Tổng chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 49)

1.6 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.6.4.1 Tổng chi phí

Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, và các chi phí khác.

Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí.

Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng chi phí

Hiệu suất sử dụng chi phí = Tổng doanh thu / Tổng chi phí trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ cho sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.

Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận chi phí

Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng lợi nhuận trong kỳ / Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Khi phân tích các chỉ tiêu trên ta cần phải dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng báo cáo tài chính tổng hợp. Trên cơ sở đó ta có thể đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh 30

so sánh với kỳ trước được lấy làm kỳ gốc của doanh nghiệp. Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân. 1.6.4.2 Giá vốn hàng bán

Để có thể hiểu rõ hơn giá vốn hàng bán đã thay đổi như thế nào, nó chiếm tỷ

trọng là bao nhiêu trong tổng doanh thu bán hàng cũng như là hiệu quả quản lý doanh nghiệp trong việc cắt giảm chi phí thì ta sẽ xem xét sự biến động của giá vốn hàng bán qua các năm dựa trên số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, cũng có thể thấy một hạn chế về số liệu giá bán cũng như chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm nên ta chỉ có thể phân tích những xu hướng chung mà khơng thể đi phân tích cụ thể hơn được những biến đổi cũng như xu hướng chung của các thành phần trong giá vốn hàng bán. Ta có Giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần

Dó đó, việc phân tích giá vốn hàng bán cũng đồng nghĩa với việc phân tích lợi nhuận gộp, sự thay đổi trong giá vốn hàng bán nói chung hay sự thay đổi từng khoản chi phí nói riêng đều dẫn tới sự thay đổi trong lợi nhuận gộp.

1.6.4.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai chỉ tiêu trong báo cáo

kết quả kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu những khoản chi phí này bị phản ánh sai lệch thì có thể làm những người quan tâm hiểu sai lệch về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một nội dung quan trọng đồng thời cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bởi lẽ, qua phân tích những người quan tâm có thể nhận thức, đánh giá đúng đắn và tồn diện tình hình chi phí phát sinh trong kỳ. Qua đó thấy được tình hình quản lý và sử dụng các loại chi phí này có phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, với những nguyên tắc của quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Mặt khác qua phân tích cũng giúp chúng ta tìm ra được những tồn tại trong quản lý và sử dụng những chi phí này để từ đó xác định những ngun nhân khách quan cũng như chủ quan để đề ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng chi phí. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu 1: Tỷ suất chi phí bán hàng của hàng tiêu thụ:

31

Tỷ suất chi phí bán hàng của hàng tiêu thụ là tỷ lệ phần trăm của tổng mức chi phí bán hàng với doanh số bán ra thuần túy.

Trong đó: là tỷ suất chi phí bán hàng là mức doanh số bán hàng thuần túy F là tổng chi phí bán hàng

Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận tính trên chi phí bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận tính trên doanh thu bán hàng cho phép doanh nghiệp thấy rõ hơn hiệu quả kinh doanh của mình và cho phép cơ quan chủ quản cấp trên đánh giá đúng chất lượng chi phí bán hàng ở các đơn vị kinh tế góp phần chỉ đạo cơng tác quản

lý vĩ mô tốt hơn. Hf = f / p Hp = p / f

Trong đó: là chi phí tính trên lợi nhuận

là lợi nhuận tính trên chi phí f là số tiền chi phí bán hàng

p là số lợi nhuận hàng bán

1.7 Phân tích Dupont trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.7.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Mơ hình này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ cơng ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của cơng ty bằng cách nào. Mục đích của mơ hình phân tích Dupont là phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất.

Bản chất của mơ hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của

doanh nghiệp như: thu nhập trên tài sản ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp. Như vậy, sử dụng phương pháp này chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh 32

nghiệp. Hệ thống này nêu bật ý nghĩa của việc thể hiện ROA thông qua biên lợi nhuận và doanh thu tài sản. Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình bày như sau: Lợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản Tổng tài sản

Doanh thu thuần

Từ mơ hình chi tiết ở trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản như sau:

Thứ nhất là số vịng quay của tổng tài sản bình qn càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản, cụ thể hơn số vòng quay của tổng tài sản bình quân lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Nếu doanh thu thuần lớn và tổng tài sản bình qn nhỏ thì số vịng quay lớn. Tuy nhiên trong thực tế hai chỉ tiêu này thường có mối quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình qn tăng thì doanh thu thuần cũng tăng ví dụ như khi doanh nghiệp nới lỏng hơn chính sách tín dụng thương mại, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng, hàng tồn kho tăng và doanh thu thuần cũng tăng lên…. Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng vịng quay của tổng tài sản bình qn thì cần phân tích các nhân tố liên quan, phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vịng quay của tài sản thích hợp.

Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì sức sinh lời của tài sản càng tăng. Tuy nhiên có thể thấy rằng sức sinh lời của doanh thu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là doanh thu và chi phí, nếu doanh thu cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế khi doanh nghiệp tăng doanh thu thì kéo theo mức chi phí cũng tăng lên như chi phí giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Chính vì vậy, để có thể tăng được tỷ suất sinh lời trên doanh thu, doanh nghiệp cần nghiên cứu những nhân tố cấu thành lên tổng chi phí để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp, đồng thời có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu

1.7.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích thường sử dụng mơ hình Dupont.

Lợi nhuận thuần ROE =

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần

x

=

x

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần Tổng tài sản

ROE = Tỷ suất doanh lợi x Số vòng quay tài sản x (Tổng tài sản/Vốn CSH) Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện

pháp làm tăng ROE như tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thơng qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động, tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vịng quay của tài sản, thơng qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.8 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp là việc nhận thức một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhất định trong việc phân tích kinh doanh. Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố khơng những cần phải chính xác mà cịn cần phải kịp thời, khơng những chỉ xác định các nhân tố đó mà cần phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó. Trong sản xuất kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều bị tác động bởi môi

trường bên trong và mơi trường bên ngồi doanh nghiệp. Sự thành công cũng phụ thuộc khá nhiều và những yếu tố này. Vì vậy doanh nghiệp cần phải phân tích đánh giá và biết kết hợp hài hịa giữa các yếu tố này để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình

1.8.1 Các nhân tố bên ngoài

1.8.1.1 Thị trường cạnh tranh và đối tượng cạnh tranh

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một ngành

hoặc một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh nhưng có thể lại là đối thủ của nhau trên thị trường đầu vào và đầu ra.

Đối thủ cạnh tranh

Bao gồm hai nhóm, đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đối thủ cạnh tranh thứ cấp. 34

Nếu doanh nghiệp có đổi thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là rất khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã…để nâng cao hiệu quả

sản xuất kinh doanh. Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đông thời cũng tạo ra động lức phát triển doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

Thị trƣờng cạnh tranh

Bao gồm thị trường bên trong và thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.

Đối với thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như

nguyên liệu vật liệu, máy móc thiết bị…Cho nên nó có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm…

Đối với thị trường đầu ra: Nó quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định doanh thu của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.8.1.2 Nhân tố tiêu dùng

Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập thói

quen của người tiêu dùng. Nhưng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức mua chịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mặt hàng sản xuất. Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp đều có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua cũng khác nhau nên hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thay đổi. Nếu sản phẩm kinh doanh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ mặt hàng của doanh nghiệp, thì hiệu quả của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do đó địi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ nhân tố này để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

1.8.1.3 Nhân tố tài nguyên môi trường

Tài ngun mơi trường cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Nếu như

nguồn tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá mua nguyên vật liệu rẻ, chi phí sản xuất giảm dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh đó tại ngun mơi trường cũng gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp khi có thiên tai.

35

1.8.1.4 Các chính sách của Nhà nước

Một trong những công cụ của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế là các chính sách tài chính, tiền tệ luật pháp. Đó là hệ thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy ước mức lãi suất quá cao sẽ gây cản trở cho việc vay vốn của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lời nhuận giảm và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ giảm.

1.8.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.8.2.1 Nhân tố quản trị doanh nghiệp 1.8.2.1 Nhân tố quản trị doanh nghiệp

Đốí với doanh nghiệp càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó tác động tới hoạt động kinh doanh qua nhiều yếu tố như cơ cấu lao động, cơ sở vật chất…Công tác quản trị doanh nghiệp sẽ được tiến hành tốt sẽ giúp doanh nghiệp một hướng đi đúng, định hướng xác định đúng chiến lược kinh doanh, các mục tiêu mang lại hiệu quả, kết quả hoặc là chi phí hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp.

hoạt động kinh doanh tốt mà còn làm giảm tối thiểu các chi phí quản lý và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu. Nhân tố này còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định đúng đắn chính xác và kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.8.2.2 Lao động

Mọi lực lượng sản xuất kinh doanh đều do lực lượng lao động tiến hành. Nó là chủ thể trong hoạt động kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy móc hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do con người tạo ra và thực hiện chúng. Song để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải có một lượng kiến thức chun mơn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng sản xuất tốt, tạo

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w