2.2. Khái niệm, vai trò của đầu tư phát triển kinh tế 1. Khái niệm
2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế
Hoạt động đầu tư chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế và kinh tế. Các yếu tố kinh tế chủ yếu là lãi suất, thu nhập, tiết kiệm….yếu tố phi kinh tế là môi trường chính trị, phong tục tập quán, văn hóa, đặc điểm tự nhiên, xã hội của mỗi vùng, miển. Bản thân mỗi yếu tố này lại có thể thuận chiều hoặc ngược chiều nhau.
2.2.6.1. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.
Ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng: Động thái và xu thế tăng trưởng kinh tế của địa phương có thể ảnh hưởng đến tình hình đầu tư và phát triển. Chẳng hạn, trong bối cảnh nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và có triển vọng duy trì ổn định trong thời gian dài thì sẽ có nhiều cơ hội hơn cho đầu tư phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ mới, đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở.
Ảnh hưởng của lãi suất: Lãi suất là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay có được đối với việc trì hoãn chi tiêu. Khi xem xét ảnh hưởng của lãi suất đến đầu tư là đề cập đến lãi xuất thực tế (lãi suất thực tế, là lãi suất đã được điều chỉnh loại trừ yếu tố lạm phát).
Lãi suất vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, vừa ảnh hưởng thông qua thực hiện chính sách huy động vốn đầu tư. Lãi suất tăng kích thích người dân, doanh nghiệp tăng gửi tiết kiệm và xu hướng làm giảm đầu tư. Ngược lại, lãi suất thấp kích thích đầu tư nhưng lại hạn chế việc huy động vốn.
Ảnh hưởng của tỷ lệ lam phát: Lạm phát được hiểu là sự tăng lên của mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu thụ trong mootjneenf kinh tế.
Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô và có thể ảnh hưởng đến ý định và hành động của nhà đầu tư. Lạm phát có thể là rủi ro tiềm tàng làm suy giảm hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, trong điều kiện giảm phát do suy giảm nhu cầu cũng sẽ có tác dụng tiêu cực đến đầu tưu và tính thục hiện hóa các cơ hội đầu tư.
Ảnh hưởng của thu nhập và tiết kiệm: Tiết kiệm trong nước là nguồn tài trợ quan trọng cho đầu tư: Trong trường hợp có thể huy động vốn nước ngoài thì cần dựa trên quan điểm: Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng.
Tiết kiệm tạo nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, song không phải tiết kiệm càng nhiều thì càng tăng đầu tư và thu nhập. Sammuelson đã nêu ra nghịch lý tiết kiệm: Khi mọi người có tiết kiệm nhiều hơn thì tiết kiệm và đầu tư lại giảm. Tiết kiệm quá mức làm giảm tổng cầu và cũng không làm tăng đầu tư một cách tự động để triệt để được sự giảm sút đó.
Qua một số nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy, trong ngắn hạn, sự bù đắp thiếu hụt tiết kiệm trong nước cũng không làm giảm tương ứng đầu tư do được bù đắp bằng VĐT nước ngoài. Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm trong nước có quan hệ mật thiết với tỷ lệ VĐT ngay cả với các nước công nghiệp. Do đó, mỗi địa phương cần có chính sách thúc đẩy tiết kiệm, khơi thông các luồng vốn, chuyển tiết kiệm thành đầu tư.
Mối quan hệ với lãi suất, thu nhập, tiết kiệm và đầu tư rất chặt chẽ và mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đế các yếu tố khác. Khi đánh giá mức độ ảnh hưởng cảu các yếu tố đến hoạt động đầu tư, cần áp dụng những phương pháp khoa học để xác định mối quan hệ bản chất, nhằm xây dựng chính sách và công vụ thích hợp thúc đẩy và tăng hiệu quả hoạt động đầu tư.
Ảnh hưởng của chỉ tiêu công và chính sách thuế: Chính quyền địa phương với tư cách là nhà cung cáp hàng hóa công cộng tạo điều kiện cần thiết, thúc đẩy,
dẫn dắt các nhà đầu tư tư nhân. Trong trường hợp khác, chính quyền địa phương đặt hàng các hàng hóa dịch vụ của khu vực tư nahan đã kích thích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất hàng hóa dịch vụ đó.
Chính sách thuế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Thuế có liên quan đến chi phí và là một trong những yếu tố rủi ro của công cuộc đầu tư (do thay đổi thuế suất, đối tượng chịu thuế, cách tính thuế).
Khi xem xét ảnh hưởng cảu các yếu tố đến hoạt động đầu tư cần phân loại các yếu tố ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn. Thông thường, các yếu tố đều có ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn, trong đó có ưu thế hơn đối với ngắn hạn hoặc dài hạn.
2.2.6.2. Ảnh hưởng của môi trường chính trị, văn hóa, phong tục tập quán đến hoạt động đầu tư
Ảnh hưởng của môi trường chính trị, thể chế: Sự ổn định về chính trị cũng như những đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đến quyền sở hữu và tài sản có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến ý định và hành vi của nhà đầu tư. Sự bất định về chính sách là mối quan ngại hàng đầu của các nhà đầu tư cùng với các nguyên nhân khác gây ra rủi ro liên quan đến chính trị và luật pháp như quyền sở hữu tài sản, không ổn định kinh tế vi mô, sự bất định về chính sách sẽ là nhân rố ảnh hưởng trực tiếp làm suy giảm động lực đầu tư.
Sự ổn định, hoàn thiện và minh bạch của hệ thống pháp luật có vai trò quan trọng trong việc khai thác VĐT trong nước và thu hút VĐT nước ngoài, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Năng lực quản lý của nhà nước, thủ tục hành chính và sự trong sạch của bộ máy công quyền, năng lực quản lý của nhà nước thể hiện trên hai giác độ: Hoạch định chính sách yếu kém sẽ gây ra những định hướng sai lệch và lãng phí nguồn lực đầu tư. Dự báo và định hướng đúng sẽ góp phần dẫn dắt đầu tư theo định hướng có lợi cho nhà đầu tư và xã hội.
Sự trong sạch của bộ máy công quyền sẽ làm giảm chi phí cho nhà đầu tư trên cơ sở tiết kiệm được chi phí và thời gian, đồng thời nâng cao được hiệu quả đầu
tư công cộng. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước có thể làm mất cơ hội đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư của một doanh nghiệp, nhưng nghiêm trọng hơn là làm nản lòng của nhiều nhà đầu tư khác.
Ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán: các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư. Song đàu tư vẫn phải đảm nhận vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội theo hướng CNH-HĐH, do đó, bản thân quá trình đầu tư cũng sẽ tác động dần dần lên các yếu tố nói trên theo xu thuế đồng hướng với mục tiêu của công cuộc đầu tư.
Những phân tích trên dã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trên toàn xã hội. Có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh theo nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn (cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư…) và nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn (năng lực sử dụng, hấp thụ vốn).
Chính quyền địa phương khi hoạch định chính sách đầu tư hay quyết định bất kỳ một hoạt động đầu tư nào cần xem xét tất cả các yếu tố có tác động, ảnh hưởng dù tốt, hay xấu đói với các hoạt động đầu tư để hiệu quả hoạt động đầu tư không ngừng nâng cao.