Giải pháp huy động vốn đầu tư

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 70 - 76)

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế ở huyện Đô Lương giai đoạn 2011- 2020

4.2.1. Giải pháp huy động vốn đầu tư

Quan điểm chung về huy động vốn đầu tư là phát huy tối đa các nguồn lực trong huyện trên cơ sở huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư cho đầu tư phát triển, chú trọng đến thu hút vốn từ bên ngoài. Việc thu hút vốn từ bên ngoài cũng nhằm làm tăng nguồn vốn đầu tư khai thác từ nội bộ huyện, chứ không thay thế nguồn vốn tại chỗ. Khai thác nguồn vốn của doanh nghiệp và dân cư cho đầu tư phát triển không chỉ nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế mà quan trọng hơn là tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Do đó, bên cạnh việc thu hút các dự án lớn vào đầu tư trên địa bàn cần khuyến khích, hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả ở đô thị và nông thôn.

Ở phạm vi các huyện việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do ở nước ta, sự phân cấp trong quản lý kinh tế cho chính quyền cấp huyện ở mức thấp. Các công cụ của chính sách đầu tư chủ yếu chỉ được thực hiện ở cấp Trung ương như:

lãi suất, thuế, chế độ khuyến khích đầu tư, . . .Tuy nhiên, ngay điều kiện này thì các giải pháp được đưa ra ở cấp địa phương cũng có ý nghĩa rất lớn cho phát triển kinh tế. Việc nắm bắt cơ hội và thực hiện đầu tư là do doanh nghiệp quyết định, nhưng doanh nghiệp đầu tư vào đâu lại phụ thuộc vào sự thuận lợi, ưu đãi, khuyến khích mà địa phương đó có được. Như vậy, cái giá phải trả để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp không phải để “ mua” sự đầu tư mà chính là “ mua

“ quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Hỗ trợ, ưu đãi của huyện để thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào huyện sẽ đem lại hiệu quả rừ rệt: việc làm, ngõn sỏch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra cầu đầu tư cho doanh nghiệp khác. Khi hình ảnh về môi trường đầu tư tốt được củng cố thì những chi phí cho hỗ trợ, ưu đãi sẽ giảm đi và làm cho hiệu quả về thu hút vốn đầu tư tăng lên. Các tỉnh Đồng

Nai, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem lại những hình ảnh sinh động về sự sáng tạo và vai trò của chính quyền trong thực hiện giải pháp huy động vốn đầu tư.

4.2.1.1.Huy động vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển kinh tế Đầu tư phát triển nói chung và đầu tư phát triển kinh tế nói riêng rất cần lượng vốn lớn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự tiến bộ của KHCN, nhu cầu vốn cho công nghệ hiện đại rất lớn, do vậy đòi hỏi huyện cần có giải pháp huy động nguồn vốn phù hợp. Về cơ bản và lâu dài, cần đẩy mạnh, mở mang sản xuất, kinh doanh để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước của huyện.

Tuy nhiên, trong điều kiện huyện Đô Lương, thu ngân sách còn thấp, chưa đủ chi, nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách chủ yếu do tỉnh, Trung ương hỗ trợ. Để có thêm nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển cần:

Thứ nhất, Thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm trong sử dụng ngân sách và chống thất thu thuế. Chính quyền các cấp cần quán triệt và thực hiện đầy đủ Đề án chống thất thu thuế mà HĐND huyện khoá XVII, nhiệm kỳ 2004-2009 đã ban hành. Thực trạng lâu nay vẫn còn nhiều lĩnh vực huyện còn để thất thu thuế lớn như lĩnh vực xây dựng nhà ở tư nhân, lĩnh vực vận tải, do vậy huyện cần có biện pháp đủ mạnh để tận thu nguồn thuế, phí từ các lĩnh vực này. Đi liền với việc chống thất thu huyện phải nuôi dưỡng nguồn thu bằng việc tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Ngoài ra, thực hành tiết kiệm cũng đem lại nguồn vốn đáng kể cho đầu tư. Nếu tiết kiệm 5% chi thường xuyên (không kể lương, phụ cấp và chi sự nghiệp) thì mỗi năm huyện có thêm hàng chục tỷ đồng ngân sách để bổ sung vào nguồn vốn ngân sách cho đầu tư phát triển.

Thứ hai, tăng cường tích tụ vốn ngân sách thông qua vay nợ. Trong những năm qua, nguồn vốn nhàn rỗi ứ đọng trong Kho bạc nhà nước huyện rất lớn nhờ lương vốn đầu tư xây dựng cơ bản bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm chưa được thanh quyết toán do các công trình kéo dài nhiều năm mới hoàn thành. Do đó, huyện cần có giải pháp vay nguồn vốn này để đầu tư phát triển. Việc vay vốn

sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, chống thất thu ngân sách để có nguồn trả nợ. Theo phương pháp này, có thể phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các sở, ngành cấp tỉnh đầu tư theo phương thức: huyện đứng ra vay vốn đầu tư các công trình hạ tầng do Trung ương, tỉnh quản lý trên địa bàn, sau trả nợ gốc bằng nguồn vốn theo kế hoạch của Bộ, ngành, của tỉnh, còn địa phương trả phần lãi suất vay.

Ngoài ra, có thể thực hiện kêu gọi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT), xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).

Thứ ba, hình thành quỹ đầu tư phát triển của huyện từ các nguồn: vốn ban đầu của ngân sách huyện; khoản vượt thu ngân sách; tiền chênh lệch từ đấu giá quyền sử dụng đất; nguồn thu từ bán tài sản và các nguồn khác. Trong điều kiện thu không đủ chi, ngân sách được lập dự toán chặt chẽ theo khoản mục; các tổ chức tín dụng, ngân hàng chỉ là chi nhánh thuộc Trung ương thì quỹ đầu tư phát triển của huyện là công cụ quan trọng để thực hiện các chính sách, hỗ trợ đầu tư, điều chỉnh cơ cấu đầu tư của huyện, tạo chủ động trong việc giải quyết các vấn đề mang tính cấp bách, đột xuất, tập trung nguồn vốn cho dự án ưu tiên, hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các dự án trọng điểm, hiệu qủa. . .

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội và đầu tư hạ tầng nông thôn, huy động các nguồn vốn góp của nhân dân, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ để tạo đà cho sự huy động đóng góp này theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” phải được thể chế thành quy định cụ thể: loại hình và điều kiện công trình được hỗ trợ, quy trình nhận hỗ trợ, mức hỗ trợ, kế hoạch hỗ trợ,. . .Chủ yếu có ba loại hạ tầng nông thôn cần được thực hiện theo phương châm này: giao thông nông thôn, trường học, kênh mương. Các quy định này cần được thông qua HĐND huyện, sau đó UBND huyện ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện, đảm bảo đúng quy chế dân chủ ở cơ sở.

4.2.1.2.Huy động vốn thông qua các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trung gian

Hiện nay, số tiền nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn, chiếm 60%(ở thành thị) và 85%(ở nông thôn) trong tổng số tiền tiết kiệm.

Để huy động được số tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức tín dụng cần hiện đại hoá công nghệ, mở rộng mạng lưới chi nhánh đến các cụm xã, thị trấn. Bên cạnh chính sách tiền tệ hợp lý, việc tạo thuận lợi cho việc gửi tiền, rút tiền, kể cả những món nhỏ sẽ góp phần tăng cường huy động tiết kiệm của dân chúng. Cần khuyến khích việc xây dựng và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân ở các xã ở vùng thượng huyện, vùng hạ huyện để huy động vốn, đồng thời để phục vụ lại cho chính họ. Phát triển quỹ tín dụng nhân dân còn nhằm ng ăn chặn những hình thức tín dụng không chính thức, cho vay lãi suất cao, nhiều rủi ro, kìm hãm sản xuất.

4.2.1.3. Huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước và dân cư Giai đoạn 2006-2010, nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư đầu tư trên địa bàn huyện Đô Lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Do vậy cần có giải pháp tiếp tục huy động mạnh mẽ nguồn vốn ở khu vực này. Ngoài việc hoàn thiện các c ơ chế chính sách chung về khuyến khích, thu hút, huy động vốn đầu tư , huyện cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với mọi loại hình doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Hiện nay, nhiều nơi đã mạnh dạn đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư cho địa phương mình. Trên thực tế đã có sự “cạnh tranh” trong chính sách thu hút đầu tư giữa các tỉnh, thành phố, nhất là cạnh tranh thu hút đầu tư vào các cụm, khu công nghiệp thông qua chính sách miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuê trong những năm đầu,… Điều đó đặt ra yêu cầu về sự hoàn thiện của chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của cả nước với việc cụ thể hoá cho từng vùng, trên cơ sở những khung ưu đãi cụ thể phù hợp với điều kiện của địa

phương mình. Cần có sự phối hợp giữa các địa phương trong thu hút vốn đầu tư, thực hiện phát triển kinh tế trên cơ sở quy hoạch chung của huyện và khuôn khổ pháp luật thống nhất.

Thứ hai, thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò to lớn trong nền kinh tế:

thu hút nhiều lao động, tăng cơ hội tìm việc làm với chi phí thấp; tăng thu nhập dân cư, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo; thu hút vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh; là bước khởi đầu cho quá trình trưởng thành của các doanh nghiệp lớn; làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả hơn. Hiện tai, số lượng quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ Đô Lương còn hạn chế cả về số lượng và quy mô. Để khắc phục tình trạng này, việc thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư là quan trọng nhưng chưa đủ. Cần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Một số biện pháp hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đó là:

- Về đất đai: mặt bằng sản xuất là yếu tố quyết định đến thực hiện dự án đầu tư. Không có mặt bằng thì mọi sự tạo điều kiện thuận lợi ở trước đó cho doanh nghiệp trở nên vô nghĩa. Do đó, nhiều khi chi phí cơ hội để có được mặt bằng sản xuất lớn hơn nhiều chi phí hợp pháp để có quyền sử dụng mảnh đất đó.

Trước đây, do thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, việc sử dụng đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ được biến tướng dưới nhiều hình thức không minh bạch về nguồn gốc. Nhà nước đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về đất đai không phải chi thông qua chính sách mà quan trọng hơn là với tư cách của người quản lý tài sản công thổ quốc gia.

Thủ tục thuê đất theo quy định hiện nay còn rất phức tạp và đền bù giải phóng mặt bằng cũng tốn nhiều thời gian của nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Do vậy, huyện cần tích cực trợ giúp các doanh nghiệp trong việc thuê đất để có mặt bằng sản xuất. Việc mở rộng các cụm công nghiệp nhỏ tại Lạc

Sơn và quy hoạch mới các cụm tại Giang Sơn Đông, Hoà Sơn, Mỹ Sơn là việc làm có ý nghĩa nhằm giải quyết vấn đề đó.

Hiện tại khi thuê đất, việc thuê đất của các doanh nghiệp còn khó khăn về thủ tục, làm ảnh hưởng lớn tâm lý của các nhà đầu tư, tăng chi phi cơ hội của doanh nghiệp. Do đó huyện cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của các phong ban liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ việc tiếp cận về nguồn vốn, hình thành quỹ bảo lãnh vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động và chủ doanh nghiệp, hỗ trợ trong việc ra đời nghề mới, làng nghề mới, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề. Hình thành quỹ phát triển làng nghề từ những khoản thu do làng nghề đem lại theo phương châm “lấy làng nghề phát triển làng nghề “.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin miễn phí cho các doanh nghiệp. Tăng nguồn hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hội chợ, triễn lãm, tạo điều kiện hỗ trợ cho ra đời và thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thay vì Nhà nước thực hiện.

- Tôn vinh doanh nghiệp, tổ chức các quỹ trao giải thưởng cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh giỏi, khen thưởng các nhà doanh nghiệp có đóng góp lớn về kinh tế xã hội cho huyện.

4.2.1.4. Huy động vốn đầu tư nước ngoài

So với nhiều huyện khác trong tỉnh, Đô Lương có điều kiện khá thuận lợi về vị trí địa lý nhưng chưa thu hút được nguồn vốn FDI. Để khắc phục tình trạng này, huyện cần tăng cường quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tích cực mở rộng các mối quan hệ và có cơ chế thu hút đầu tư từ nước ngoài. Trước mắt, huyện cần tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các cụm công nghiệp Thị trấn, Lạc Sơn theo quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lớn trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp do con em Đô Lương làm

chủ trên mọi miền cả nước đầu tư vào quê hương để tạo hình ảnh về một môi trường đầu tư hấp dẫn, thân thiện. Về lâu dài, thông qua các sở, ban ngành của tỉnh để tạo dựng các mối quan hệ, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.

Với những thuận lợi, Đô Lương cần thiết và có thể huy động vốn FDI. Nếu không thu hút được nguồn này, đảm bảo nguồn vốn để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thì cũng có nghĩa là huyện không tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Khi đó các chủ trương phát triển kinh tế của huyện đều khẳng định tiềm năng và khai thác tiềm năng kinh tế của địa phương chỉ mang nội dung chung chung, không trở thành nguồn lực phát triển. Do vậy trong thời gian tới, huyện cần áp dụng mạnh các biện pháp: tăng cường kinh phí và cán bộ cho công tác xúc tiến đầu tư; lập danh mục dự án với những ưu đãi, điều kiện hỗ trợ cụ thể kèm theo để nhà đầu tư lựa chọn; cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo địa điểm và tiến hành giải phóng mặt bằng nhanh chóng cho nhà đầu tư.

Việc thu hút ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng với một huyện đồng bàng như Đô Lương là hết sức khó khăn, phụ thuộc vào chương trình của Chính phủ.

Huyện cần tích cực đề xuất với UBND tỉnh đứng ra vay vốn ODA để đầu tư xây dựng các công trình ách yếu, cải thiện điều kiện sống của nhân dân các xã vùng khó khăn của huyện. Tuy nhiên, viện trợ sẽ thuận lợi nếu huyện có khả năng hấp thụ, dành một phần vốn để sẵn sàng đối ứng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn viện trợ. Trong thời gian tới huyện cần tăng cường xúc tiến thu hút viện trợ, xây dựng các danh mục dự án ưu tiên, liên kết với các huyện trong vùng để tiếp nhận các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho cả vùng, nhất là các dự án phát triển hạ tầng nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, vệ sinh môi trường. . .

4.2.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w