Về đặc điểm chung của BN SNX trước khi cấy MTN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 58)

- Làm BA theo mẫu nghiên cứu.

4.1.Về đặc điểm chung của BN SNX trước khi cấy MTN

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.Về đặc điểm chung của BN SNX trước khi cấy MTN

* Đặc điểm về giới tính:

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn BN là nữ 70,6%, nam giới chiếm 29,4%. Kết quả này cũng giống như nghiên cứu của Kristensen [43], Trịnh Hồng Nhựt [44]. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Victor Adams [5] thì tỉ lệ giữa nam và nữ là như nhau còn theo một số tác giả như Phạm Quốc Khánh [45], Trần Song Giang [34] thì tỉ lệ nam lại cao hơn nữ. Qua đó, chúng tôi cho rằng sự khác nhau về giới tính của những nghiên cứu về HC SNX là do việc lựa chọn BN.

* Đặc điểm về tuổi:

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình là 61 ± 12,7, phân tích kỹ hơn chúng tôi thấy rằng HC SNX tập chung vào các lứa tuổi 50-80 (chiếm 80,4%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu lâm sàng khác như Kristensen [43], Minamiguchi [46], Trịnh Hồng Nhựt [44]. Nhưng kết quả này lại cao hơn trong nghiên cứu của Phạm Quốc Khánh và Trần Song Giang. Lý do là trong nghiên cứu của 2 tác giả này là vì các BN trong nghiên cứu của hai tác giả này có HC SNX nhưng đa số chưa có chỉ định đặt MTNVV. Trên thực tế lâm sàng, theo nghiên cứu của Phạm Như Hùng [10] đa số BN có HC SNX được phát hiện nhiều năm trước khi có các triệu chứng nặng nề như ngất, choáng váng nên BN chưa có chỉ định cấy MTNVV.

Trong nhóm BN nghiên cứu của chúng tôi có 2 BN có HC SNX khi tuổi còn trẻ là 26 và 29 tuổi. Cả 2 BN đều là nam giới được chẩn đoán liệt nhĩ (đây được coi là 1 thể đặc biệt của HC SNX), đều vào viện vì những cơn choáng và ngất nhiều lần trong thời gian trước khi vào viện. Trên ĐTĐ 12 chuyển đạo và Holter ĐTĐ 12 chuyển đạo thể hiện là nhịp bộ nối và sự vắng

mặt hoàn toàn của sóng P. Cả 2 BN sau đó được tiến hành thăm dò ĐSLHT với kết quả thu được là không tìm thấy hình ảnh hoạt động điện ở tâm nhĩ, trong khi đó thăm dò ĐSL của nút nhĩ thất thu được kết quả bình thường. Qua tham khảo các tài liệu, chúng tôi thấy rằng đây là một trong những trường hợp đặc biệt của HC SNX có thể gặp ở một số bệnh lý bẩm sinh như loạn dưỡng cơ [29], đột biến gen gây tổn thương hoạt động của kênh Na+ có tính chất gia đình [23]. Qua khai thác về tiền sử gia đình của 2 BN trên, một BN trong gia đình có anh trai bị đột tử lúc còn trẻ, còn một BN thì không có gì đặc biệt trong gia đình. Cả hai BN sau đó được chỉ định cấy MTNVV một buồng thất có đáp ứng tần số. Song vì điều kiện gia đình, hai BN không có khả năng nằm lại viện lâu, nên chúng tôi đã hẹn BN đến một thời điểm khác để nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân gây bệnh của họ.

Về BN cao tuổi nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là BN nữ 86 tuổi, BN có tiến sử có HC SNX cách đây 3 năm, nhịp thường xuyên chậm 40- 50ck/ph, gần 1 tháng trước vào viện BN xuất hiện nhiều cơn choáng váng hoa mắt, mệt mỏi nhiều nhưng không ngất, BN đã được loại trừ các nguyên nhân gây choáng váng khác như TBMN, trên kết quả Holter ĐTĐ 24 giờ nhịp cơ bản là nhịp xoang, tần số trung bình 52 ck/phút, có nhiều đoạn ngừng xoang kéo dài > 2,5 giây trong đó có đoạn ngưng xoang kéo dài 3,9 giây, BN đã được chỉ định cấy MTNVV 1 buồng thất với phương thức tạo nhịp VVIR, sau cấy triệu chứng choáng váng không còn, tình trạng mệt mỏi được cải thiện rõ rệt.

Bảng 4.1. So sánh độ tuổi và giới với một số nghiên cứu khác.

Tác giả BNSố Nơi nghiên cứu Tuổi trung bình Tỉ lệ nữ giới

Trịnh Hồng Nhựt [44] 52 Đại học y Huế, Huế, Việt Nam 62,15±17,14 51,9

Minamiguchi [46] 99 Amagasaki Nhật BảnBV Kansai, 72 ± 9 58,94 Kristensen [43] 177 Aarhus, Đan mạch 74 58,75 Chúng tôi 31 Viện Tim mạch Việt Nam 61±12,7 70,6

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 58)