Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 60 - 65)

KINH TẾ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1. Về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế

Vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của huyện Đô Lương giai đoạn 2006 - 2010 liên tục gia tăng, tuy nhiên tốc độ tăng giai đoạn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

Vốn Nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế mặc dù có xu hướng tăng dần nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn đầu tư phát triển của huyện, điều này phản ánh hai mặt, thứ nhất đó là tình hình ngân sách nhà nước địa phương có nhiều khó khăn, chưa có nguồn tích luỹ lớn để đầu tư phát triển kinh tế, thứ hai đó là sự hỗ trợ của ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển kinh tế của huyện Đô Lương thông qua các chương trình, dự án chưa nhiều.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng chậm một . Vốn ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên mạnh nhưng đầu tư của hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhỏ cả về số lượng và quy mô. Khu vực kinh tế tư nhân và dân doanh gần đây phát triển tương dối mạnh mẽ nhưng nhìn chung còn hạn chế về vốn, lao động, trình độ khoa học công nghệ và thị trường. Cơ chế chính sách cũng chưa tạo được nhiều ưu đãi thoả đáng cho khu vực kinh tế này phát triển đặc biệt là việc hỗ trợ giải quyết đầu ra cho sản xuất. Trong dân cư vẫn còn nặng tâm lý tích trữ giá trị dưới dạng vàng, ngoại tệ và gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn chủ yếu dưới 1 năm. Công tác xã hội hoá đầu tư chưa được sự hưởng ứng tích cực của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.

Chi đến hết năm 2010, trên địa bàn huyện chưa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là một trong những yếu tố hạn chế đến việc tăng quy mô vốn đầu tư của huyện trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp và đời sống dân cư trong huyện còn nhiều khó khăn. Đồng thời nó cùng hạn chế đến khả việc tăng nguồn thu ngân sách, chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ của huyện.

3.3.2.2. Về cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Cơ cấu kinh tế huyện Đô Lương đã có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trong cao trong tổng thể kinh tế của huyện, trong khi đó tỷ trọng công nghiệp còn thấp. Trong cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn cao - tới trên 80% lực lượng lao động. Cơ cấu lao động kỹ thuật, lao động có tay nghề chưa đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ chuyên môn cao của giai đoạn phát triển mới. Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn khá cao song cần tiếp tục gia tăng quy mô vốn để tương xứng với những đóng góp của ngành nông - lâm - thuỷ sản cho kinh tế toàn huyện. Suất vốn đầu tư cho 1 lao động nông nghiệp còn thấp so với mức bình quân chung. Yếu tố đất đai đã được nhấn mạnh, khai thác nhiều trong khi yếu tố lao động chưa được chú ý đúng mức. Chính sách phát triển nông nghiệp do đó cần hướng vào việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực để khai thác tiềm năng của các vùng từng bước nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp.

Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, công nghệ bảo quản sau thu hoạch chủ yếu còn ở hình thức thủ công lạc hậu. Chưa đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu khoa học, dịch vụ nông nghiệp đặc biệt là dịch vụ sau thu hoạch, công nghệ sinh học, giống cây con. Lĩnh vực thuỷ sản chưa được đầu tư khai thác hết những tiềm năng sẵn có, hiện mới chỉ chiếm dưới 10% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Phương thức nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh chưa phát triển rộng rãi. Trên 10% diện tích trồng lúa mùa có năng suất thấp chưa nhưng việc chuyển sang trồng cây công nghiệp, rau màu hoặc nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất còn chậm. Các trang trại tuy đã được đầu tư hỗ trợ phát triển nhưng hiệu quả chưa tương xứng, còn hạn chế về quy mô và hiệu quả sản xuất.

Công nghiệp Đô Lương chiếm tỷ trọng còn thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn huyện (trên 23,14%) với chủ lực là các ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản. Các sản phẩm công nghiệp của huyện có sức cạnh tranh hạn chế so với các sản phẩm của các địa phương khác và chưa tạo ra được những đặc trưng, thế mạnh riêng cho ngành công nghiệp Đô Lương. Các ngành công nghiệp có trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ cao chưa được thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn. Sản xuất và cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng được khu vực Thị trấn Đô Lương và các xã lân cận. Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng quy mô là những hình thức đầu tư mang lại hiệu quả cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhưng chưa nhiều.

Thời gian qua đầu tư cho xây dựng của cả Nhà nước, tư nhân và dân cư đều tăng lên. Nhiều công trình xây dựng mới được hình thành đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy vậy về đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách vẫn còn những vướng mắc trong thực hiện và quản lý, quy mô còn nhỏ. Hiệu quả của công tác đấu thầu chưa cao do hình thức áp dụng chủ yếu là đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Một số dự án, công trình tiến độ thực hiện cũng như thanh quyết toán còn chậm, thực hiện không đúng với quyết định đầu tư, phải điều chỉnh nhiều lần. Chất

lượng các báo cáo khả thi chưa cao nên không huy động được các nguồn vốn ngoài vốn ngân sách để thực hiện dự án.

Ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao và có vị trí quan trọng trong cơ cấu thu nhập của huyện Đô Lương. Thương mại của huyện phát triển mạnh với giá trị sản xuất thương mại chiếm trên 70% giá trị sản xuất của ngành, song tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ mới chỉ tăng trên 5%/năm. Hệ thống chợ đã phát triển rộng rãi trên địa bàn huyện nhưng nhìn chung chưa phát huy hiệu quả, nhiều chợ sau khi đã đầu tư xây dựng nhưng mặt bằng bỏ trống còn nhiều, đồng thời cần tiếp đầu tư nâng cấp các chợ đã xuống cấp để tạo thuận lợi cho việc mua bán, trao đổi của nhân dân. Trong cơ cấu ngành dịch vụ- thương mại, tỷ trọng của nhóm các ngành dịch vụ còn thấp, tiềm năng về du lịch chưa được đầu tư thoả đáng để khai thác triệt.

3.3.2.3. Về cơ chế chính sách

Chưa có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh đê hỗ trợ, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Việc hỗ trợ thực hiện các chương trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư như tư vấn kinh doanh, tư vấn pháp lý, đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức quản lý và cung cấp thông tin kinh tế còn hạn chế. Các dịch vụ hiện có chủ yếu chỉ được tiến hành trên cơ sở thương mại. Các hình thức huy động vốn khác như huy động vốn ODA, vốn FDI, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vốn vay hỗn hợp của các tổ chức tín dụng. . . chưa được phát huy rộng rãi. Việc kết hợp đầu tư Nhà nước và đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân cho các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao chưa tốt. Trình độ, năng lực quản lý của các chủ đầu tư, đặc biệt các chủ đầu tư là xã, phường, trường học, bệnh viện còn yếu nên trong hoạt động đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ bản còn thất thoát, lãng phí, kéo dài.

Có thể nói giai đoạn 2006 - 2010 đã đánh dấu sự chuyển biến về chất của nền kinh tế - xã hội huyện Đô Lương, góp phần cùng cả nước đi lên thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đặc biệt trong các năm 2006- 2010 huyện đã đạt

được những thắng lợi vượt bậc trên nhiều ngành, lĩnh vực, tạo tiền đề để đạt và vượt những chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn phát triển 2011-2015 và giai đoạn 2015-2020 vững bước tiến vào thế kỷ mới .

Các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế đã thực sự đã phát huy hiệu quả, tạo ra nhiều tài sản cố định cho nền kinh tế. Năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Nền kinh tế huyện cũng như các ngành kinh tế đều có bước tăng trưởng khá và ổn định. Các lĩnh vực xã hội cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ và có ý nghĩa thiết thực. Các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư được tạo điều kiện khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên trên chặng đường phát triển của huyện Đô Lương vẫn còn không ít khó khăn. Vốn đầu tư với quy mô tăng lên hàng năm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu:

Vốn phân bổ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, vốn của khu vực doanh nghiệp Nhà nước còn hạn chế; Vốn FDI chưa có; tỷ lệ huy động vốn nhàn rỗi chưa cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu GDP và cơ cấu lao động. Các tiềm năng của huyện chưa được khai thác tối đa phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.

Năng lực quản lý đầu tư ở một số nơi còn yếu kém làm giảm hiệu quả đầu tư. . . Những vấn đề này đã và sẽ được chính quyền và nhân dân Đô Lương nỗ lực giải quyết và tháo gỡ để tiếp tục hoàn thành những mục tiêu cơ bản cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 và đến năm 2020. Bằng những giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả, nhất định huyện Đô Lương sẽ thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng, trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng Tây Nam Nghệ An.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w