1.6 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.6.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một phạm trù kinh tế, phản ánh tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thời gian thu hồi vốn ngắn, trong khoảng thời gian 12 tháng hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và một số tài sản ngắn hạn khác. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thơng. Q trình vận động của TSNH bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của TSNH. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đ ịi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng TSNH, làm cho mỗi đồng TSNH hàng năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ luân chuyển TSNH (số vòng quay TSNH trong một năm).
Trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp các hệ thống chỉ tiêu tài chính được đưa ra để đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp trong một niên độ kế tốn là khơng 19
giá hiệu quả hoạt động của mình và đưa ra các giải pháp cần thiết để khắc phục khó khăn trong niên độ tiếp theo. Để đánh giá khách quan hiệu quả sử dụng TSNH chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau như sau:
a. Các chỉ tiêu đánh giá chung về TSNH
Chỉ tiêu 1: Hiệu suất sử dụng TSNH (Số vòng quay của TSNH) Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng
TSNH
=
Tổng TSNH
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra đầu tư cho tài sản ngắn hạn trong một kỳ thì đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNH trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cao, từ đó góp phần tạo ra doanh thu thuần càng cao và là cơ sở để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 2: Thời gian một vòng quay của TSNH
360
Thời gian quay vòng TSNH =
Số vòng quay TSNH
Chỉ tiêu này cho biết mỗi vịng quay của TSNH bình qn mất bao nhiêu ngày.
Chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ TSNH vận động nhanh, góp phần nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 3: Mức tiết kiệm TSNH Doanh thu thuần kỳ này Mức tiết kiệm TSNH =
x (K 1 – K0)
360
Trong đó: K1 là thời gian 1 vịng ln chuyển kỳ này K0 là thời gian 1 vòng luân chuyển kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết số tài sản ngắn hạn doanh nghiệp tiết kiệm được do tăng
tốc độ luân chuyển vốn. Doanh nghiệp càng tăng được vịng quay tài sản ngắn hạn thì càng có khả năng tiết kiệm được tài sản ngắn hạn, càng nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng TSNH, đó chính là căn cứ để để đầu tư TSNH cho thích hợp, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao
TSNH bình quân
Suất hao phí của TSNH so =
với doanh thu Doanh thu thuần
Chỉ tiêu 5: Suất hao phí của TSNH so với lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao, chỉ tiêu này là căn cứ để các doanh nghiệp dự toán nhu cầu về tài sản ngắn hạn khi muốn có mức độ lợi nhuận mong muốn:
TSNH bình qn
Suất hao phí của TSNH so =
với lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
Chỉ tiêu 6: Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn (ROCA – Return on Current Assets)
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng TSNH tốt, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của TSNH =
TSNH bình qn
b. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá các thành phần của TSNH Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho
Chỉ tiêu 1: Số vòng quay hàng tồn kho
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng
quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình qn ln chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho.
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng hóa tồn kho bình qn
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá
năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng 21
của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vịng hàng tồn kho thấp. Nhưng cũng cân lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất khơng
đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Chỉ tiêu 2: Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày chu chuyển tồn kho có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Vịng quay tăng thì ngày chu chuyển giảm và ngược lại.
360
Thời gian quay vòng hàng =
tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho
Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu
Chỉ tiêu 1: Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản =
phải thu
Bình quân khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu này cho biết khả năng thu nợ của doanh nghiệp trong kỳ phân tích
doanh nghiệp đă thu được bao nhiêu nợ và số nợ còn tồn đọng chưa thu được là bao nhiêu. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiêp.
Chỉ tiêu 2: Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này được đánh giá khả năng thu hồi vốn trong các doanh nghiệp, trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình qn 1 ngày. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín 22
dụng của doanh nghiệp. Mặt khác khi chỉ tiêu này được đánh giá là khả quan, thì doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính tốn che dấu đi các khuyết tật trong việc quản lý các khoản phải thu.
360
=
Số vòng quay các khoản phải thu
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng tài sản kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho phép các nhà quản lý tài chính của doanh nghiệp đề ra các biện pháp, các chính sách quyết định đúng đắn, phù hợp để quản lý tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng ngày càng có hiệu quả trong tương lai, từ đó nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.