KINH TẾ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
3.2. Khái quát tình hinh đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010
3.2.2. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế theo ngành 1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Là một huyện đồng bằng bán sơn địa, sản xuất của huyện Đô Lương lâu nay vẫn chủ yếu là thuần nông, đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp luôn được huyện tập trung đầu tư phát triển. Trong mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, huyện đã ban hành các cơ chế hỗ trợ để khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như hỗ trợ lãi suất tiền vay để nông dân mua các giống cây, con mới có năng suất, chất lương cao vào sản xuất qua các vụ san xuất, đầu tư xây dựng thí các mô hình sản xuất tập trung, mua sắm máy móc thiết bị để đẩy mạnh cơ giới hoá trong nông nghiệp, hỗ trợ đầu tư bê tông hoá hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng mới và nâng cấp hệ thống hồ đập thuỷ lợi, trạm bơm, chuyển đổi các diện tích trồng lúa bấp bênh sang trổng các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn… Đến nay, trên 90% diện tích lúa của huyện được gieo trông bằng các giống lúa lai và lúa chất lượng cao, năng suất bình lúa bình quân của huyện bình quân hàng năm luôn đạt từ 55-60 tạ/ha, nằm ở tốp đầu của tỉnh. Năm năm qua, huyện đã huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp, sửa chữa 31 hồ đập, xây dựng mơí 4 trạm bơm nước dọc soong Lam, nâng cấp hệ thống trạm bơm hiện có, xây dựng 23,85 km kênh mương bê tông để đảm phục
vụ tốt hơn công tác tưới, tiêu trong nông nghiệp. Các xã, thị trấn đã hình thành được 31 mô hình cánh đồng thu nhập cao với đa dạng các chủng loại cây trồng.
Tại các xã Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hoà Sơn, Lạc Sơn đã hình thành được các vùng sản xuất giống lúa tập trung để cung cấp lúa giống cho các địa phương trong và ngoài huyện. Bên cạnh việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, huyện còn quan tâm đầu tư để đẩy mạnh việc chuyển đổi hệ thống cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp trong đó ưu tiên đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi để tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp thông qua chính sách hỗ trợ phát triển các trang trại vừa và nhỏ, xây dựng các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp, chuyển mạnh các diện tích trồng lúa không hiệu quả sang trồng các cây trồng khác có hiệu quả hơn…Hiện tại, trên địa bàn huyện có 293 trang trại vừa và nhỏ với quy mô từ 1,5 ha đến 15 ha với các mô hình sản xuất kết hợp vườn –ao- chuồng, vườn- chuồng- rừng…trong đó có nhiều trang trại chăn nuôi bán công nghiệp với quy mô lớn như trang trại nuôi gà tại xã Xuân Sơn, nuôi lợn tại Giang Sơn Đông, Đại Sơn, Văn Sơn, Tràng Sơn…
Bảng 3.3: Vốn đầu tư phát triển Nông nghiệp huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế 903 1099 1182 1403 1620
2 Vốn đầu tư phát triển ngành
nông nghiệp 450 450 585 630 655
3 Tỷ trọng VĐT phát triển NN/
Tổng vốn (%) 49.83 49.13 49.49 44.90 40.43
4 Tốc độ phát triển liên hoàn (%) - 120.00 108.33 107.69 103.97 Nguồn: Chi cục Thông kê Đô Lương Như vậy, xét trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 luôn tăng nhưng với tốc độ giảm dần, năm cao nhất là 2007 với 120%, năm thấp
nhất là 2010 với 103, 97%. So với các ngành kinh tế khác, vốn đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư của huyện với trên 40% qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi cho đến nay, đa số dân cư của huyện Đô Lương vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, chủ trương phát triển của Đảng ta là tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, do vậy trong chính sách đầu tư, huyện không thể không quan tâm đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, một dấu hiệu tích cực là những năm gần đây, tỷ trọng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp trong tổng số vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện đang có xu thế giảm, điều này cũng phù hợp với xu thế chung trong chiến lược phát triển của đất nước nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng khoa học đó là tăng tỷ trong công nghiệp, dịch vụ.
3.2.2.2.Công nghiệp và xây dựng cơ bản
So với nhiều địa phương khác trong tỉnh Nghệ An, Công nghiệp Đô Lương phát triển còn khá khiêm tốn, tính đến hết năm 2010, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Đô Lương chỉ có 151 doanh nghiệp gồm: 01 doanh nghiệp nhà nước, 51 công ty TNHH, 40 doanh nghiệp tư nhân, 27 công ty cổ phần. Trong số này, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chỉ chiếm 26,8%, chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XVIII, năm 2006, huyện đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2010”, đến cuối năm 2010, trên địa bàn huyện đã hình thành được 3 cụm công nghiệp nhỏ tại Thị trấn, Lạc Sơn, Thượng Sơn để thu hút trên 35 công ty, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Huyện đã tập trung đầu tư xây dựng và đã được UBND tỉnh Nghệ An công nhận 3 làng nghề gồm làng nghề dâu-tằm- tơ Xuân Như tại xã Đặng Sơn, làng nghề bánh đa-kẹo lạc Vĩnh Đức Thị trấn Đô Lương, làng nghề đan lát Đà Lam tại xã Đà Sơn và 8 làng có nghề ở các xã Thái Sơn, Trù Sơn, Lưu Sơn,
Trung Sơn, Thuận Sơn, Lạc Sơn, Tân Sơn, Xuân Sơn, Văn Sơn với các nghề như mây tre đan, mộc dân dụng, nồi đất, bún bánh, trồng dâu nuôi tằm…
Trong lĩnh vực xây dựng, giai đoạn 2006-2010, bằng các nguồn vốn huy động, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục để chỉnh trang Thị trấn Đô Lương trong lộ trình xây dựng trở thành thị xã như nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, cải tạo vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống giao thông nội thị.
Tại các cụm công nghiệp nhỏ, huyện đã đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ kết cấu hạ tầng, đầu tư xây dựng các tuyến đường liên xã…
Bảng 3.4: Vốn đầu tư phát triển Công nghiệp-Xây dựng huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế 903 1099 1182 1403 1620 2 Vốn đầu tư phát triển
ngành Công nghiệp-XD
165 230 265 350 445
3 Tỷ trọng VĐT phát triển CN-XD/ Tổng vốn (%)
18,27 20.93 22.42 24.94 27.47 4 Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
- 139.39 115.22 132.08 127.14 Nguồn: Chi cục Thống kê Đô Lương Như vậy, giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp – xây dựng của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, cao nhất là 2006 với 39,39%, thấp nhất là năm 2008 với 15,22% do sự khó khăn chung của đất nước trong giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới, suy giảm kinh tế trong nước. Tuy nhiên, dù đã có nhiều cố gắng trong chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khoa học, song tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện giai đoạn này vẫn còn thấp, năm 2006 là 18,37%, năm 2009 là 24,94%
và năm 2010 là 27,47%.
3.2.2.3. Thương mại, dịch vụ
Nhờ cú vị trị là cửa ngừ của cỏc huyện vựng Tõy Nam tỉnh Nghệ An, giao thông thuận lợi cộng với truyền thống năng động của nhân dân, dịch vụ thương mại luôn được xem là thế mạnh trong quá trình phát triển của huyện Đô Lương.
Với các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ trung tâm Thị trấn Đô Lương trở thành trung tâm mua bán, trung chuyển hàng hoá sầm uất của vùng không chỉ của các huyện dọc theo quốc lộ 7A mà cả của các huyện lân cận như Tân Kỳ, Thanh Chương. Với địa bàn các xã, thị trấn, thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khoá XVIII, HĐND huyện đã ban hành các cơ chế đầu tư hỗ trợ xây dựng chợ vùng, chợ nông thôn theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay, tất cả các xã, thị trấn của huyện đều có chợ, ngoài chợ trung tâm của huyện còn có 4 chợ vùng trong đó có chợ Ú ở xã Đại Sơn là một trong những chợ mua bán trâu, bò lớn nhất của cả nước và khu vực. Để khuyến khích các doanh nghiệp tích cực quảng bá các sản phẩm của huyện ra ngoại huyện, huyện đã có chính sách hỗ trợ khi doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tham gia các hội chợ, đăng ký xây dựng các thương hiệu sản phẩm…Với các hoạt động dịch vụ, huyện luôn có chủ trương khuyến khích các tổ chức cá nhân mở rộng các loại hình dịch vụ, hiện tại hệ thống nhà hàng, khách sạn mọc lên khá nhiều so với quy mô của thị trấn. Trên địa bàn huyện, hiện đã có 4 ngân hàng thượng mại mở chi nhánh, văn phòng gồm NH xuất nhập khẩu, NH đầu tư & phát triển, NH phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, NH hà Nội-Sài Gòn. Các công ty BH như Bảo Việt, Bảo Minh, BH Dầu khí, Prudence đang được tạo điều kiện để khai thác thị trường gần 20 vạn dân của huyện. Nhờ có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khá hoàn thiện với 33/33 xã, thị trấn đều có đường ô tô vào tận nơi, dịch vụ giao thông vận tải của huyện khá phát triển, hiện nay mỗi ngày huyện có trên 20 chuyến xe vận chuyển hành khách ngoại tỉnh chạy tuyến Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đăklăk, TP Hồ Chí Minh và các vùng khác trong cả nước. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, hiện huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh viện tư nhân, 33 trạm y tế xã, thị trấn, 9 phòng khám tư nhân và nhiều cơ sở y học cổ truyền được cấp phép
hoạt động. Những năm gần đây, ngành du lịch đã được huyện quan tâm đầu tư phát triển theo hướng phát triển du lịch văn hoá tâm linh. Trên địa bàn huyện Đô Lương có nhiều địa danh, di tích lịch sử văn hoá quốc gia như đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, khu di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn, suối nước khoáng nóng Giang Sơn…hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương.
Bảng 3.5: Vốn đầu tư phát triển Thương mại- Dịch vụ huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế 903 1099 1182 1403 1620 2 Vốn đầu tư phát triển ngành
TM-DV
288 329 332 423 520
3 Tỷ trọng VĐT phát triển NN/ Tổng vốn (%)
31.89 29.94 28.09 30.15 32.10 4 Tốc độ phát triển liên hoàn
(%)
- 114.24 100.91 127.41 122.93 Nguồn: Chi cục Thông kê Đô Lương 3.2.3.Đầu tư phát triển kinh tế theo tiểu vùng
3.2.3.1. Vùng trung tâm huyện
Vùng trung tâm của huyện gồm Thị trấn Đô Lương và các xã khu vực lân cận gồm Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hoà Sơn, Lạc Sơn, Xuân Sơn, Tân Sơn, Minh Sơn. So với các vùng khác của huyện, vùng trung tâm huyện có nhiều lợi thế về phát triển bao gồm cả lợi thế về dịch vụ- thương mại, công nghiệp và nông nghiệp. Về nông nghiệp, với địa hình bằng phẳng và thuận lợi về mặt tưới- tiêu, vùng trung tâm được xem là “vựa lúa” của huyện, hiện tại vùng đang được huyện quy hoạch và đầu tư phát triển vùng chuyên canh giống lúa, trở thành nơi sản xuất và cung cấp lúa giống cho cả tỉnh và của nhiều vùng trong cả nước. Cho đến hết năm 2010, vùng đã được huyện quy hoạch đầu tư phát triển 3 cụm Công nghiệp nhỏ với quy mô diện tích mỗi
khu gần 20 ha tại Thị trấn, Lạc Sơn để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư bằng các cơ chế thuận lợi. Phát huy lợi thế có vị trí thuận lợi nhờ nằm trên các trục đường quốc lộ như quốc lộ 7A, QL 46, QL 15A, là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện, ngành dịch vụ- thương mại của vùng phát triển mạnh, trở thành nguồn thu chính trong quá trình phát triển của một số đơn vị như Thị trấn, Yên Sơn, Đà Sơn. Cũng với lợi thế này, vùng trung tâm của huyện đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ…
Bảng 3.6: Khối lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng Trung tâm giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế của huyện
903 1099 1182 1403 1620 2 Vốn đầu tư phát triển kinh tế
vùng trung tâm Trong đó vốn NSNN
360.6
20
416.5
24
432.8
31
550.4
95
610.5
125 3 Tỷ trọng trong tổng vốn đầu
ĐTPT kinh tế của huyện (%)
39.93 37.90 36.62 39.23 37.69
4 Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
- 115.50 103.91 127.17 110.92 Nguồn: Chi cục Thông kê Đô Lương Ta thấy, giai đoạn 2006-2010, lượng vốn đầu tư phát triển kinh tế của vùng trung tâm huyện liên tục tăng với tốc độ cao, trong đó năm cao nhất là năm 2009 với 127,17%. Trong tổng thể cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế của toàn huyện qua các năm, khu vực trung tâm chiếm tỷ trọng lớn nhất với gần 40%. Tuy nhiên, cũng giống như các vùng khác của huyện, vốn đầu tư phát triển kinh tế từ ngân sách nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của vùng, năm 2006 vốn ngân sách nhà nước chỉ chiếm 5,5%, và cao nhất là 2010 cũng chỉ chiếm 20,5%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện nói chung vẫn chủ yếu là nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước bao gồm
vốn khu vực doanh nghiệp và dân cư. Những năm gần đây, nhờ chính sách thu hút đầu tư của huyện với việc hình thành các cụm công nghiệp nhỏ với nhiều cơ chế ưu đãi, vùng trung tâm đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực. Các doanh nghiệp như DNTN Tiến Nam, Thuý Danh, công ty TNHH Nguyên Nghĩa, Phượng Hoàng… đã từng bước khẳng định được hiệu quả sản xuất kình doanh, có những đóng góp to lớn trong việc tăng nguồn thu ngân sách của huyện, tạo nhiều việc làm cho người lao động.
3.2.3.2. Vùng thượng huyện
Vùng Thượng huyện bao gồm các xã nằm ở phía Tây Bắc của huyện bào gồm các xã Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Bài Sơn, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn. Đặc điểm của vùng là địa hình nhiều đồi núi, thũng lũng đan xen, có tiềm năng phát triển kinh tế vườn đồi, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng. Phát huy lợi thế của vùng, trong kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội hàng năm, các xã trong vùng đã tập trung ưu tiên phát triển kinh tế vườn rừng, hình thành các mô hình chăn nuôi với quy mô vừa và nhỏ. Hàng năm, kinh tế vườn rừng có đóng góp lớn vào việc tăng trưởng của các xã trong vùng.
Bảng 3.7 : Vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng thượng huyện giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế của huyện
903 1099 1182 1403 1620 2 Vốn đầu tư phát triển kinh
tế vùng thượng huyện Trong đó vốn NSNN
204.5 17
250.3 20
305 22
350.5 45
380.9 67 3 Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu ĐTPT kinh tế của huyện (%)
22.65 22.78 25.80 24.98 23.51
4 Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
- 122.40 121.85 114.92 108.67 Nguồn: Chi cục Thông kê Đô Lương 3.2.3.3.Vùng hạ huyện
Vùng hạ huyện bao gồm các xã nằm ở phía Đông và Đông Nam của huyện gồm Thái Sơn, Quang Sơn, Thượng Sơn, Hiến Sơn, Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn, Đại Sơn. Đặc điểm của vùng là địa hình trũng cộng với đồi núi thấp, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Nhờ sự quan tâm của huyện trong chính sách phát triển như đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, chợ vùng, chợ nông thôn…các xã vùng hạ huyện đã có sự vươn lên mạnh mẽ trong những năm gần đây, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Bảng 3.8: Vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng hạ huyện giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
TT 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng vốn đầu tư kinh tế của huyện
903 1099 1182 1403 1620 2 Vốn đầu tư phát triển kinh
tế vùng hạ huyện Trong đó vốn NSNN
174.4 10
187.6 12
252.3 12
267.9 18
313.5 50 3 Tỷ trọng trong tổng vốn
đầu ĐTPT kinh tế của huyện (%)
17.43 17.07 21.35 19.10 19.35
4 Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
- 119.19 134.49 106.18 117.02 Nguồn: Chi cục Thông kê Đô Lương Ta thấy, vốn đầu tư phát triển kinh tế của vùng hạ huyện giai đoạn 2006- 2010 liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, trong đó cao nhất là năm 2008 với 34,49%. Tuy nhiên, trong tổng thể vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện, vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng hạ huyện qua các năm chiếm tỷ trọng khá thấp với xấp xỉ 20%. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một phần do sự đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn chế trong điều kiện khó khăn chung của toàn huyện, nhưng cái cơ bản nhất vẫn là do đời sống nhân dân khu vực hạ huyện nhìn chung còn nhiều khó khăn, vùng chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó đã ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của vùng. Tuy nhiên, trong sự khó khăn của cả vùng, nhiều địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc huy động nguồn lực từ khu vưc dân cư để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương nội đồng…Góp phần vào sự đổi thay của vùng hạ huyện trong những năm qua đó là sự phát triển của chơ trâu bò Đại Sơn (chợ Ú) với quy mô ngày càng lớn, trực tiếp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động trong vùng.
3.2.3.4. Vùng ven sông Lam