – học - Kiểm tra, đánh giá
Đầu ra (Output/Outcome) - Người học tốt nghiệp - Thỏa mãn nhu cầu cá nhân - Đáp ứng nhu cầu địa phương
Tác động của bối cảnh (Context) - Chính trị, kinh tế, xã hội
- Chính sách (Luật Giáo dục, …) - Khoa học và công nghệ
- Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh,…
Hình 1.2: Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn đổi mới giáo dục
1.5.1.1. Quản lý đầu vào
a) Quản lý công tác tuyển sinh bao gồm: Quản lý chính sách tuyển sinh, quá trình tuyển sinh (phân nhóm, xếp lớp theo địa bàn quận/huyện,…). Tuyển sinh cho một khóa học bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là việc đăng kí (đặt hàng) của phòng GD&ĐT các quận/huyện với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD. Thông qua việc tuyển sinh, các cơ sở bồi dưỡng phải nhớ được đặc điểm của đối tượng để việc tổ chức bồi dưỡng có kết quả. Từ đó các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD sẽ phối hợp với các Phòng GD&ĐT để tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu về chương trình bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, số lượng người học, khung thời gian, địa điểm bồi dưỡng và chi phí mà hai bên thỏa thuận.
b) Quản lý phát triển chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học.
Trong đó, mục tiêu là tầm nhìn, là tuyên bố trạng thái mong đợi của cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD về sản phẩm đào tạo (hiệu trưởng các trường tiểu học sau bồi dưỡng), nó mang tính định tính xuất phát từ ý muốn chủ quan của người xây dựng
Quản lý quá trình - Quản lý quá trình bồi dưỡng
Quản lý đầu vào - QL công tác tuyển sinh
- QL phát triển chương trình BD
- QL các điều kiện phục vụ hoạt động BD (tài chính, CSVC, trang thiết bị và môi trường…)
Tác động của bối cảnh đến QL hoạt động BD Hiệu trưởng trường TH
- Thể chế, Chính sách, …
- Tiến bộ khoa học và công nghệ - Hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh - Đầu tư cho đào tạo – bồi dưỡng
Quản lý đầu ra - Quản lý công
tác đánh giá kết quả đầu ra - Quản lý công tác cấp chứng chỉ tốt nghiệp
Quản lý thông tin đầu ra:
- Việc làm
-Triển vọng phát triển
chương trình. Nội dung bồi dưỡng là toàn bộ kiến thức, kỹ năng mà người học cần đạt được sau khi học để có thể vận dụng trong thực tiễn quản lý trường tiểu học.
Phương pháp bồi dưỡng bao gồm hệ thống phương pháp giảng dạy của GV và hệ thống phương pháp học tập của học viên; trong đó, vai trò của GV như người hướng dẫn, định hướng quá trình học tập cho học viên lựa chọn phương pháp học tập phù hợp để tự tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cần phải thường xuyên cải tiến nội dung, chương trình phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương, cập nhật thực tiễn quản lý, để truyền đạt kinh nghiệm cho người học.
Tạo cơ hội cho các Phòng GD&ĐT được tham gia định hướng mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng; các nhà quản lý có kinh nghiệm ở các Phòng GD&ĐT hoặc các trường tiểu học có thể được mời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra và phát triển chương trình bồi dưỡng. Khi điều chỉnh, bổ sung cần có khảo sát thực tế kết hợp với tham khảo ý kiến của chuyên gia và hiệu trưởng các trường tiểu học có uy tín.
c) Quản lý các điều kiện bảo đảm hoạt động bồi dưỡng bao gồm: Quản lý quá trình tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng GV dạy bồi dưỡng; Quản lý quá trình xây dựng kinh phí phục vụ BD; mua sắm, xây lắp, bảo quản và sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học cần thiết để phục vụ hoạt động bồi dưỡng; quản lý môi trường… nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng.
1.5.1.2. Quản lý quá trình bồi dưỡng
Quản lý quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học thực chất là quản lý quá trình dạy và học nghề quản lý- một quá trình kết hợp đan xen liên tục, mềm dẻo, linh hoạt giữa quá trình dạy và học với quá trình đánh giá kết quả dạy và học nhằm bảo đảm sự hoàn thành trọn vẹn từ khâu chuẩn bị ban đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng. Để quản lý quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học cần lập kế hoạch, chỉ đạo, điều hành quá trình dạy học theo chương trình bồi dưỡng đã thiết kế đáp ứng yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng. Khi tổ chức quá trình dạy học cần chú ý công tác đánh giá kết quả dạy và học nhằm bảo đảm kết quả được đánh giá theo quá trình. Việc mời các chuyên gia của địa phương tham gia vào quá trình chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của người học rất quan trọng; đặc biệt, mời các
Phòng GD&ĐT trực tiếp tham gia vào hội đồng đánh giá kết quả để khẳng định giá trị “đầu ra” bảo đảm đúng chuẩn mà chính địa phương mong muốn.
1.5.1.3. Quản lý đầu ra
a) Quản lý công tác đánh giá kết quả đầu ra. Kết quả đầu ra được đánh giá với tổ hợp về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Việc có các chuyên gia của các địa phương tham gia vào quá trình này có giá trị như công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng. Bờn cạnh đú, cơ sở bồi dưỡng phải theo dừi kết quả đầu ra, phối hợp với các Phòng GD&ĐT có biện pháp giúp đỡ khuếch trương kết quả.
Chuẩn đầu ra là việc cụ thể hóa mục tiêu bồi dưỡng thành các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của người học tốt nghiệp xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn địa phương và chuẩn nghiệp vụ. Nói cách khác, chuẩn đầu ra phải thể hiện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiệp mà người thiết kế chương trình kỳ vọng người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng. Các yêu cầu này được diễn giải cụ thể và định lượng được; vì vậy, chuẩn đầu ra phải là các tiêu chí cụ thể để học viên, GV và CBQL biết và phấn đấu đạt được.
b) Quản lý công tác cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Cần chú ý mức độ linh hoạt của chứng chỉ để có được văn bằng tương ứng với trình độ đào tạo theo quy định.
c) Quản lý thông tin đầu ra: Thông qua kênh thông tin của các địa phương trong việc bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nắm bắt được tốt hơn về “sản phẩm” của mình sau bồi dưỡng, từ đó xây dựng kế hoạch cũng như xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng chuẩn hơn, đúng và trúng nhu cầu của người học hơn. Điều đó góp phần lôi cuốn nhiều người học hơn đến với cơ sở bồi dưỡng cũng như nâng cao uy tín của nhà trường. Bên cạnh đó, đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học cũng được bồi dưỡng tốt hơn, tăng cao nghiệp vụ quản lý, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của các địa phương.
Ngoài ra, các Phòng GD&ĐT cũng là nguồn cung cấp thông tin phản hồi về năng lực đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học đã qua bồi dưỡng để nhà trường kịp thời điều chỉnh công tác quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương. Các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD sẽ nắm bắt được nhu cầu của các địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo việc bồi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả trong giáo dục.
1.5.1.4. Tác động của bối cảnh đến quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay
a) Về thể chế, chính sách: những tác động từ Nghị quyết Trung ương Đảng, luật Giáo dục, Nghị định, Thông tư,… là định hướng tạo điều kiện mở đường cho giáo dục nói chung và hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học nói riêng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới ngày nay.
b) Về sự tiến bộ của khoa học và công nghệ: những tác động của KH&CN được cập nhật, ứng dụng,… làm cho quá trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học đã có sự nâng cấp và phát triển nhanh chóng. Đôi khi, việc tranh thủ thời cơ tốt từ tác động này giúp cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD nắm bắt được một phần xu hướng, nhu cầu để kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình bồi dưỡng.
c) Về hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh: biết tranh thủ cơ hội từ tác động của yếu tố này sẽ giúp cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD có điều kiện so sánh, tự xác định vị trí, giá trị, thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà cả khu vực và thế giới; đồng thời, sẽ tạo ra cầu nối để tận dụng triệt để những thời cơ quý giá trong quá trình liên kết, hợp tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, tiếp cận chương trình bồi dưỡng tiên tiến của thế giới. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBQLGD cần quan tâm đến các yếu tố khác như dân cư, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho giáo dục… để có những định hướng phát triển phù hợp, mặc dù những tác động này có thể mang tầm vĩ mô, nhưng ít nhiều có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
1.5.2. Mô hình quản lý hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học theo chức năng quản lý
1.5.2.1. Lập kế hoạch tuyển sinh cho hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
Lập kế hoạch trong quản lý giáo dục rất quan trong, vì nó có khả năng ứng phó với những bất định và sự thay đổi. Việc lập kế hoạch cho phép nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu, đặc biệt mục tiêu ưu tiên; cho phép lựa chọn những phương án tối ưu, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức;
và tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra. Để việc quản lý hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả, các cơ sở QLGD phải chú ý lập kế hoạch tốt trong nhiều nội dung: tuyển
sinh, thời gian và địa điểm mở lớp, tài chính, nhân sự phục vụ lớp học…. Trong phạm vi của luận án, tác giả chú trọng đến khâu lập kế hoạch tuyển sinh cho hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học. Vì vậy, để xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho mỗi khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, bộ máy quản lý hoạt động bồi dưỡng cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau:
Bước một, tổ chức quán triệt về nhận thức cho toàn đơn vị về Nghị quyết đổi mới GD&ĐT của Đảng và các văn bản hướng dẫn đi kèm; từ đó Ban giám hiệu chỉ đạo đội ngũ CBQL xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
Bước hai, Ban giám hiệu nhà trường cần phải chỉ đạo các đơn vị Khoa, Phòng tổ chức điều tra và thống kê nhu cầu đào tạo bồi dưỡng từ các Phòng Giáo dục hoặc các trường học. Với các kết quả thu thập được từ địa phương, các Khoa chuyên môn phối hợp với phòng Đào tạo (phòng Giáo vụ) lập kế hoạch tuyển sinh, tư vấn cho nhà trường đăng kí chỉ tiêu với Sở và duyệt điều kiện mở lớp. Việc xây dựng kế hoạch tuyển sinh làm tốt, chính xác sẽ giúp cho nhà trường chủ động trong việc mở lớp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch hằng năm.
Bước tiếp theo là xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch.
Cần phải có thông tin thông suốt với học viên và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp để thông báo kịp thời kế hoạch triển khai lớp bồi dưỡng; Ban Giám hiệu cần phải chỉ đạo, phõn cụng nhiệm vụ rừ ràng cho từng bộ phận, xõy dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận. Đặc biệt phải có đội ngũ giám sát và thông tin kịp thời về việc tuyển sinh của hoạt động bồi dưỡng cho Ban Giám hiệu để điều chỉnh cũng như rút kinh nghiệm.
1.5.2.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học
* Quản lý bộ máy tham gia hoạt động bồi dưỡng
Để tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học, trước hết mỗi cơ sở bồi dưỡng CBQLGD cần xây dựng bộ máy thực hiện như sau:
- Thiết lập một cơ cấu tổ chức với các bộ phận cơ bản (phân công trong Ban giám hiệu; Các phòng phục vụ: phòng Giáo vụ (Đào tạo), phòng TCHC, phòng Kế toán; Khoa chuyên môn);
- Phân chia quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các bộ phận và xác định các mối quan hệ ngang dọc trong cơ cấu tổ chức;
- Chọn lựa CBQL các bộ phận để đáp ứng yêu cầu quản lý: Phải là những người có uy tín chuyên môn, được đào tạo về khoa học QLGD; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, là tấm gương tốt cho GV, NV, HV; có năng lực lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng…
- Đội ngũ GV phải đảm bảo đạt chuẩn trình độ đào tạo, vừa có đức vừa có tài. Có năng lực tìm hiểu học viên, năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục, năng lực giao tiếp, năng lực tự học và NCKH…
- Đội ngũ chuyên viên, nhân viên phải có tính chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình năng nổ, trách nhiệm với công việc được giao.
Trên cơ sở Luật giáo dục và các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của của các cơ sở bồi dưỡng và Quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường đã được ban hành, các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, cá nhân trong hệ thống. Hệ thống tổ chức của mỗi cơ sở bồi dưỡng CBQLGD phải tạo cho các phòng, khoa chức năng có quyền độc lập, tự chủ nhưng phải xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, tránh chồng chéo nhiệm vụ. Mỗi phòng, khoa chức năng phải quản lý được chất lượng giảng dạy - học tập, chất lượng công tác chuyên môn của CB, GV và NV trong đơn vị mình. Có biện pháp công nghệ hóa hệ thống quản lý lưu trữ trong nhà trường và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy cũng như phục vụ giảng dạy bằng việc ứng dụng CNTT. Các đơn vị trong trường tuỳ theo chức năng phải tham gia vào công tác lập kế hoạch, công tác quản lý - phục vụ học viên, xem xét chương trình bồi dưỡng, tài chính, sử dụng các phương pháp quản lý phù hợp và tiên tiến, công nghệ hóa hệ thống quản lý hoạt động bồi dưỡng, thiết lập các mối quan hệ đối ngoại v.v... Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng theo đúng mục tiêu đã hoạch định và định kỳ thay đổi CBQL hoặc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBQL.
* Tổ chức sự phối hợp giữa các đơn vị ngoài nhà trường có trách nhiệm tham gia hoạt động bồi dưỡng
Phối hợp là dùng vào cùng một mục đích và trong cùng một lúc nhiều tác dụng khác nhau, tăng cường lẫn nhau; phối hợp là sắp xếp nhiều yếu tố để cùng tiến hành theo một mục đích chung. Tổ chức phối hợp trong hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học là các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải lôi cuốn, huy động các