Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 76 - 80)

4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển kinh tế ở huyện Đô Lương giai đoạn 2011- 2020

4.2.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là giải pháp xuyên suốt trong phát triển kinh tế cả nước cũng như ở từng địa phương. Để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn tiếp theo,

huyện cần tiếp tục tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu của bản thân ngành công nghiệp; đầu tư hợp lý cho ngành nông nghịêp, đảm bảo an ninh lương thực và chuyển mạnh nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá với cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; quan tâm đầu tư tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh cho toàn bộ khu vực dịch vụ; chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở điều kiện, thế mạnh của từng vùng, huyện có chính sách đầu tưhợp lý, đảm bảo nhu cầu và sự phát triển cân đối giữa các vùng trong huyện. Có sự kết hợp giữa vốn ngân sách Nhà nước với các nguồn vốn khác của xã hội trong đầu tư phát triển để chuyển dịch cơ cấu đầu tư. Cần có biện pháp để vốn Nhà nước mang tính định hướng và có tác dụng lôi kéo vốn đầu tư tư nhân - điều mà giai đoạn 2006-2010 huyện đã thực hiện khá hiệu quả.

Vì vậy, điều chỉnh cơ cấu đầu tư cần thực hiện các giải pháp là:

4.2.2.1. Điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường đầu tư hạ tầng kinh tế trực tiếp phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, huyện cần dành tỷ lệ thích đáng cho đầu tư hạ tầng kinh tế phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, nâng cao tốc độ tăng trưởng. Các lĩnh vực chủ yếu là:

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cả trong và ngoài hàng rào: đường vào, hệ thống điện, cấp thoát nước, xử lý môi trường.

Trước mắt cần quan tâm vấn đề cấp thoát nước cho cụm ccông nghiẹp Lac Sơn.

- Đầu tư tăng cường cơ sở hạ tầng các điểm du lịch văn hoá. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khoá XVIII đã đặt ra kế hoạch cụ thể cho phát triển du lịch, nhưng thời gian qua chưa triển khai đầu tư mạnh. Do đó huyện cần tăng cường đầu tư hạ tầng cho các dự án này. Trước mắt cần phối hợp tốt với chủ đầu tư để hoàn thiện khu du lịch sinh thái suối nước khoáng nóng tại Giang Sơn, tham mưu tỉnh đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử Truông Bồn, nâng cấp, tôn tạo Đền Quả Sơn.

4.2.2.2. Căn cứ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, đặt ra chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với từng giai đoạn.

Cần thay đổi tư duy về ưu đãi, khuyến khích đầu tư để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khuyến khích đầu tư trên địa bàn huyện trước mắt cần khuyến khích đầu tư ở khu vực trung tâm huyện để tạo ra tốc độ phát triển kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh theo hướng hiện đại, có khả năng đón đầu trong sự phát triển. Huyện có thể thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất vay đầu tư đối với một số ngành, lĩnh vực. Áp dụng cơ chế khuyến khích, ưu đãi theo dự án cụ thể, không cần đưa ra chính sách chung. Việc làm này vừa không phá vỡ chính sách ưu đãi của Nhà nước, vừa tiết kiệm được chi phí cho việc thu hút đâu tư cũng như ưu đãi cho các ngành cần thúc đẩy. Có thể những thoả thuận về ưu đãi được hình thành trong quá trình thảo luận tiếp nhận dự án đầu tư. Điều đó tạo ra tính linh hoạt và nâng cao hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

4.2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư của từng ngành và dự án, tăng cường hàm lượng công nghệ và tri thức.

Những năm qua, với sự theo đuổi mục tiêu kiên cố hoá trường học, trạm y tế, nên số vốn đầu tư cho nâng cao chất lượng trang thiết bị, phương tiện của hoạt động giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ còn ít ỏi. Không thể hy sinh “ phần mềm “, yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng vốn con người để theo đuổi mục tiêu của “phần cứng” một cách hình thức hoặc chạy theo phong trào.

Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội phải nhằm tạo ra những chuyển biến về chất trong các hoạt động, nâng cao chất lượng thực sự về nguồn nhân lực cũng như đời sống con người.

Cần thay đổi tỷ lệ vốn đầu tư giữa xây lắp và thiết bị công nghệ. Thông thường với các dự án đầu tư sản xuất mới, tỷ lệ vốn xây lắp chiếm tới 65-70%.

Điều này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư.

4.2.2.4. Khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân vào dịch vụ công cộng.

Khu vực tư nhân có thể tham gia đầu tư vào các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, cơ sở hạ tầng để thu hồi vốn có sự hỗ trợ, tham gia và quản lý của Nhà nước. Nhà nước có thể đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cộng nhưng giao thầu khai thác cho tư nhân. Thực hiện giải pháp này Nhà nước sẽ giảm bớt được chi phí ngân sách để có thêm vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp.

4.2.2.5. Đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Cùng với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện cần tăng cường hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành vùng chuyên canh có giá trị kinh tế cao. Việc đầu tư này cần được thực hiện theo dự án trên cơ sở quy hoạch vùng chuyên canh. Trước hết cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua giải pháp đầu tư chuyển sản xuất nông ghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thay đổi quan điểm và phương thức hỗ trợ của Nhà nước trong đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngành nông nghiệp phải có bộ phận nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại hàng nông sản, trước mắt cần nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp trong toàn huyện. Thay đổi phương thức hoạt động của Trung tâm khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đầu tư sản xuất nông nghiệp phải gắn với thị trường. Đồng thời chú trọng phát triển kinh tế vườn-đồi, vườn -rừng đặc biệt ở vùng thượng và hạ huyện.

Kiên quyết thực hiện việc chuyển đổi các vùng trồng lúa không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Qua chuyển đổi của các hộ thu nhập từ nuôi thuỷ sản ở các vùng trũng gấp 7 lần so với cấy lúa đơn thuần. Thời gian qua, việc chuyển đổi chủ yếu do nông dân tự tiến hành, Nhà nước chưa có định hướng, chương trình quy hoạch vùng sản xuất. Trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng các vựng quy hoạch, xỏc định rừ nguồn vốn: Nhà nước hỗ trợ đầu tư, vốn tớn dụng ưu đãi của Nhà nước và phần đóng góp của nhân dân.

Thực hiện các giải pháp hỗ trợ kinh tế trang trại phát triển thông qua việc chuyển đổi, tích tụ ruộng đất, cơ chế tín dụng ưu đãi, thế chấp quyền sử dụng đất và hỗ trợ đầu tư. Ưu tiên đầu tư xây dựng chợ nông thôn, hạ tầng giao thông, đầu tư cho khoa học, kỹ thuật chuyển giao công nghệ sau thu hoạch.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, thực hiện hỗ trợ đầu tư thúc đẩy làng nghề phát triển bền vững: hiện đại hoá công nghệ, hỗ trợ các hộ sản xuất đầu tư vào các cụm công nghiệp, làng nghề, kết hợp phát triển làng nghề mỹ nghệ với loại hình du lịch văn hoá.

4.2.3.Giải pháp về đầu tư đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư phát triển kinh tế huyện đô lương tỉnh nghệ an giai đoạn 2006 2020 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w