4.1.1. Các quan điểm phát triển.
Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được đồng thời khắc phục, giải quyết những khó khăn trong giai đoạn phát triển vừa qua, từng bước hiện thực hoá những mục tiêu kinh tế - xã hội, huyện Đô Lương đã đề ra quan điểm phát triển trong thời gian tới như sau:
- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, tháo gỡ mọi khó khăn cản trở, phát huy các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực để phát triển Đô Lương với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đô Lương trong sự hợp tác chặt chẽ với các huyện trong vùng Tây Nam của tỉnh trên cơ sở bám sát quy hoạch, kế hoạch của tỉnh về phát triển vùng.
- Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hoá của nhân dân; xoá đói giảm nghèo và các tệ nạn xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ của huyện.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử.
- Đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế, các tiểu vùng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phát huy lợi thế của từng tiểu vùng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của từng ngành, từng sản phẩm và toàn bộ nền kinh tế.
+ Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ăn mặc, đi lại, ở, học hành và thuốc chữa bệnh cho người dân. Đầu tư xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất chế biến, điện tử, hoá chất. Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo khả năng phát triển cho thời kỳ tiếp theo.
+ Đổi mới mạnh mẽ hoạt động tài chính tiền tệ, tích cực huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường. Tiếp tục thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực và các mặt văn hoá - xã hội. Tập trung đầu tư cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho người dân, tạo việc làm và ổn định việc làm, bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững. Đầu tư có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển làng nghề.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng an ninh
4.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế của huyện Đô Lương giai đoạn 2010- 2015
Bước vào giai đoạn mới 2010- 2015 huyện Đô Lương có nhiều lợi thế quan trọng, tiềm năng đất đai, tài nguyên khoáng sản như đá vôi, cát, sạn, đất sét với trữ lượng lớn lại nằm trên điểm giao cắt của tuyến Quốc lộ 7A, 15A và Quốc lộ 46; có các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá- lịch sử gắn với sinh thái; nguồn lực lao động dồi dào; các kết cấu hạ tầng đầu tư qua nhiều năm đã và đang phát huy hiệu quả. Được tỉnh định hướng xây dựng Thị trấn Đô Lương thành Thị xã, tạo điều kiện hình thành một trung tâm đô thị lớn của các huyện vùng tây bắc Nghệ An; nhân dân có truyền thống yêu nước và cách mạng; cần cù lao động, năng động sáng tạo trong sản xuất, nhất là hoạt động dịch vụ thương mại. Đảng bộ có bề dày kinh nghiệm
trong lãnh đạo chỉ đạo; đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở có bước trưởng thành và ngày càng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nhưng thực tế hiện nay kinh tế của Đô Lương vẫn chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất phụ thuộc vào thời tiết trong lúc thiên tai, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường; sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, tự phát, các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn chưa phát triển. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chịu sức ép trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, một số lợi thế trước đây nay không còn, những tiềm năng chưa được phát huy. Cơ sở hạ tầng được cải thiện nhưng chưa đồng bộ. Tư tưởng bảo thủ, trông chờ, sớm thoả mãn trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, đang là lực cản lớn đối với quá trình phát triển của huyện nhà.
4.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế của huyện Đô Lương giai đoạn 2010- 2015
4.1.3.1. Mục tiêu chủ yếu
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 13-14%.
- Giá trị thu nhập bình quân đầu người 32-33 triệu đồng/năm.
- Cơ cấu kinh tế đến 2015: Dịch vụ: 46,63%; Công nghiệp, xây dựng:
28,13%; Nông – lâm- ngư nghiệp: 25,24%
- Thu ngân sách: từ 180 đến 185 tỷ đồng.
- Tổng mức huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 3.400 tỷ đồng - Sản lượng cây có hạt: 91.000-92.000 tấn/năm.
4.1.3.2. Nhiệm vụ chủ yếu
Thứ nhất, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá:
- Tiến hành quy hoạch các vùng khai thác tài nguyên, cung cấp nguyên liệu cho thị trường để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có như đá vôi các xã Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn; cát sạn ở các xã dọc Sông Lam; đất sét ở các xã Trù Sơn, Đại Sơn và nguyên liệu phụ gia cho nhà máy xi măng ở Văn Sơn, Bài Sơn.
- Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, TTCN trong cơ cấu nền kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm 17,92%. Trước mắt phát huy hiệu quả sản xuất từ các nghè sẵn có để giải quyết việc làm cho người lao động. Tăng nguồn thu ngân sách từ các cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp Thị trấn và Thượng Sơn, triển khai xây dựng khu công nghiệp Lạc Sơn. Tiến hành khảo sát quy hoạch khu công nghiệp tại Mỹ Sơn và Giang Sơn Đông, khôi phục phát triển các làng nghề, làng có nghề tại Trù Sơn, Lưu Sơn, Thuận Sơn và các xã vùng ven sông. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, xây dựng thương hiệu một số xã mặt hàng truyền thống của địa phương như: Tơ tằm, bánh đa, kẹo lạc, đồ mộc, gốm, sản phẩm từ nghề đan lát… Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Nhà máy xi măng Đô Lương đi vào hoạt động, có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gốm sứ tại Trù Sơn và Đại Sơn; tăng năng lực sản xuất đồ mộc mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng không nung trên cơ sở phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên trên địa bàn.
- Hoàn thành các dự án xây dựng khu đô thị Nam Thị trấn Đô Lương, hình thành khu đô thị Cầu Dâu (Thị Trấn), khu đô thị Bàu Chai (Đà Sơn), khu đô thị dọc tuyến Sông Đào đoạn qua (Tràng Sơn, Đông Sơn), khu thương mại và dân cư ở Tràng Sơn. Hoàn thành các thủ tục pháp lý mở rộng Thị trấn Đô Lương để được công nhận Thị xã Đô Lương vào năm 2015. Xúc tiến triển khai quy hoạch Thị trấn Tân Sơn, các Thị tứ Bài Sơn, Thượng Sơn, Đại Sơn, Giang Sơn Đông, Thuận Sơn.
Tiến hành xây dựng khu xử lý rác thải tại Hồng Sơn và các điểm thu gom xử lý rác thải tại các cụm xã.
Thứ hai, phát triển dịch vụ- thương mại và du lịch:
Gắn với quy hoạch vùng và quy hoạch thị trấn, thị tứ kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức để phát triển chợ vùng, chợ nông thôn. Mở rộng mạng lưới dịch vụ, phát triển thương mại gắn du lịch, đảm bảo giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân hàng năm 21,98%. Quan tâm đầu tư và kêu gọi đầu tư xây dựng nâng cấp chợ Trung tâm thương mại Đô Lương thành trung tâm mua sắm của khu vực Tây Nam tỉnh Nghệ An, tạo sức hút của thị trường hàng hoá và cung cấp các dịch vụ cho các vùng
phụ cận. Xây dựng khu mua sắm bắc Quốc lộ 7, siêu thị tại trường tiểu học cũ (thị trấn) và Cầu Khuôn (Hoà Sơn), khu dịch vụ nhà hàng khách sạn ven sông Lam dọc tuyến đê Cầu Dâu. Mở rộng mạng lưới dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải; tín dụng- ngân hàng; bảo hiểm, các loại hình dịch vụ, cung ứng các sản phẩm điện tử, điện lạnh, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… phục vụ nhu cầu sản xuất đời sống của nhân dân. Tiến hành triển khai quy hoạch khu du lịch nước khoáng nóng Giang Sơn. Kêu gọi đầu tư và cho phép đầu tư một số công trình, sớm khai thác có hiệu quả nguồn lợi nước khoáng nóng Giang Sơn tiến tới xây dựng các nhà hàng, khách sạn phục vụ cho du lịch sinh thái. Hoàn thành xây dựng khu trung tâm giải trí tại ngã tư thị trấn Đô Lương, kết nối với tuyến du lịch của tỉnh từ Nam Đàn quê Bác lên khu tưởng niệm Truông Bồn, trung tâm giải trí Đô Lương, đền thờ Lý Nhật Quang, nước khoáng nóng Giang Sơn cột mốc số 0 đường mòn Hồ Chí Minh. Phát triển nhanh hệ thống các khách sạn, nhà hàng và nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí và thưởng thức các đặc sản của Đô Lương.
Thứ ba, xây dựng kêt cấu hạ tầng:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn hiện có, ưu tiên phát triển các tuyến đường nội thị đoạn từ Ba ra nối Quốc lộ 46; xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường Nam- Bắc – Đặng, đường Lam – Giang, đường Quang – Nhân, đường Trù- Mỹ; cầu treo Bồi Sơn- Bắc Sơn; nâng cấp đường Khuôn- Đại Sơn, đường Tràng- Minh, đường Ngọc – Lam – Bồi, mở thêm các tuyến đường liên xã, liên thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dự án nâng cấp Quốc lộ 7A, Quốc lộ 7B; khai thác có hiệu quả tuyến vận tải đường sông…
Hoàn thiện và hiện đại hoá hệ thống thông tin liên lạc phấn đấu đến năm 2015 có 50 máy thuê bao điện thoại và 10 thuê bao Internet/100 dân. Nâng cao chất lượng tiếp phát sóng của đài truyền thanh- truyền hình huyện; đầu tư phát triển mạng lưới truyền thanh không dây ở các xã, thị; phấn đấu đến năm 2015 có 80% số xã, thị trấn có hệ thống truyền thanh không dây; 100% số xã còn lại cao tầng hoá trụ sở làm việc. đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở Thị trấn và các xã lân cận, mở rộng nâng cấp Nhà máy nước Đô Lương lên đủ công suất phục vụ
cho dân cư Thị trấn mở rộng vùng phụ cận, xây dựng thêm Nhà máy nước Hoà Sơn xúc tiến chương trình nước sạch nông thôn đến năm 2015 có 90% số dân dùng nước hợp vệ sinh.
4.2.Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế ở