CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƢ VẤN THIẾT KẾ
V. Tài sản dài hạn khác 0
0
365.258.325 0
365.258.325 -
-
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
33.153.973.672 38.733.100.847 64.156.648.458
5.579.127.175 25.423.547.611
16,83 65,64
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) 46
Thông qua số liệu ở bảng 2.4 ta có thể nhận xét khái quát về tình hình tài sản của công ty như sau:
Tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng và tăng mạnh mẽ trong năm 2012 ( tăng 26.236.159.784 đồng tương đương 80,92%).
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm đều qua các năm. Năm 2011 giảm 690.189.252 đồng so với năm 2010 tương ứng với 24,54%. Năm 2012 cũng giảm 270.907.359 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 12,76%. Tuy doanh thu của công ty đều tăng qua các năm (đặc biệt tăng đột biến trong năm 2012) nhưng công ty muốn giảm chi phí lưu trữ tiền mặt, tránh làm ứ động vốn nên tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Tuy nhiên điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp. Vì vậy, công ty nên xem xét tăng lượng tiền mặt để đảm bảo tính an toàn trong thanh toán.
Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng. Năm 2010 – 2011 khoản phải thu khách hàng giảm nhẹ 216.931.253 đồng tương đương 2,51%. Sang tới năm 2012, khoảng phải thu khách hàng tăng đột biến từ 8.422.194.027 đồng lên tới 29.125.811.852 đồng. Hiện nay, công ty áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng cho khách hàng, vì vậy, khoản phải thu khách hàng của công ty tăng lên mạnh mẽ. Hầu hết các dự án lớn nhận được trong năm 2011 và năm 2012 đều chưa hoàn thành (theo kế hoạc dự án Công viên Nguyễn Văn Cừ sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013 và khai trương vào tháng 12 năm 2013, dự án Văn phòng Trung ương Đảng và dự án Bệnh viện Phụ sản Bắc Giang sẽ kết thúc trong năm 2014...) nên chưa thể quyết toán dẫn đến khoản phải thu khách hàng không ngừng gia tăng. Hơn nữa, trước đây Công ty chỉ tập trung vào lĩnh vực tư vấn thiết kế nên khoản phải thu khách hàng ít. Sang năm 2012, Công ty mở rộng sang các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng nên không tránh khỏi việc gia tăng khoản phải thu khách hàng.
Hàng tồn kho tăng 4.536.374.363 đồng trong năm 2012, tương đương tăng
24,23%. Ngoài các hoạt động kinh doanh chính là tư vấn, thiết kế, giám sát, xây dựng, công ty còn mở rộng và kinh doanh máy móc, thiết bị, vật liệu… (chủ yếu là gạch lát nền) nên luôn có hàng tồn kho.
Tài sản dài hạn biến động qua 3 năm và cao nhất tại năm 2011 là 6.351.129.574 đồng.
Tài sản cố định hữu hình của công ty năm 2011 là 6.351.129.574 đồng tăng
1.574.131.306 đồng so với năm 2010 do Công ty đầu tư thêm trang thiết bị để phục vụ 47
cho hoạt động văn phòng và bán hàng (xe tải thùng: 420 triệu đồng...) Năm 2012, tài sản dài hạn giảm 1.217.870.498 đồng, tương đương giảm 19,18%. Mặc dù trong năm 2012 Công ty vẫn trang bị thêm trang thiết bị để nâng cao hiệu suất hoạt động nhưng giá trị hao mòn của các trang thiết bị mới cộng với giá trị hao mòn của trang thiết bị cũ khá lớn, làm giảm giá trị của tài sản dài hạn.
Năm 2012, công ty phát sinh tài sản dài hạn khác là 365.258.325 đồng. Nguyên nhân do công ty trả trước tiền thuê cơ sở hạ tầng, cho trước cho các hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính và trả trước các khoản lãi vay dài hạn.
Nhìn chung tình hình tài sản của Công ty có xu hướng tăng và tăng mạnh trong năm 2012. Điều này là do Công ty đang tích cực mở rộng sang các lĩnh vực khác để gia tăng lợi nhuận.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản chung Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng tài sản chung Chênh lệch
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012/2011
Hiệu suất sử dụng tổng 1,55
2,05 32,47 tài sản (Lần)
Suất hao phí của TS so 0,64
0,49 (24,51)
với doanh thu thuần (Lần) Suất hao phí của tài sản 15,35
13,12 (14,57)
so với lợi nhuận (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Từ bảng 2.4 và bảng 2 (phụ lục 1) có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Do đặc thù của Công ty là chuyên tư vấn thiết kế nên chỉ tiêu này khá cao. Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2012 là 2,05 lần. Tức là một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,05 đồng doanh thu thuần. Tổng tài sản bình quân tăng qua các năm từ 35.943.537.260 đồng lên tới 51.444.874.653 đồng.
Tổng tài sản tưng chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn (bình quân khoản phải thu khách hàng tăng 120,08%, bình quân hàng tồn kho tăng từ 16.443.682.865 đồng lên 20.988.078.307 đồng). Tuy nhiên mức tăng của tài sản vẫn thấp hơn mức tăng của doanh thu (mức tăng của doanh thu là 89,59% trong khi mức tăng của tổng tài sản bình quân là 43,13%) dẫn đến chỉ tiêu này 48
vẫn tăng (năm 2011 là 1,55 lần) chứng tỏ Công ty quản lý khá tốt tài sản, sử dụng hiệu quả tài sản cố định góp phần tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
Chỉ tiêu 2: Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
Cùng với sự tăng lên của hiệu suất sử dụng tài sản là sự sụt giảm của suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần. Năm 2012 suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần là 0,49 lần. Có thể hiều là năm 2012 Công ty muốn có 1 đồng doanh thu thì cần bỏ ra 0,49 đồng tài sản. Năm 2011, chỉ tiêu này ở mức 0,64 lần, cao hơn so với năm 2012 là 0,15 lần. Trong năm 2012 muốn có mỗi đồng doanh thu doanh phải chi ra ít hơn so với năm 2011 là 0,15 đồng hay nói cách khác doanh nghiệp đã tiết kiệm được 0,15 đồng. Với số tiền tiết kiệm này doanh nghiệp có thể đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính ... để có thể tiếp tục gia tăng lợi nhuận và tối đa hóa vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu 3: Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận
Cũng như suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận cũng đang có xu hướng giảm. Năm 2011 suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận là 15,35 lần nhưng sang tới năm 2012 chỉ tiêu này chỉ còn 13,12 lần (giảm 14,57%). Tức là năm 2012 để được 1 đồng lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp chỉ cần phải chi 13,12 đồng tổng tài sản. Có được điều này là do trong năm 2012 mặc dù cả tổng tài sản bình quân và lợi nhuận sau thuế cùng tăng mạnh nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế là 67,53% cao hơn hẳn mức tăng của tổng tài sản bình quân là 43,13%.
Nhìn chung, Công ty đã sử dụng khá tốt tài sản của mình. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản liên tục tăng, chỉ tiêu về suất hao phí của tài sản so với doanh thu và lợi nhuận giảm qua các năm. Điều này có thể lý giải do đặc trưng ngành nghề kinh doanh của Công ty và do lãnh đạo Công ty đã có những chính sách phù hợp để sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn có của mình.
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn a. Các chỉ tiêu đánh giá chung về TSNH
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
49
Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012/2011
Hiệu suất sử dụng TSNH 1,83
2,32 26,56 (Lần)
Thời gian 1 vòng quay của
196,35 155,15 (20,99) TSNH (Lần)
Mức tiết kiệm TSNH (VND) (12.095.502.151)
Suất hao phí TSNH so với 0,55
0,43 (20,99)
doanh thu (Lần)
Suất hao phí của TSNH so 12,99
11,61 (10,58)
với LNST (Lần)
Tỷ suất sinh lời của tài sản 0,08
0,09 11,83
ngắn hạn (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng TSNH
Hiệu suất sử dụng TSNH năm 2012 là 2,32 lần tăng 0,49 lần so với năm 2011.
Con số này có ý nghĩa một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho TSNH đem lại 2,32 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 TSNH tăng chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng lên 245,82% và hàng tồn kho tăng 24,23%. Khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho chiếm một phần rất lớn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn này đang ngày càng gia tăng khiến cho nguồn vốn từ tài sản này bị ứ đọng, không đạt hiệu suất cao nhất khi sử dụng.
Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản đang có những biến động tốt, duy trì ở mức
trung bình là 2,08 lần và đang tăng. Tuy nhiên Công ty vẫn cần tăng cường đẩy mạnh nhanh tiến độ giảm hàng tồn kho cũng như thu hồi các khoản phải thu để đưa vốn vào hoạt động giúp tăng hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.
Chỉ tiêu 2: Thời gian một vòng quay của TSNH
Thời gian vòng quay của TSNH ở mức khá cao, trung bình mỗi vòng quay của TSNH bình quân mất 175 ngày. Chỉ tiêu này khá cao, nhưng do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên thời gian một vòng qua lớn là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm do trong năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh (tăng 49,81%) nhưng mức tăng này lại thấp hơn mức tăng của doanh thu (89,59%) dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản tăng và thời gian một vòng quay của 50
TSNH giảm. Có thể thấy Công ty đã có những chính sách quản lý hiệu quả làm giảm thời gian một vòng quay của TSNH góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 3: Mức tiết kiệm TSNH
Thời gian một vòng luân chuyển của TSNH giảm từ 196,35 ngày xuống còn
155,15 ngày giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được 12.095.502.151 đồng TSNH. Thời gian một vòng luân chuyển TSNH có xu hướng giảm kết hợp với doanh thu của Công ty không ngừng tăng dẫn đến mức tiết kiệm cũng sẽ tăng theo và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 4: Suất hao phí TSNH so với doanh thu
Suất hao phí TSNH so với doanh thu trong năm 2011 là 0,55 lần giảm xuống 0,12 lần trong năm 2012 còn 0,43 lần. Tức là trong năm 2012 để thu về một đồng doanh thu doanh nghiệp cần bỏ ra 0,43 đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chính sách thích hợp để chủ động trong kế hoạch huy động vốn cho tài sản ngắn hạn, giúp cho doanh nghiệp không bị lãng phí vốn và giảm chi phí sử dụng vốn và tăng khả năng sinh lời. Do quy mô dự trữ tài sản ngắn hạn của công ty khá lớn nên để duy trì suất hao phí TSNH ở mức thấp và ổn định yêu cầu công ty phải quản lý và có các chính sách dự trữ tiền, hàng tồn kho và phải thu khách hàng hợp lý, vì bất cứ sự gia tăng nhỏ nào trong suất hao phí cũng khiến cho các loại chi phí gia tăng và giảm hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 5: Suất hao phí của TSNH so với LNST
Suất hao phí của TSNH so với LNST đang có xu hướng giảm (từ 12,99 năm 2011 xuống 11,61 năm 2012). Trong năm 2012, cả TSNH bình quân và LNST của Công ty đều tăng. Tuy nhiên mức tăng của LNST (67,53%) cao hơn mức tăng của TSNH bình quân (49,81%) làm cho suất hao phí TSNH so với LNST giảm xuống.
Điều này chứng tỏ mức độ sinh lời từ TSNH của Công ty ngày càng có những tiến triển tốt.
Chỉ tiêu 6: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Trong năm sinh lời của TSNH cũng tăng theo. Năm 2011, doanh nghiệp đầu tư một đồng TSNH 2012, lợi nhuận sau tăng mạnh và có mức tăng cao hơn TSNH bình quân dẫn tới cứ một đồng TSNH được đưa vào hoạt động thì tạo ra 0,08 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi năm 2012 là 0,09 đồng. Sức sinh lời tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng TSNH khá hiệu quả và cần phát huy hơn nữa.
51
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời và mức tiết kiệm TSNH tăng qua các năm và đều cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về suất hao phí TSNH đang có xu hướng giảm. Điều này thể hiện khả năng sử dụng hiệu quả TSNH của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức TSNH là do khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho tăng mạnh. Công ty cần có các chính sách hợp lý hơn để điều chỉnh hai khoản này.
b. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của TSNH Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho Chênh lệch
Năm 2011
Chỉ tiêu Năm 2012 2012/2011
Số vòng quay hàng tồn kho 2,80
4,33 54,70 (Vòng)
Thời gian quay vòng hàng tồn 128,76
83,23 (35,36) kho (Ngày)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Như chúng ta đã biết, dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty, dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục, đáp ứng yêu cầu kịp thời của khách hàng, nếu dự trữ ở mức hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Chỉ tiêu 1: Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty đang tăng dần (từ 2,8 vòng lên tới 4,33 vòng) chứng tỏ Công ty đã có những chính sách thích hợp để đẩy hàng ra nhanh hơn và tránh ứ đọng hàng trong kho. Năm 2011, Công ty chưa mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng nên số vòng quay hàng tồn kho còn thấp. Bắt đầu sang năm 2012, khi Công ty đã có những bước tiến mới trong việc kinh doanh kéo theo số lượng hàng tồn kho cũng tăng nhưng do giá vốn hàng bán có mức tăng cao hơn hẳn so với hàng tồn kho nên số vòng quay hàng tồn kho vẫn tăng.
Chỉ tiêu 2: Thời gian quay vòng hàng tồn kho 52
Cùng với sự gia tăng của số vòng quay hàng tồn kho là sự suy giảm của thời gian quay vòng hàng tồn kho. Thời gian quay vòng hàng tồn kho năm 2012 là 83,23 ngày, giảm 45,53 ngày so với năm 2011. Có được điều này là do trong năm 2012 Công ty đã đầu tư thêm khá nhiều vào lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng làm cho giá vốn tăng đột biến (97,46%). Thêm vào đó, trong năm 2012 Công ty nhận được khá nhiều công trình lớn ( Công viên Nguyễn Văn Cừ, Văn phòng Trung ương Đảng ...) nên hàng tồn kho chỉ tăng 27,64% dẫn đến làm tăng số vòng quay hàng tồn kho và giảm thời gian quay vòng của hàng tồn kho.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình các khoản phải thu Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá tình hình các khoản phải thu Chênh lệch
Năm 2011 Chỉ tiêu
Năm 2012 2012/2011
Số vòng quay các khoản phải 6,53
5,63 (13,85) thu (Vòng)
Thời gian quay vòng các khoản 55,10
63,96 16,08
phải thu (Ngày)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Chỉ tiêu 1: Số vòng quay các khoản phải thu
Trong năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu đạt 5,63 vòng giảm so với
năm 2011 là 0,9 vòng do bình quân khoản phải thu khách hàng của Công ty tăng đột ngột (120,08%) vượt xa so với mức tăng của doanh thu là 89,59%. Tỷ số này khá nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của Công ty còn thấp. Sự gia tăng của doanh thu tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng của khoản phải thu khách hàng. Hơn nữa, trong năm 2012, Công ty nhận được nhiều dự án lớn và đều được quyết toán theo giai đoạn hoàn thành nên không tránh khỏi sự gia tăng đột biến của khoản phải thu khách hàng.
Chỉ tiêu 2: Thời gian quay vòng các khoản phải thu
Thời gian quay vòng các khoản phải thu trung bình là khoảng 60 ngày. Đây là khoảng thời gian khá dài. Công ty cần có những chính sách thích hợp để cân đối các khoản phải thu và khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp. Đồng thời cũng tránh để tình trạng mất cơ hội đầu cơ khi cơ hội đến.
53
2.2.2.4 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
a. Các chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSDH Bảng 2.8: Chỉ tiêu đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSDH Chênh lệch
Năm 2011 Chỉ tiêu Năm 2012 2012/2011
Hiệu suất sử dụng TSDH (Lần) 10,02
17,84 78,05
Suất hao phí TSDH so với 0,10
0,06
(43,84)
doanh thu (Lần)
Suất hao phí của TSDH so với 2,38
1,51 (36,44) LNST (Lần)
Tỷ suất sinh lời của TSDH 0,42
0,66 57,33 (Lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng TSDH
Hiệu suất sử dụng TSDH tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 chỉ tiêu này đạt
17,84 lần tăng 78,05% so với năm 2012. Có nghĩa là năm 2012 một đồng TSDH đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 17,84 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này tăng mạnh là do năm 2012 có tốc độ tăng doanh thu khá cao là 89,59% trong khi TSDH chỉ tăng 6,48%. Chứng tỏ Công ty đã biết cách quản lý và sử dụng hiệu quả TSDH của mình.
Chỉ tiêu 2: Suất hao phí TSDH so với doanh thu
Sự tăng lên của hiệu suất sử dụng TSDH kéo theo sự sụt giảm của suất hao phí TSDH so với doanh thu. Năm 2011 suất hao phí TSDH so với doanh thu là 0,1 lần, sang năm 2012 chỉ còn 0,06 lần. Năm 2012 để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra 0,06 đồng TSDH. Chỉ tiêu này đang giảm chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSDH cao, góp phần tạo ra doanh thu thuần cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của Công ty.
Chỉ tiêu 3: Suất hao phí của TSDH so với LNST
Năm 2012 cùng với sự tăng lên của doanh thu thuần kéo theo sự tăng lên của
LNST. LNST tăng từ 2.340.895.309 đồng lên 3.921.701.034 đồng, tăng 67,53% trong khi TSDH bình quân tăng chỉ 6,48% dẫn đến suất hao phí TSDH so với LNST giảm từ 2,38 lần xuống còn 1,51 lần. Tức là trong năm 2012 để tạo ra một đồng LNST Công 54
ty cần 1,51 đồng TSDH bình quân còn năm 2011 là 2,38 đồng. Chỉ tiêu này đang giảm chứng tỏ công ty sử dụng khá hiệu quả TSDH vào trong hoạt động kinh doanh của mình.
Chỉ tiêu 4: Tỷ suất sinh lời của TSDH
Tỷ suất sinh lời của TSDH đang có xu hướng tăng. Năm 2012, tỷ suất sinh lời của TSDH là 0,66 lần tăng 57,33% so với năm 2011. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng TSDH trong kỳ đem lại 0,66 đồng LNST. Sức sinh lời tăng đồng nghĩa với việc Công ty ngày càng sử dụng hiệu quả TSDH góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của Công ty.
b. Các chỉ tiêu đánh giá thành phần
Bảng 2.9: Chỉ tiêu đánh giá thành phần TSDH Chênh lệch