2.2. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển kinh tế 1. Khái niệm
2.2.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn vốn tập trung và phân phối đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội, để có chính sách huy động cho phát triển kinh tế, cần phân loại VĐT và đánh giá đúng tầm quan trọng vủa từng nguồn vốn.
Xét về bản chất, nguồn vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác - Lê nin và kinh tế học hiện đại chứng minh.
Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kinh tế nói riêng bao gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.4.1. Nguồn VĐT trong nước.
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế, bao gồm:
-Nguồn vốn nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng phát triển của nhà nước và nguồn VĐT phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh; hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đàu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước; chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, chi cho quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
+ Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Đây là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi được vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính toán kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn vay tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, nguồn vốn này có thể khuyến khích phát triển các ngành, các lĩnh vực theo địn hướng chiến lược của nhà nước và chi phối đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn này dược hình thành từ vốn sở hữu và tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ từ
nghân sách nhà nước cho doanh nghiệp….Nguồn vốn này được xác định hiện đang là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
-Nguồn vốn từ khu vực tư nhân và dân cư.
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phân tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Quy mô nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân cư, chính sách của địa phương. Hiện nay, khu vực này được đánh giá là vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.
2.2.4.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển của nước sở tại.
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn, đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế. Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu hiện cụ thể của quá trình chuyển diao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng chảy từ các nước phát triển chảy vào các nước đang phát triển thường được các nước có thu nhập thấp đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau.
Trong phạm vi của đề tài, chỉ đề cập đến hai hình thức cơ bản nhất. đó là:
Viện trợ phát triển hình thức (ODA).
Đây là nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, các chính phủ nước ngoài viện trợ cho các nước đang và chậm phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn, ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian cho vay, khối lượng vốn vay tương đối lớn, trong ODA thường có yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 20% tuy nhiên, các điều kiện ràng buộc tương đối khắt khe, đặc biệt là tính hiệu quả của nguồn vốn. Nguồn vốn ODA chủ yếu dành cho hỗ trợ các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các hình thức tài trợ ODA bao gồm: Hỗ trợ theo dự án, hỗ trợ phi dự án, hỗ trợ cân bằng cán cân thanh toán, hỗ trợ tín dụng thương mại.
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là vốn của các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài đầu tư sang nước khác, trực tiếp quản lý và tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. Nguồn VĐT trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với nguồn vốn khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn.
Thay vì nhận lãi suất trên VĐT, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đàu tư hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, thông qua FDI có thể tiếp cận được với thị trường thế giới vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện; thông qua FDI cũng có thể tiếp cận được những công nghệ và kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi đầu tư.
Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
FDI và ODA có quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau.