Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 81 - 85)

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế ở huyện Đô Lương giai đoạn 2011- 2020

4.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kinh tế

Cùng với thực hiện các giải pháp về huy động vốn, nâng cao hiệu quả đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế của huyện trong gia đoạn hiện nay. Hiệu quả đầu tư cao là tín hiệu để thu hút, huy động các nguồn vốn đầu tư, ngược lại việc đẩy mạnh đầu tư luôn luôn phải đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu

tư thì hoạt động đẩy mạnh đầu tư đó mới có ý nghĩa, không tạo ra gánh nặng cho tương lai. Thêm vào đó, các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng CNH-HĐH và đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ và nguồn nhân lực cũng nhằm vào nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội, kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Do vậy giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển là giải pháp tổng hợp, xuyên suốt cho mọi hoạt động đầu tư phát triển, vừa là hệ quả, vừa là mục đích của việc thực hiện các giải pháp khác, coi đây là tiêu chuẩn để lựa chọn định hướng và giải pháp cho phát triển kinh tế.

Để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn, huyện cần chú trọng thực hiện các giải pháp:

4.2.6.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp quyết định lớn đến toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trong toàn bộ chu kỳ của dự án. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cần tác động đến nhiều yếu tố, nhiều khâu của quá trình đầu tư, từ việc nắm bắt cơ hội đầu tư cho đến triển khai kịp thời và đưa vào vận hành tốt kết quả đầu tư. Vì vậy phải thực hiện đúng phương pháp về lập, thẩm định, quản lý dự án đầu tư. Các phòng có liên quan của huyện sớm thay đổi phương pháp lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư trên cơ sở tính toán đầy đủ các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

- Đối với doanh nghiệp Nhà nước: Phải giải quyết được vấn đề mang tính cơ chế: ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp; cần có những quy định cá thể hoá trách nhiệm vật chất trong việc đề xuất dự án, thẩm định và phê duyệt dự án, quyết định đầu tư, quyết định cho vay vốn đầu tư; gắn trách nhiệm của người tổ chức thực hiện dự án đầu tư với trách nhiệm trong vận hành kết quả đầu tư. Đồng thời cũng cần có có chế thoả đáng cho người thực hiện dự án đầu tư thành công, đem lại hiệu quả cao.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Để nâng cao hiệu quả đầu tư, cần thông tin đầy đủ về quy hoạch, chính sách, cơ hội đầu tư; thực hiện cơ chế một đầu mối trong xử lý các công việc liên quan đến đầu tư. Trong thực hiện dự

án đầu tư của khu vực tư nhân, bản thân doanh nghiệp luôn chú ý đến nâng cao hiệu quả đầu tư. Huyện cần có những biện pháp tác động đúng hướng với mục đích này của doanh nghiệp, tăng cường vai trò của hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện để giúp đỡ các doanh nghiệp thành viên thực hiện dự án đầu tư, từ lựa chọn cơ hội cho đến khi có kết quả cuối cùng.

- Cùng với các biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính trong đầu tư của doanh nghiệp. Huyện cần hướng đầu tư của các doanh nghiệp vào các lĩnh vực, mục tiêu để nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho địa phương, đó là:

+ Đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản và mở rộng ngành nghề nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao thu nhập cho nhân dân, đầu tư vào các khu vực khó khăn trên địa bàn.

+ Đầu tư vào các ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động tại địa phương.

4.2.6.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Trước hết phải nhằm vào mục tiêu ngăn chặn sự thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn. Lựa chọn các dự án quan trọng để đầu tư tập trung, tránh đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian hoàn thành công trình. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, cần quan tâm hơn đến tác dụng lôi kéo của vốn ngân sách đối với việc huy động thêm những đồng vốn của xã hội cho mục tiêu phát triển.

Bên cạnh đó, huy động và sử dụng vốn đóng góp của nhân dân phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo dân chủ. Việc huy động vốn đầu tư của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn đang là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của huyện. Sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn thời gian qua đã cho thấy chính quyền xã chủ yếu quan tâm đến phát triển văn hoá, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, các lĩnh vực kinh tế chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đã để lại nhiều vấn đề nhức nhối: huy động quá khả năng đóng góp của nhân dân, quản lý tài chính có nhiều vi phạm, chất lượng công trình kém, tham nhũng, thất thoát,

tiêu cực nảy sinh tình trạng nợ chồng chất. . .Từ những vi phạm trong huy động và sử dụng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đã phát sinh bất ổn trong đời sống kinh tế, xã hội nông thôn, gây tình trạng khiếu kiện kéo dài, hạn chế đến sự tăng trưởng và phát triển của nhiều xã. Do đó cần có giải pháp toàn diện cho đầu tư phát triển kinh tế nông thôn nói chung và hạ tầng nông thôn nói riêng. Các xã cần có quy hoạch tổng thể xây dựng các công trình hạ tầng và phúc lợi xã hội, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân; Phân loại các công trình theo các tiêu chí: sự thiết thực đối với người dân, quy mô vốn, phạm vi, tính chất sử dụng của từng công trình.

Hình thành hệ thống định mức đầu tư đối với các công trình xã làm chủ đầu tư để làm căn cứ cho lập dự toán và nhân dân kiểm tra giám sát. Lập thiết kế mẫu đối với công trình hạ tầng xã để tạo thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Mở rộng dân chủ trong việc quyết định và giám sát đầu tư.

4.2.6.3. Nâng cao năng lực quản lý đầu tư và hoàn thiện chính sách đầu tư trên địa bàn huyện

Nâng cao năng lực quản lý đầu tư phải nhằm vào quản lý tốt hơn việc lập kế hoạch, sử dụng, cấp phát, quyết toán vốn đầu tư của Nhà nước, đặc biệt trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư. Huyện cần tiếp tục đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ có kiến thức về thẩm định và quản lý dự án đầu tư. Hoàn thiện chính sách đầu tư trên địa bàn, bao gồm các nội dung: khuyến khích, ưu đãi, thu hút đầu tư vào các khu cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề, ngoài khu công nghiệp;

cơ chế một đầu mối trong việc cho các doanh nghiệp thuê đất; chính sách hỗ trợ phát triển đối với làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tóm lại: Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đô Lương lần thứ XIX cùng hệ thống các quan điểm và mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế của huyện Đô Lương đến năm 2020, các giải pháp đã được đề cập để hoàn thành mục tiêu đó. Để thực hiện các giải pháp, luận văn kiến nghị một số vấn đề chủ yếu sau:

1/ Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình phát triển của đất nước, bao gồm: Đảm bảo sự đồng bộ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w