Phân tích Dupont trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh .1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 51 - 55)

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA thành những bộ phận có liên quan tới nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả cuối cùng. Mô hình này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào. Mục đích của mô hình phân tích Dupont là phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất.

Bản chất của mô hình là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của

doanh nghiệp như: thu nhập trên tài sản ROA thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với các tỷ số tổng hợp. Như vậy, sử dụng phương pháp này chúng ta có thể nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh 32

nghiệp. Hệ thống này nêu bật ý nghĩa của việc thể hiện ROA thông qua biên lợi nhuận và doanh thu tài sản. Các cấu phần cơ bản của hệ thống được trình bày như sau:

Lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần ROA =

= x

Tổng tài sản Tổng tài sản

Doanh thu thuần

ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x Số vòng quay tài sản

Từ mô hình chi tiết ở trên có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của tài sản như sau:

Thứ nhất là số vòng quay của tổng tài sản bình quân càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của tài sản, cụ thể hơn số vòng quay của tổng tài sản bình quân lại bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân. Nếu doanh thu thuần lớn và tổng tài sản bình quân nhỏ thì số vòng quay lớn. Tuy nhiên trong thực tế hai chỉ tiêu này thường có mối quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình quân tăng thì doanh thu thuần cũng tăng ví dụ như khi doanh nghiệp nới lỏng hơn chính sách tín dụng thương mại, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng, hàng tồn kho tăng và doanh thu thuần cũng tăng lên…. Trên cơ sở đó, nếu doanh nghiệp muốn tăng vòng quay của tổng tài sản bình quân thì cần phân tích các nhân tố liên quan, phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản thích hợp.

Thứ hai là, tỷ suất sinh lời trên doanh thu càng cao thì sức sinh lời của tài sản càng tăng. Tuy nhiên có thể thấy rằng sức sinh lời của doanh thu ảnh hưởng bởi hai nhân tố là doanh thu và chi phí, nếu doanh thu cao và chi phí thấp thì tỷ suất sinh lời trên doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế khi doanh nghiệp tăng doanh thu thì kéo theo mức chi phí cũng tăng lên như chi phí giá vốn, chi phí quản lý, chi phí bán hàng… Chính vì vậy, để có thể tăng được tỷ suất sinh lời trên doanh thu, doanh nghiệp cần nghiên cứu những nhân tố cấu thành lên tổng chi phí để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp, đồng thời có các biện pháp đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu

1.7.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, các nhà phân tích thường sử dụng mô hình Dupont.

33

Lợi nhuận thuần ROE =

Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần x

= x

Vốn chủ sở hữu

Doanh thu thuần Tổng tài sản

ROE = Tỷ suất doanh lợi x Số vòng quay tài sản x (Tổng tài sản/Vốn CSH) Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện

pháp làm tăng ROE như tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động, tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn thiết kế công nghệ xây dựng (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w