Thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học duy vật biện chứng vào hoạt động dạy học giải bài tập hình học lớp 11 (Trang 44 - 47)

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

1.7. Thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT

1.7.1. Vài nét về tình hình dạy học môn Toán ở trường THPT

Thực trạng dạy học chủ đề giải bài tập Hình học 11 nói riêng cũng như thực trạng dạy học Toán nói chung hiện nay, thông qua dự giờ quan sát trao đổi với HS và GV, chúng tôi thấy rằng:

1) Những điểm mạnh

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Toán ở trường THPT đã có một số chuyển biến tích cực. Trong mỗi tiết dạy, GV đã quan tâm đến việc chuyển từ truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, chú trọng hình thành năng lực tự học cho HS dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của GV. Các hình thức tổ chức dạy học đã được đổi mới làm cho việc học tập của người học trở nên lý thú hơn, kết hợp dạy học cá nhân với dạy học theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong quy trình giáo dục. Bên cạnh đó, các phương pháp dạy học tích cực đã được các thầy cô giáo quan tâm và vận dụng vào giờ dạy của mình. Từ đó tạo điều kiện để các em được suy nghĩ, tự mình tìm kiếm và khám phá tri thức mới.

Sách giáo khoa biên soạn trong những năm gần đây đã phần nào tạo được điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực giải toán cho HS. Nhiều nội dung kiến thức đã được trình bày theo hướng mở, nhiều bài tập có thể khai thác theo nhiều hướng giải quyết khác nhau, một số bài tập được soạn theo hướng nhằm giúp HS biết phát hiện và sửa chữa sai lầm.

2) Những hạn chế

Khi dạy các kiến thức Toán học, nhiều GV chỉ trình bày, giới thiệu các kiến thức cú trong SGK mà khụng cú giải thớch cụ thể để HS hiểu rừ bản chất của hiện tượng Toán học; do vậy làm các em thấy khó khăn trong việc nắm bắt các kiến thức một cách tự nhiên. Mặt khác, một bộ phận GV vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là dạy hết những gì SGK viết, rập khuôn cứng nhắc những bước trong đó mà thiếu sự chuyển biến linh hoạt dẫn đến quá tải trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp.

Năng lực của GV trong việc tiếp cận với chương trình đổi mới phương pháp dạy học không đồng đều ở các trường và các địa phương, phương pháp dạy học của nhiều GV còn gượng ép, thiếu sự sáng tạo, chủ yếu lên lớp là thầy dạy, chưa lấy người học làm trung tâm và chỉ cung cấp những kiến mới bằng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Phần lớn thời gian trong một tiết học, GV dùng để

giảng bài và ghi bảng còn HS thì nghe giảng và chép bài chứ chưa tổ chức được các hoạt động khám phá để các em tự lực tìm kiếm tri thức mới.

Nhiều GV muốn tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và nếu tiếp cận được thì cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Nếu để HS trao đổi tranh luận để từ đó phát hiện tri thức mới thì tâm lý chung của GV là sợ sẽ chiếm nhiều thời gian trong một tiết học mà không truyền đạt hết lượng kiến thức quy định sẵn trong SGK. Hậu quả là việc GV dạy rập khuôn theo kiểu “thông báo đồng loạt”, thông tin được truyền theo một chiều từ thầy đến trò mà quên đi mối quan hệ giữa trò với trò, làm hạn chế tính tích cực chủ động độc lập của HS.

Theo xu hướng xã hội hiện nay, tâm trí chung của HS là học để vượt qua các kỳ thi. Chất lượng đào tạo được đánh giá qua tỉ lệ đỗ đạt, qua số lượng HS đạt giải hay đạt điểm cao. Chính điều đó đã tạo áp lực cho các em và ngay cả bản thân GV, tác động không nhỏ đến cách dạy và cách học. Dạy theo kiểu giảng lý thuyết và áp dụng mẫu bài tập một cách không có chọn lọc, học theo kiểu học tủ, làm càng nhiều bài nhiều dạng bài tập càng tốt mà quên đi việc phải dạy cho các em con đường để chiếm lĩnh tri thức đó. Do vậy, khi đứng trước một tình huống mới có vấn đề thì nhiều HS thường bộc lộ khó khăn khi không biết phải bắt đầu từ đâu, vận dụng sơ đồ, kiến thức nào để giải quyết vấn đề.

1.7.2. Thực trạng việc vận dụng một số kiến thức về phép biện chứng duy vật nói chung và nguyên lý về sự phát triển nói riêng trong dạy và học toán ở trường THPT hiện nay

Trong thực tiễn dạy học vẫn còn nhiều tồn tại bất cập liên quan đến việc vận dụng một số kiến thức về phép biện chứng:

+) Nhiều GV chỉ giảng dạy bằng cách chữa các bài tập một cách thuần túy, chưa làm nổi bật được mối quan hệ biện chứng giữa các bài tập này với các bài tập khác, giữa những kiến thức đang học với những kiến thức cũ, ít có các giải pháp nhằm phát triển tiềm năng của SGK một cách có hiệu quả. Trong quá trình dạy học, đa số GV cũng chỉ chú ý một mặt, một vấn đề nào đó mà chưa

nhìn nó trong sự mâu thuẫn đấu tranh của các mặt đối lập, trong sự thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi về chất.

+) Trong quá trình học, HS ít được rèn luyện vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề liên quan trong thực tế. Bên cạnh đó, khi giải toán các em còn nhìn toán học trong sự rời rạc, trong trạng thái tĩnh mà chưa thấy mối liên hệ phục thuộc, sự vận động biến đổi, quá trình phát triển; chưa nhìn thấy toán học trong sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên lý về sự phát triển của triết học duy vật biện chứng vào hoạt động dạy học giải bài tập hình học lớp 11 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w