ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến hành theo trình tự thời gian.
2.2.2. Trình tự nghiên cứu
Tất cả các BN đủ tiêu chuẩn được tiến hành theo các bước:
Sơ đồ các bước tiến hành
Bước 1 (tiếp nhận)
Bệnh nhân nhịp chậm
- Khám lâm sàng và Làm các xét nghiệm cơ bản
- Ghi ĐTĐ 12 chuyển đạo và các xét nghiệm cần thiết khác.
- Làm BA theo mẫu nghiên cứu.
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
2.2.2.1. Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cơ bản.
a.Khám lâm sàng
- Cơ năng: (Chú ý phát hiện các triệu chứng sau đây có hay không) + Tiền sử ngất hoặc thoáng ngất.
+ Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, nôn.
+ Mất trí nhớ, cảm giác hẫng hụt…
+ Hồi hộp đánh trống ngực + Đau ngực
+ Khó thở, đặc biệt khó thở cả với một số hoạt động thông thường.
+ Mệt, chân tay lạnh
Ghi Holter ĐTĐ 24h
Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
Ghi Holter ĐTĐ 24 h ( sau cấy MTNVV 3-4 ngày)
- Thực thể: cần khám kỹ tim mạch xem tần số tim, nhịp tim có đều không, tiếng tim có bất thường không, đo huyết áp, phát hiện các bệnh lý đi kèm.
b. Làm các xét nghiệm cơ bản bao gồm: CTM, xét nghiệm sinh hóa máu, điện tâm đồ bề mặt 12 chuyển đạo, nghiệm pháp atropin, chụp XQ tim phổi thẳng).
c. Làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu riêng (xem phần phụ lục).
2.2.2.2. Ghi Holter ĐTĐ 24 giờ:
Địa điểm: Tại phòng Điện tâm đồ và Thăm dò điện sinh lý của Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai
Phương tiện:
- Một máy tính có cài phần mềm MSC - 8800 Holter monitoring/
Software version 5.02 có khả năng phân tích dữ liệu ĐTĐ thu được của bệnh nhân trên Card ghi.
- Các đầu ghi có khả năng ghi liên tục ĐTĐ trong khoảng thời gian 24 giờ được lưu lại trên card ghi.
- Các điện cực tiếp da là loại điện cực dán chuyên dụng
Cách thức tiến hành:
- Chuẩn bị vùng da dán điện cực (vệ sinh sạch bằng cồn 70%).
- Dán các điện cực theo qui định của máy.
- Mắc các đạo trình ghi Holter ĐTĐ 24 giờ gồm 3 chuyển đạo sau:
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí gắn điện cực EASI - Dây 5 điện cực có 5 màu theo qui định của EASI:
E (màu nâu): Khoang liên sườn 5 đường giữa xương ức A (màu đen): Khoang liên sườn 5 đường nách giữa bên trái S (màu đỏ): Trên xương ức chỗ giao nhau giữa 2 xương đòn I (màu trắng): Khoang liên sườn 5 đường nách giữa bên phải GND màu xanh: Bất kỳ vị trí nào thuận tiện
5 điện cực tạo ra 3 kênh:
Kênh 1: E(+) đến S(-) tương đương với V1 trên điện tim
Kênh 2: A(+) đến S(-) tương đương với V6 trên điện tim
Kênh 3: A(+) đến I(-) tương đương với aVF trên điện tim
- Nối dõy cỏp vào mỏy theo dừi và cố định tốt điện cực và mỏy vào BN.
- Hướng dẫn BN bảo quản mỏy, theo dừi và ghi lại cỏc triệu chứng trong quá trình đeo máy.
- Thời gian ghi: 24 giờ
- Sau 24 giờ tháo máy và kỹ thuật viên lấy lại card đã ghi ĐTĐ, lưu kết quả thu được vào máy tính có phần mềm chuyên dụng. Sau đó 1 bác sỹ có kiến thức về các loạn nhịp tim sẽ phân tích và xử lý kết quả.
Nhận định kết quả:
- Đọc dữ liệu ghi trong card dựa trên chương trình phân tích tự động của phần mềm đã cài đặt sẵn trong máy tính, người đọc chuẩn hóa lại các rối loạn nhịp thu được: NTT/N, NTT/T NNT, nhịp nhanh nhĩ, đoạn ngưng xoang dài nhất, hiện tượng blốc xoang nhĩ, RN, CN, tổng thời gian nhịp chậm trong ngày… chuẩn hóa các tiêu chuẩn của đoạn ST, loại bỏ các yếu tố nhiễu.
- Lựa chọn các rối loạn nhịp tiêu biểu để in kết quả.
- Các thông số cần thiết để đánh giá kết quả:
+ Nhịp cơ bản: (là nhịp gì) tần số trung bình: Tối đa: Trung bình + Tổng số NTT/T: Tổng số NTT/N
+ Thời gian ngưng xoang dài nhất hoăc khoảng RR dài nhất (thời điểm xảy ra và triệu chứng tương ứng).
+ Hiện tượng Blốc xoang nhĩ
+ RN, CN (cần chẩn đoán RN cơn hoặc RN dai dẳng) + HC tim nhanh- chậm.
+ Thời gian dẫn truyền nhĩ thất 2.2.2.3. Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn
Địa điểm: đơn vị Tim mạch can thiệp, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai.
Phương tiện:
- Hệ thống chụp mạch của hãng Phillips loại 2 bình diện.
- Mỏy theo dừi ĐTĐ lifescope hoặc màn hỡnh theo dừi ĐTĐ của hệ thống thăm dò ĐSL tim.
- Bộ máy tạo nhịp vĩnh viễn bao gồm: thân máy, dây điện cực và bộ introduces.
- Máy lập trình.
- Một bộ làm thủ thuật bao gồm: banh, kéo, dao phẫu thuật, kim chỉ phẫu thuật, băng, gạc.
- Thuốc gây tê tại chỗ (Xylocain)
Chuẩn bị bệnh nhân: BN được giải thích đầy đủ về mục đích của phương pháp can thiệp này và ký giấy cam đoan trước khi làm thủ thuật.
Cách thức tiến hành:
- Chọn vị trí đường vào tĩnh mạch và vị trí đặt máy tạo nhịp (thường là đường tĩnh mạch dưới đòn bên trái (nếu BN thuận tay phải) hoặc bên phải (nếu BN thuận tay trái). Vị trí đặt máy tạo nhịp thường là phần trên ngực, dưới xương đòn.
- Sát trùng vị trí chọc và vị trí đặt máy tạo nhịp bằng cồn betadine.
- Gây tê tại chỗ bằng cách tiêm dưới da vị trí đặt máy tạo nhịp bằng Xylocain.
- Chọc mạch và luồng dây dẫn đường vào tĩnh mạch đã chọn.
- Rạch một đường nhỏ 2- 3 cm, sau đó bóc tách tổ chức dưới da để tạo thành túi chứa MTN.
- Luồn Sheath theo dây dẫn đường đã đặt.
- Đặt các dây điện cực:
+ Dây điện cực NP thường được đặt ở vùng tiểu nhĩ phải. Một số trường hợp đặt ở thành bên nhĩ phải hoặc bất kỳ vị trí nào trong nhĩ phải đáp ứng tốt về các thông số tạo nhịp.
+ Dây điện cực TP thường đặt ở vị trí: Mỏm TP, đường ra TP, hày vách liên thất vùng thấp.
- Thử các thông số MTNVV: Ngưỡng tạo nhịp, trở kháng, độ nhạy cảm.
- Cố định phía ngoài dây điện cực vào tổ chức dưới da và cơ.
- Lắp đầu ngoài dây điện cực vào thân MTNVV.
- Khâu vùi túi máy.
- Kiểm tra lại vị trí máy, hệ thống dây điện cực dưới màn tăng sáng trước khi hoàn tất quá trình cấy máy tạo nhip.
- Băng kín và giữ vô trùng vị trí đặt máy tạo nhịp (thay băng và kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hàng ngày).
- Chụp XQ tim phổi thẳng sớm nhất có thể sau khi kết thúc thủ thuật.