KINH TẾ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
3.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010
3.3.1. Những kết quả đạt được 1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội được Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVIII thông qua, giai đoạn 2006-2010 kinh tế huyện Đô Lương liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân 5 năm đạt 12.58%.
Bảng 3.14 : Giá trị sản xuất huyện Đô Lương giai đoạn 2006 -2010 Đơn vị: Tỷ đồng 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số giá trị sản xuất (giá HH)
Tốc độ tăng trưởng (%)
1.638 -
1.896 15.75
2.072 9.28
2.303 11.15
3.691 16.85 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng(%)
693.6 9 -
759.35 9.46
841.8 5 10.87
876.7 5 4.15
897.72 2.39 Công nghiệp và xây dựng
Tốc độ tăng trưởng (%)
338.2 5 -
423.57 25.22
452.9 4 6.94
547.6 5 20.91
622.70 13.70 Dịch vụ-TM
Tốc độ tăng trưởng (%)
606.0 6 -
713.09 17.66
777.2 1 8.99
878.6 0 13.05
1170.5 9 33.23 Nguồn: Chi cục thống kê Đô Lương Bảng thống kê cho ta thấy, giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất của huyện liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao nhưng không ổn định qua các năm, trong đó cao nhất là năm 2010 với 16.85%, thấp nhất là năm 2008 với 9.28%. Sở dĩ có kết quả này là do năm 2008, kinh tế của huyện chịu nhiều ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế trong nước, của lạm phát cao.
Đóng góp vào sự tăng trưởng chung của toàn huyện là sự tăng trưởng của các ngành kinh tế. Đối với ngành nông nghiệp, giai đoạn 2006-2010 mặc dù có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng đang có chiếu hướng giảm qua các năm, năm 2007 là 9.46%, năm 2009 là 4.15% và đến năm 2010 chỉ còn 2.29%, bình quân đạt 7.5%. Đây là xu thế tất yếu bởi tính đặc thù của ngành nông nghiệp là chịu ảnh hưởng và bị giới hạn bởi yếu tố sinh học, năng suất cây trồng, vật nuôi chỉ đạt đến một mức độ nhất định, quy mô bị hạn chế bởi yếu tố đất sản xuất, sản xuất chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu…. Trên thực tế, để tăng giá
trị sản xuất của ngành nông nghiệp, giải pháp được huyện đưa ra là làm tăng hiểu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất canh tác bằng việc đưa các giống cây con mới có năng suất, hiệu quả vào sản xuất, đầu tư các vùng sản xuất chuyên canh, tăng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản…
Với ngành công nghiệp- xây dựng, mặc dù tốc độ tăng trưởng có giảm qua từng năm nhưng vẫn ở mức độ cao, với bình quân 5 năm đạt 18,52%. Kết quả này phản ánh sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp-xây dựng trong những năm qua nhờ có sự đầu tư. Trong lĩnh vực công nghiệp, phát triển mạnh nhất trong những năm qua đó là công nghiệp khai thác, chế biến vật liệu xây dựng.
Với trữ lượng đá vôi khá lớn tại các xã Nhân Sơn, Mỹ Sơn, Trù Sơn; cát sạn ở các xã dọc Sông Lam, ngành công nghiệp khai thức vật liệu xây dựng Đô Lương được xem là thế mạnh của huyện, có đóng góp lớn nhất vào giá trị ngành công ngiệp. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ gia dụng, chế biến gạch đang từng bước vươn lên và tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài huyện. Các làng nghề truyền thống với các ngành nghề bánh đa, kẹo lạc, mộc dân dụng, mây tre đan … từng bước được khôi phục. Tại các cụm công nghiệp nhỏ, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các công xưởng, nhà kho, bến bãi với quy mô lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Trong qúa trình phát triển, Đô Lương luôn xác định dịch vụ thương mại là một trong những thế mạnh nhờ có vị trí địa lý thuận lợi và truyền thống buôn bán
“trên sông, dưới chợ” của người dân Lường. Giai đoạn 2006-2010, giá trị sản xuất của ngành dịch vụ thương mại của huyện liên tục tăng trưởng với tốc độ cao so với hai ngành còn lại, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 21,55%. Đô Lương trở thành điểm trung chuyển hành hoá lớn của khu vực Tây-Nam tỉnh Nghệ An, huyện đã đầu tư nâng cấp Chợ trung tâm của huyện, quy mô được mở rộng gấp 2 lần so với trước đây, xứng tầm với chợ trung tâm của cả vùng. Chính sách hỗ trợ phát triển chợ vùng, chợ nông thôn của huyện đã tạo điều kiện để hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển rộng khắp các xã trong huyện. Các hoạt động dịch vụ như
ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn nhưng năm qua cũng phát triển mạnh, góp phần tăng giá trị ngành dịch vụ thương mại của huyện.
3.3.1.2.Tăng năng lực sản xuất và tài sản cố
Tài sản cố định huy động là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển kinh tế, phản ánh nguồn lực gia tăng của các ngành kinh tế và cả của nền kinh tế. Tài sản cố định huy động càng lớn thể hiện năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất, từng doanh nghiệp và của từng địa phương.
Bảng 3.15 : Giá trị tài sản cố định huy động huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
2006 2007 2008 2009 2010
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Tốc độ phát triển (%)
776.5 8
-
939.7 6 121.0
1
921.9 6 98.11
1168.0 0 126.69
1384.2 9 118.52
Tài sản cố định huy động Tôc độ phát triển
660.1 -
864.58 130.98
894.76 103.49
1191.36 133.15
1467.35 123.17 Nguồn: Chi cục thống kê Đô Lương Qua bảng thống kế ta thấy, giá trị tài sản cố định huy động qua các năm của huyện luôn tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Sở dĩ có hiện tượng này là do “độ trễ” trong hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động đầu tư phát triển kinh tế nói riêng, nhiều công trình, nhà xưởng được đầu tư ở năm trước nhưng năm sau mới phát huy tác dụng hay mới được sự dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh. Từ sự gia tăng của giá trị tài sản cố định, cho phép ta khẳng định, nhờ hoạt động đầu tư phát triển, năng lực sản xuất của huyện nói chung được tăng lên qua các năm.
3.3.1.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2006-2010, dưới tác động của việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu kinh huyện Đô Lương đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực với sự gia
tăng của giá trị ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ- thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất của huyện.
Bảng 3.16: Cơ cấu tổng sản phẩm trong huyện giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: %
2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số 100 100 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 42,35 40,05 40,63 38,07 33,36 - Công nghiệp và xây dựng 20,65 22,34 21,86 23,78 23,14
- Dịch vụ-Thương mại 37,00 37,61 37,51 38,15 43,50
Nguồn: Chi Cục Thống kê Đô Lương Qua bảng trên ta thấy, giai đoạn 2006-2010, tỷ trọng của ngành nông nghiệp đang có xu thế giảm và giảm mạnh trong những năm gần đây, năm 2006 chiếm tới 42,35% thì đến năm 2010 chỉ còn 33,36% ( giảm gần 10% trong 5 năm).
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đang có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ trọng 34% năm 2010. Có được sự dịch chuyển này là nhờ huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi bằng việc hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung theo mô hình bán công nghiệp, tạo điều kiện để hộ gia đình vay vốn phát triển chăn nuôi đại gia súc, đẩy mạnh tiến trình Sind hoá đàn bò. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc nâng cấp cải tạo hệ thống ao, hồ, đập, huyện còn có chủ trương hỗ trợ chuyển đổi các diện tích vùng trũng trồng lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản góp phần đưa diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên 1620 ha năm 2010. Bên cạnh đó, kinh tế lâm nghiệp cũng có sự gia tăng đáng kể, bằng việc xã hội hoá công tác chăm sóc bảo vệ rừng, đến hết năm 2010, độ che phủ rừng đạt 43%, diện tích rừng thông hiện có đang được tiến hành chăm sóc và cho giá trị lớn từ việc khai thác nhựa, các khu rừng nguyên liệu được khai thác hiệu quả.
Ngược lại với xu thế của ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng, dịch vụ-thương mại đang tăng qua các năm. Đối với ngành công nghiệp, mặc dù còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thể kinh tế cuảt huyện, nh ưng giai đoạn 2006-2010 ghi nhận sự tăng trưởng liên tục của ngành ( chiếm 23.14%
năm 2010). Kết quả này trước hết nhờ có chính sách điều chỉnh đầu tư phát triển
đúng hướng trên cơ sở phát huy thế mạnh của huyện, theo đó ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng được chú trọng phát triển theo quy hoạch. Các ngành nghề như chế biến lâm sản, mộc dân dụng… được khuyến khích đầu tư phát triển.
Trong sự tăng trưởng chung của huyện, giai đoạn 2006-2010, ngành dịch vụ-thương mại có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân qua 5 năm đạt 21,55%. Bên cạnh việc phát huy lợi thế về các hoạt động thương mại nhờ vị trí địa lý thuận lợi, huyện đã có chính sách tạo điều kiện để các hoạt động dịch vụ phát triển thuận lợi để góp phần nâng cao cuộc sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng thương mại được huyện tạo điều kiện thuê đất để mở các văn phòng, chi nhánh. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 16 nhà nghỉ, khách sạn đăng ký kinh doanh.
3.3.1.4. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
Hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đòi hỏi phải xem xét trên nhiều khía cạnh, trong đó việc xem xét, đánh giá hiệu quả trực tiếp của vốn đầu tư đối với kết quả sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết.
Bảng 3.17: Hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương Giai đoạn 2006-2010
TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
1 Tổng GTSX ( tỷ đồng) 1.638 1.896 2.072 2.303 3.691
2 Vốn ĐT PT kinh tế (Tỷ đồng) 903 1099 1182 1403 1620
3 GTSX/Vốn ĐT 1.81 1.73 1.75 1.64 1.66
4 Giá trị TSCĐ huy động 660.1 864.58 894.76 1191.36 1467.35 5 Vốn ĐT XDCB (Tỷ đồng) 776.58 939.76 921.96 1168.0
0
1384.2 9
6 GT TSCĐ HĐ/ Vốn ĐT XDCB 0.85 0.92 0.97 1.02 1.06
7 Thu ngân sách trên địa bàn ( Tỷ đồng)
80.83 56.21 69.29 92.06 60.94
8 GTSX bình quân đầu người (triệu đ) 8,79 10,21 11,2 12.5 14.5
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sự tác động của vốn đầu tư đến việc tăng giá trị sản xuất qua các năm khá đồng đều. Nếu bỏ qua sự tác động của các yếu tố
khác, cứ mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra, năm 2006 thu được 1.81 đồng giá trị sản xuất, năm 2010 là 1,66 đồng. Đồng thời, cứ bỏ ra mừi đồng vốn đầu tư xõy dựng cơ bản, sẽ thu được 0,85 đồng giá trị tài sản huy động ở năm 2006 và 1.06 đồng năm 2010. Tuy không phản ánh một cách đầy đủ hiệu quả cuả hoạt động đầu tư nhưng các chỉ tiêu đó phần nào cho thấy hoạt động đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010 đã mang lại hiệu quả nhất định. Kết quả này đã tác động gián tiếp đến việc tăng nguồn thu ngân sách và tăng giá trị thu nhập bình quân đâu người của huyện qua các năm.
3.3.1.5.Tác động về mặt xã hội
Kinh tế tăng trưởng đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội. Giai đoạn 2006-2010, ngành giáo dục đạo tạo của huyện tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, chất lượng dạy học được nâng lên, có thêm 28 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường lên 57 trưởng (đạt tỷ lệ 63,6%), ngành luôn được xếp ở tốp đầu của tỉnh. Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được chăm lo đầu tư, đến hết năm 2010, 31/33 xã, thị trấn của huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế, 20/33 trạm y tế xã có Bác sỹ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo ( theo chuẩn cũ) giảm mạnh từ 24% của năm 2005 xuống còn 9,56% năm 2010.