Kết quả về đặc điểm RLNT ở BN HC SNX sau cấy MTNVV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 49 - 58)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả về đặc điểm RLNT ở BN HC SNX sau cấy MTNVV

3.3.1. Kết quả về đặc điểm máy tạo nhịp vĩnh viễn.

3.3.1.1 Kết quả về loại MTNVV

Bảng 3.18. Tỷ lệ đặt máy 1 buồng và 2 buồng

Loại máy Số BN (n) Tỉ lệ%

1 buồng thất 19 37,25

1 buồng nhĩ 1 1,96

2 buồng 31 60,8

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đặt máy 1 buồng và 2 buồng trên BN SNX

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các BN có HC SNX được cấy MTNVV loại 2 buồng (60,8%), có 1 BN được cấy MTNVV loại 1 buồng nhĩ (chiếm 1,96%), các BN còn lại được cấy MTNVV 1 buồng thất (37,25%).

3.3.1.2. Kết quả về phương thức tạo nhịp.

Bảng 3.19. Các phương thức tạo nhịp được sử dụng cho các đối tượng nghiên cứu

Mode tạo nhịp Số BN (n) Tỉ lệ (%)

VVI 4 7,84

VVIR 15 29,4

DDDR 31 60,8

AAIR 1 1,96

Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số BN được áp dụng phương thức tạo nhịp sinh lý (DDDR và AAIR) chiếm 62,76%, còn lại là phương thức VVIR và VVI (chiếm 37,24%). Trong đó phương thức tạo nhịp có đáp ứng tần số có 47 BN (chiếm 92,16%), không đáp ứng tấn số chỉ chỉ có 4 BN (chiếm 7,84%).

3.3.1.3. Kết quả về vị trí đặt dây điện cực.

Bảng 3.20. Kết quả đặt dây điện cực

Vị trí đặt dây điện cực thât phải Số BN (n) Tỉ lệ (%)

Mỏm thất phải 17 34

VLT 33 66

Vị trí đặt điện cực nhĩ phải 32 100

Nhận xét: Trong số những bệnh nhân đặt điện cực thất phải chúng tôi có 33 BN (chiếm 66%) được đặt ở VLT, còn lại 17 BN (chiếm 34%) đặt ở mỏm thất phải, có 32 BN được đặt điện cực nhĩ phải, trong đó tất cả 100%

điện cực nhĩ phải được đặt ở tiểu nhĩ, không có BN nào được đặt ở vị trí khác trong nhĩ.

3.3.1.4. Kết quả về vị trí đặt MTNVV

Bảng 3.21. Kết quả về vị trí đặt MTNVV

Vị trí đặt MTNVV Số BN (n = 51) Tỉ lệ (%)

Dưới xương đòn trái 50 98,04

Dưới xương đòn phải 1 1,96

Nhận xét: Về vị trí đặt MTNVV có 50 BN MTNVV được đặt ở dưới xương đòn bên trái chiếm tới 98,04%, chỉ có 1 BN được đặt ở dưới xương đòn phải do không thăm dò được TM dưới đòn trái, nghi ngờ có dị dạng về cấu trúc giải phẫu TM dưới đòn bên trái.

3.3.1.5. Kết quả về các thông số cơ bản khi cấy MTNVV.

Bảng 3.22. Các thông số cơ bản khi cấy MTNVV Các thông số MTNVV Kết quả thu được - Ngưỡng tạo nhịp TP

- Độ nhận cảm TP - Trở kháng TP

0,6 ± 0,225 V 8,59 ± 3,0 mV 749,63 ± 135,89 Ω - Ngưỡng tạo nhịp NP

- Độ nhận cảm NP - Trở kháng NP

0,92 ± 0,45 V 2,79 ± 1,15mV 586,77 ± 100,43 Ω

Nhận xét:

- Ngưỡng tạo nhịp của điện cực thất phải trung bình là: 0,6 ± 0,225 V trong đó ngưỡng tạo nhịp thấp nhất là 0,3 V, cao nhất là 1,3 V.

- Ngưỡng tạo nhịp nhĩ phải trong nhóm BN nghiên cứu là: 0,92±0,45V, giá trị thấp nhất là 0,1 mV giá trị cao nhất là 2,2 V.

- Trở kháng thất phải: giá trị trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 749,36 ±135,85Ω, giá trị cao nhất là 1000 Ω (có 1 BN chiếm 2%), thấp nhất là 530 Ω, tất cả đều nằm trong giới hạn bình thường cho phép từ 300- 2000Ω.

- Trở kháng nhĩ phải: ở những BN được đặt điện cực nhĩ trở kháng trung bình nhĩ phải là 586,77 ± 100, trong đó giá trị thấp nhất 43 Ω và giá trị cao nhất là 700Ω tất cả đều nằm trong khoảng giá trị bình thường là 440 - 900 Ω.

- Độ nhận cảm : Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số độ nhận cảm thất phải là 8,59 ± 3,0 mV, trong đó giá trị thấp nhất là 3,0 mV, giá trị cao nhất là 16,0 mV, không có BN nào có giá trị thấp hơn giá trị khuyến cáo là

< 2,5 mV. Trong nghiên cứu này có 2 BN lúc bắt đầu đặt điện cực thất phải độ nhận cảm thu được là 1,5mV và 1 mV. Sau đó các bác sỹ đã đặt lại vị trí đặt điện cực kết quả sau đó thu được độ nhạy cảm > 5 mV.

- Đối với độ nhận cảm nhĩ phải: trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số độ nhận cảm nhĩ phải là 2,79 ± 1,15 mV. Trong đó giá trị thấp nhất là 0,6mV và giá trị cao nhất 6 mV, chỉ có 1 BN có độ nhận cảm nhỏ hơn giá trị khuyến cáo là 1 mV, BN này trên Holter ĐTĐ 24 giờ có nhiều cơn RN.

3.3.2. Kết quả về đặc điểm RLNT sau cấy MTNVV

3.3.2.1. Kết quả đặc điểm RLNT sau cấy MTNVV ở các BN nghiên cứu.

Bảng 3.23. Kết quả đặc điểm RLNT sau cấy MTNVV ở các BN nghiên cứu.

Rối loạn nhịp Số lượng (n=51) Tỉ lệ (%)

Tim nhanh nhĩ 25 49,02

RN/CN 17 33,33

NTT/N 36 70,58

NTT/T 10 19,6

3.3.2.2. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 1 buồng thất.

Bảng 3.24. Kết quả về RLNT ở BN sau cấy MTNVV 1 buồng thất

Loại loạn nhịp Sau đặt

Số BN (n =19 ) Tỉ lệ (%)

Tim nhanh nhĩ 12 60

RN/CN 9 45

NTT/N 15 75

NTT/T 5 25

Nhận xét: Tình trạng RLNT ở nhóm BN được cấy MTNVV 1 buồng thất trong nghiên cứu của chúng tôi có 19 BN được cấy MTNVV 1 buồng trong đó có 1 BN được cấy MTNVV 1 buồng nhĩ (1,96%), còn lại là 1 buồng thất (29,4%). RLNT chủ yếu gặp phải là tim nhanh nhĩ chiếm 60%, NTT/N chiếm 75%, đặc biệt tỉ lệ RN/ CN chiếm tỉ lệ khá cao 45%.

3.3.2.3. Kết quả về RLNT ở BN sau cấy MTNVV 2 buồng.

Bảng 3.25. Kết quả về RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 2 buồng

Loại loạn nhịp Sau đặt

Số BN (n=31) Tỉ lệ (%)

Tim nhanh nhĩ 13 41,93

RN/CN 8 25,80

Ngoại tâm thu nhĩ 21 67,74

Ngoại tâm thu thất 5 16,13

Nhận xét: Tình trạng RLNT ở nhóm đặt máy 2 buồng chủ yếu vẫn là RLN nhĩ với tim nhanh nhĩ chiếm 41,93%, RN/CN chiếm 25,80%, tỉ lệ NTT/N chiếm tỉ lệ cao nhất 67,74%.

3.3.2.4. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV .

Bảng 3.26. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV

Loại loạn nhịp

ĐTĐ Holter trước cấy máy

ĐTĐ Holter Sau cấy máy

p n Tỉ lệ

(%) n Tỉ lệ

(%)

Ngưng xoang 29 53,7 0 0 < 0,001

Blốc xoang nhĩ 10 19,6 0 0 < 0,001

Tim nhanh nhĩ 29 56,86 25 49,01 > 0,05

Nhịp bộ nối 16 31,4 4 7,85 < 0,001

RN/CN 14 27,5 17 33,33 > 0,05

NTT/N 36 70,6 36 70,6 > 0,05

NTT/T 15 29,3 10 19,6 > 0,05

Nhịp nhanh thất 1 1,96 2 3,92 > 0,05

Biểu đồ 3.6. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV.

Nhận xét:

Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu sau khi được cấy MTNVV không còn biểu hiện của ngưng xoang, blốc xoang nhĩ, HC tim nhanh - chậm. Một số rối loạn nhịp vẫn còn tồn lại đa số sự thay đổi là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, chỉ có sự giảm của nhịp bộ nối là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.2.5. Kết quả RLNT ở 2 nhóm nam và nữ sau khi cấy MTNVV

Bảng 3.27. Kết quả RLNT ở 2 nhóm nam và nữ sau khi cấy MTNVV

Rối loạn nhịp Nam Nữ

n % n % p

RN/CN 3 20 14 38,88 0,09

NTT/N 8 53,3 28 77,8 0,08

NTT/T 1 6,7 9 25 0,25

Nhịp bộ nối 1 6,7 3 8,3 1,0

Tim nhanh nhĩ 4 26,66 21 58,33 0,039

Biểu đồ 3.7. Kết quả RLNT ở nam và nữ sau khi cấy MTNVV Nhận xét:

Tỉ lệ RLNT ở cả 2 nhóm nam và nữ sau khi cấy MTNVV so với trước khi cấy không có nhiều biến đổi, tất cả tình trạng rối loạn nhịp chậm đã được kiểm soát. Tuy nhiên tỉ lệ RN/CN và tim nhanh nhĩ, không những không được cải thiện mà còn có xu hướng tăng lên, trong đó tim nhanh nhĩ gặp ở 20%

nhóm nam và 55,6% ở nhóm nữ sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

3.3.2.6. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 1 buồng

Bảng 3.28. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 1 buồng (n=19)

Loại loạn nhịp Trước đặt Sau đặt

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) p

Tim nhanh nhĩ 12 60 12 60 >0,05

RN/CN 5 25 9 45 >0,05

NTT/N 15 75 15 75 >0,05

NTT/T 8 40 5 25 >0,05

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy rằng tình trạng RLN trước và sau cấy MTNVV (ở đây chúng ta chỉ xem xét trên khía cạnh các RLN không phải là nhịp chậm) không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Một số RLN đặc biệt là các RLN nhĩ không những không giảm mà lại có xu hướng, đặc biệt là RN/CN, tim nhanh nhĩ….

3.3.2.7. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 2 buồng

Bảng 3.29. Kết quả RLNT ở BN trước và sau cấy MTNVV 2 buồng (n=31)

Loại loạn nhịp Trước đặt Sau đặt p

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%)

Tim nhanh nhĩ 17 54,83 13 41,93 > 0,05

RN/CN 9 29,03 8 25,80 > 0,05

NTT/N 21 67,74 21 67,74 > 0,05

NTT/T 7 25,58 5 16,13 > 0,05

Nhận xét: Tình trạng rối loạn nhịp ở nhóm cấy máy 2 buồng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05, khác với nhóm sử dụng

MTNVV 1 buồng thất số ca bị RN/CN đã giảm được 1 trường hợp. Tuy nhiên về mặt thống kê y học cũng chưa có ý nghĩa với p > 0,05.

3.3.2.8. Kết quả RLNT ở BN sau cấy MTNVV 1 buồng và 2 buồng.

Bảng 3.30. Kết quả RLNT ở BN sau cấy MTNVV 1 buồng và 2 buồng

Loại loạn nhịp 1 buồng 2 buồng

n Tỉ lệ (%) n Tỉ lệ (%) p

Tim nhanh nhĩ 12 60 13 41,93 > 0,05

RN/CN 9 45 8 25,8 > 0,05

Ngoại tâm thu nhĩ 15 75 21 75 > 0,05

Ngoại tâm thu thất 5 25 5 16,13 > 0,05

Nhận xét: Bảng kết quả trên thu được cho thấy NTT/N chiếm tỉ lệ cao nhất 75%, cơn tim nhanh nhĩ chiếm 55% cho nhóm 1 buồng và 41,93% cho nhóm 2 buồng, rung nhĩ 45% cho nhóm 1 buồng, 25,8% cho nhóm 2 buồng, cuối cùng là NTT/T chiếm tỉ lệ thấp nhất 25% và 16,3% tương ứng cho nhóm 1 buồng và 2 buồng. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm cũng chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w