Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
1.3. Thể hiện của nguyên lý về sự phát triển trong hoạt động dạy học Toán
Nói chung, triết học đã tác động tích cực đến sự phát triển, đóng vai trò là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của Toán học. Vấn đề cơ bản của triết học trong Toán học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Đó là mối quan hệ giữa số lượng và hình thức không gian của các sự vật trong thế giới hiện thực với các tri thức Toán học. Chủ nghĩa duy vật cho rằng sự xuất hiện của Toán học là kết quả của sự phản ánh các sự vật hiện tượng trong thế giới thực. Những con số và những kích thước Hình học trong Toán học không phải là kết quả sáng tạo thuần túy của tư duy mà nó là kết quả của sự phản ánh số lượng và hình dáng của các sự vật ở trong hiện thực. Toán học, không có số lượng chung chung, thuần túy tách rời các sự vật mà ngay cả kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều cao) cũng là kết quả của sự phản ánh không gian của các vật thể trong thế giới thực.
Nói riêng, nguyên lý về sự phát triển cũng đóng vai trò quan trọng về phương pháp luận và thế giới quan trong học Toán, được thể hiện như sau:
1.3.1. Thể hiện trong định hướng xây dựng chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông.
Trong cuốn Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT môn Toán đã viết “Chỉ có đổi mới phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giói đang hướng tới nền kinh tế tri thức”. Cú thể núi, cốt lừi của đổi mới dạy học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của trò. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông cần thực hiện theo các định hướng sau:
+ Bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông
+ Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể + Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi
+ Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường + Phù hợp việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học
+ Kết hợp việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các phương pháp dạy học tiên tiến hiện đại với khai thác các yếu tố tích cực của phương pháp dạy học truyền thống.
Khi xây dựng chương trình môn Toán ở nhà trường phổ thông, Bộ giáo dục đã quán triệt một số quan điểm chủ đạo sau:
+ Chương trình đảm bảo sự phát triển giữa các cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học.
+ Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm cụ thể; là sự kết nối giữa mục tiêu giáo dục – nội dung và phương pháp giáo dục – phương tiện dạy học – tổ chức các hoạt động dạy học – cách thức đánh giá học tập của HS mà ở đó các em được học tập thông qua hoạt động và bằng hoạt động, phù hợp với sự phát triển của mình.
+ SGK không đơn thuần là một tài liệu thông báo các kiến thức sẵn có mà tài liệu giúp các em tự học, giúp các em tự mình chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo (đây chính là sự cụ thể hóa của quan điểm “Sự phát triển của mỗi con người biểu hiện ở khả năng tự hoàn thiện mình cả về thể chất lẫn tinh thần phù hợp với sự vận động và phát triển của môi trường trong đó con người sinh sống.” ([8; tr.217]))
+ Nội dung chương trình cần đảm bảo kế thừa được những ưu điểm của các SGK cũ và của các nước phát triển để đảm bảo sự phát triển liên tục của các mảng kiến thức, đảm bảo tính thời đại của nội dung.
+ Nội dung chương trình cũng cần tích hợp các kiến thức chứa đựng những vấn đề liên quan đến tính ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống. Qua đó
giúp phát triển toàn diện nhận thức của học sinh cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành.
Trong cuốn hướng dẫn thực hiện chương trỡnh SGK lớp 11 mụn Toỏn đó chỉ rừ:
“Cách dạy truyền thống, thầy giảng dạy trò nghe, tiếp thu thụ động đã hạn chế quá trình dạy học. Nếu tự tìm hiểu và phát hiện ra những đặc trưng, các quy luật thì kiến thức thu được sâu sắc và ứng dụng hiệu quả hơn nhiều cho việc học tập tiếp theo và cho việc ứng dụng thực tiễn. Tìm kiếm các phương pháp học tập sáng tạo từ lâu đã là mong muốn của các nhà giáo dục trên thế giới.”([29; tr.10])
Theo định hướng trên, ta có các định hướng cơ bản được cụ thể hoá thông qua các đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại như sau ([14, tr.115-122]):
+ Người học là chủ thể hoạt động độc lập hoặc hợp tác
+ Tri thức được cài đặt trong những tình huống có dụng ý sư phạm + Dạy việc học, dạy tự học trong suốt quá trình dạy học
+ Tự tạo và kiến thiết những phương tiện dạy học để tiếp nối và gia tăng sức mạnh con người
+ Tạo niềm lạc quan học tập dựa trên lao động và thành quả của bản thân người học
+ Xác định được vai trò mới của người thầy với vai trò là người thiết kế, uỷ thác, điều khiển, thể chế hoá kiến thức.
1.3.2. Thể hiện trong hoạt động dạy học nội dung mới
Các nội dung mới trong chương trình được xây dựng liền mạch theo chiều hướng phù hợp với sự phát triển tri thức khoa học và nhận thức của HS; đảm bảo sự thống nhất liên tục giữa kiến thức mới và kiến thức cũ, giữa các chương mục, các nội dung…. Khi dạy học bất kì một nội dung nào, người GV cũng cần thể hiện rừ quan điểm trờn qua cỏc hoạt động dạy học.
Vớ dụ 1.10: Trong quỏ trỡnh dạy học, GV cần giỳp HS hiểu rừ sự phỏt triển của Toán học tương ứng với sự phát triển của lịch sử và văn minh nhân loại. Chẳng hạn, việc xây dựng lĩnh vực hình học không gian là một chặng
đường phát triển lâu dài của Toán học trên cơ sở của hình học phẳng và từ nhu cầu của con người khi muốn khám phá những điều ẩn chứa trong thế giới không gian rộng lớn.
1.3.3. Thể hiện trong hoạt động giải bài tập
Hệ thống bài tập trong SGK được thiết kế sao cho mỗi HS đều được phát triển năng lực giải toán phù hợp với khả năng của mình.
Giáo viên cần quan tâm khai thác ý nghĩa, vai trò của từng bài tập, từng dạng toán cũng như xem xét sự biến đổi của chúng khi thay đổi dữ kiện, từ đó mở rộng và phát triển chúng – tạo cơ hội cho HS được suy nghĩ và phát triển khả năng vốn có của mình.
Ví dụ 1.11: Khi dạy học giải bài tập về chứng minh hai mặt phẳng vuông góc, GV có thể khéo léo vận dụng nguyên lý về sự phát triển để giúp HS tìm ra cách giải đồng thời hệ thống hóa kiến thức đã học về quan hệ vuông góc trong không gian. Chẳng hạn, HS cần hiểu muốn chứng minh hai mặt phẳng vuông góc ta cần chứng minh mặt phẳng này vuông góc với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng kia; muốn chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ta cần chứng minh đường thẳng đó vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng;muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc thì cần chứng minh góc giữa chúng bằng 900….Như vậy, qua những hoạt động đó GV đã giúp HS từng bước tháo gỡ khó khăn để tìm ra cách giải, đồng thời cho các em hiểu việc xây dựng khái niệm hai mặt phẳng vuông góc thực chất là kết quả của sự phát triển trên cơ sở kế thừa các kiến thức đã học về quan hệ vuông góc trước đó.
1.4. Vận dụng quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng