Đầu tư phát triển kinh tế theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 51 - 54)

KINH TẾ HUYỆN ĐÔ LƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010

3.2. Khái quát tình hinh đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương giai đoạn 2006-2010

3.2.4. Đầu tư phát triển kinh tế theo thành phần kinh tế

Do đặc điểm sản xuất của huyện lâu nay vẫn chủ yếu là thuần nông, công nghiệp phát triển còn hạn chế nên sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng bị chi phối. Trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện, đầu tư của khu vực ngân sách nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Trên đại bàn huyện, đến hết năm 2010, chỉ tồn tại duy nhất một doanh nghiệp nhà nước đó là Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 495 với quy mô vốn tự có vừa phải. Số lượng công ty, doanh nghiệp còn lại là doanh nghiêp ngoài nhà nước

Bảng 3.10 : Vốn đầu tư phát triển kinh tế phân theo nguồn vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng vốn đầu tư phát

triển kinh tế 903 1099 1182 1403 1620

VĐT khu vực KTNN Tỷ trọng (%)

57 6.31

69 6.28

82 6.94

200 14.26

307 18.95 VĐT ngoài NN

Tỷ trọng (%)

846 93.69

1030 93.72

1100 93.06

1230 85.74

1313 81.05

Ta thấy, trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện, vốn đầu tư khu vực nhà nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2006 chỉ chiếm 6,31%, đến các năm gần đây tuy có tăng lên nhưng cùng chỉ đạt mức 14,26% năm 2009 và 18,95% năm 2010. Nguyên nhân của vấn đề là do cho đến hiện tại, Đô Lương vẫn là một huyện nghèo, thu ngân sách chưa đảm bảo chi thưởng xuuyên. Nguồn vốn đầu tư khu vực Nhà nước trên đại bàn huyện chủ yếu thông qua các chương trình, dự án của Trung ương, của tỉnh. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng vốn đầu tư khu vực nhà nước lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng như giao thông, mặt bằng các cụm công

nghiệp, sửa chữa hệ thống hồ đập,… thì vốn đầu tư khu vực nhà nước còn có chức năng tạo “cú hích” trong việc huy động nguồn vốn từ nhân dân cho việc đầu tư phát triển kinh tế theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm theo cơ chế Nhà nước hỗ trợ một phần nhỏ trong các công trình xây dựng c ơ bản, trong xây dựng kết cấu hạ tấng…Chính nhờ động lực từ nguồn vốn này, những năm qua, việc huy động tiết kiệm khu vực dân cư cho đầu tư phát triển của Đô Lương hết sức lớn.

Ngược lại, vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước giai đoạn 2006-2010 lại chiếm đa số trong tổng vốn đầu tư của huyện, năm 2006 chiếm 93,69%, và đến 2010 vẫn chiếm 81,05 %. Nhìn vào cơ cấu tỷ trọng vốn đầu tư này, dễ dàng nhận thấy, ở huyện Đô Lương khu vực kinh tế ngoài nhà nước những năm gần đây phát triển hết sức mạnh mẽ trong đó chủ yếu là kinh tế tập thể với mô hình các công ty cổ phần, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và kinh tế t ư nhân với các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, kinh tế trang trại và kinh tế hộ cá thể.

Bảng 3.11: Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cấp phép thành lập trong giai đoạn 2006-2010.

Đơn vị tính: Doanh nghiệp Các loại hình doanh nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp

2006 2007 2008 2009 2010

Doanh nghiệp tư nhân 24 22 26 40 50

Công ty trách nhiệm hữu hạn 34 35 38 51 63

Công ty Cổ phần 10 13 `17 27 37

Doanh nghiệp nhà nước 1 1 1 1 1

Tổng cộng 69 71 82 119 151

Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An Luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/01/2000 là một khâu đột phá thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2010 trên địa bàn huyện Đô Lương có 151 DNNVV đã đăng ký thành lập theo luật doanh nghiệp trong đó:

công ty Cổ phần 37 (chiếm 24,5%) công ty TNHH 50 (chiếm 33,1%) doanh nghiệp tư nhân: 63 (chiếm: 41,7%). Theo thống kê, quy mô và số lượng vốn đầu tư bình quân của doanh nghiệp còn nhỏ.

Bảng 3.12 : Số lượng và quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Đô Luơng đến 2010.

Năm Dữ liệu

Loại hình doanh nghiệp

Tổng cộng Công ty

TNHH

DN tư nhân

Công ty

Cổ phần DNNN

2006

Số lượng (doanh nghiệp) 34 24 10 1 69

Tổng vốn đăng ký (tr. đ) 24.414 8.807 9.941 1.308 43.162 Vốn trung bình (tr. đ) 718 367 994,1 1.308 625,53 2007

Số lượng (doanh nghiệp) 35 22 13 1 71

Tổng vốn đăng ký (tr. đ) 38.994 21.553 31.890 2.150 92.437 Vốn trung bình (tr. đ) 1114,11 979,6 2.453 2.150 1.301,9 2008

Số lượng (doanh nghiệp) 38 26 17 1 82

Tổng vốn đăng ký (tr. đ) 40.694 23.733 37.090 2.894 101.517 Vốn trung bình (tr. đ) 1.070,8 912,8 2.181,7 2.894 1238,01 2009

Số lượng (doanh nghiệp) 51 40 27 1 119

Tổng vốn đăng ký (tr. đ) 53.654 26.633 47.090 3.513 130.890 Vốn trung bình (tr. đ) 1.052,7 665,8 1.744,7 3.513 1.099,9 2010

(10/2010 )

Số lượng (doanh nghiệp) 50 63 37 1 151

Tổng vốn đăng ký (tr. đ) 188.183 94.694 214.050 4.642 501.569 Vốn trung bình (tr. đ) 3763,6 1.503 5.785,1 4.642 3.321,6

Nguồn: Chi cục Thuế Đô Lương 3.2.5. Vốn đầu tư phát triển theo yếu tố cấu thành

Phân theo yếu tố cấu thành, vốn đầu tư phát triển kinh tế được phân chia thành 3 nhóm: Vốn xây dựng và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung và vốn đầu tư phát triển khác. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, hầu hết các địa phương vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư.

Bảng 3.13 : Vốn đầu tư phát triển kinh tế huyện Đô Lương theo yếu tố cấu thành Đơn vị: Tỷ đồng

TT 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng vốn ĐT PTKT 903 1099 1182 1403 1620

I Vốn ĐT XDCB 776.5 939.7 921.9 1168. 1384.2

Tỷ trọng (%) 8 86.00

6 85.51

6 78.00

00 83.25

9 85.45 1 Xây lắp

Tỷ trọng (%)

629.96 81.12

756.50 80.50

722.26 78.34

912.79 78.25

1044.4 5 75.45 2 Thiết bị

Tỷ trọng (%)

119.75 15.42

171.79 18.28

179.78 19.50

237.69 20.35

316.31 22.85 3 Chi phí khác

Tỷ trọng (%)

26.87 3.46

11.47 1.22

19.91 2.16

17.52 1.5

23.53 1.7 II Vốn ĐT khác

Tỷ trọng (%)

126.4 2 14.00

159.2 4 14.49

260.0 4 22.00

235.0 0 16.75

235.71 14.55

Nguồn: Chi cụ Thống kê Đô Lương Qua bảng 13 ta thấy, trong tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2006-2010, vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng đa số với 86% năm 2006, 85,45% năm 2010. Năm 2008, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có giảm so với các năm với 78,34% là do trong năm này, kinh tế đất nước rơi vào khó khăn bởi khủng hoảng của kinh tế thế giới, lạm phát cao và suy giảm kinh tế trong n ước, nguồn vốn cho đầu tư phát triển bị hạn chế.

Trong đầu tư xây dựng cơ bản, vốn xây lắp vẫn chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển cả về quy mô và số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua các năm, vốn thiết bị cũng gia tăng, đây là một dấu hiệu đáng phấn khởi bởi các cơ sở sản xuất trên địa bàn đã có sự đầu tư để mua sắm, hiện đại hoá sản xuất, từ đó làm tăng năng lực sản xuất của toàn xã hội.

3.3. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển kinh

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w