ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 28)

- Việc sử dụng thuốc ở BN có HC SNX với mục đích làm tăng nhịp tim

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm 51 BN được chẩn đoán xác định là hội chứng suy nút xoang và đã được cấy MTNVV tại Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai. Tất cả các bệnh nhân này được lấy theo trình tự thời gian từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.

- Các BN đủ tiêu chuẩn chẩn đoán HC SNX có triệu chứng và được cấy MTNVV.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Chúng tôi không lấy vào nghiên cứu các bệnh nhân:

- Những BN được dùng các thuốc chống loạn nhịp ngay sau khi cấy MTNVV.

- Bệnh nhân có HC SNX nhưng có kèm theo bệnh lý nội khoa nặng. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán của một số rối loạn nhịp cơ bản trên ĐTĐ ở bệnh nhân HC SNX bệnh nhân HC SNX

2.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán HC SNX (dựa vào ĐTĐ thường qui hay Holter ĐTĐ, ngoại trừ tiêu chuẩn thứ 5 đòi hỏi phái có sốc điện) bao gồm 5 tiêu chuẩn sau:

+ Nhịp chậm xoang nặng nề và trường diễn + Ngừng xoang

+ HC tim nhanh- chậm

+ Không có nhịp xoang sau khi sốc điện chuyển nhịp

2.1.3.2. Nhịp chậm xoang

- Nhịp chậm ≤ 60ck/phút.

- Sóng P có hình dạng và kích thước bình thường đi trước mỗi phức bộ QRS - Khoảng PR, phức bộ QRS, sóng T và khoảng QT bình thường.

2.1.3.3. Blốc xoang nhĩ:

Blốc xoang nhĩ là hiện tượng khi một xung động được tạo thành một cách bình thường ở trong nút xoang không thể rời khỏi nút xoang ra bên ngoài cơ nhĩ do dẫn truyền bị chậm hoặc bị chặn lại.

- Có 2 loại:

 Blốc xoang nhĩ độ I: là sự chậm trễ giữa phát xung động của nút xoang và khử cực tâm nhĩ, ECG bề mặt không thể phát hiện.

 Blốc xoang nhĩ độ II: Có 2 type

• Type 1: Trên cơ sơ nhịp xoang, khoảng P-P ngắn dần cho tới khi có một khoảng ngừng không có PQRST. Khoảng ngừng này ngắn hơn 2 lần khoảng P-P ngắn nhất.

• Type 2: Trên cơ sở nhịp xoang có những khoảng ngừng không có P. khoảng ngừng này gấp 2, 3, 4 lần khoảng P-P cơ sở.

 Blốc xoang nhĩ độ III (hoàn toàn): Không thể phân biệt được với ngưng xoang trên lâm sàng.

 Blốc xoang nhĩ là do không dẫn truyền được xung động và thường kết thúc bằng một nhịp xoang, còn ngưng xoang là do không tạo được xung động và thường kết thúc bằng một nhịp thoát bộ nối.

2.1.3.4. Ngừng xoang:

- Là hiện tượng mất đột ngột một hay nhiều phức bộ PQRST. - Phức bộ PQRST trước khi ngưng xoang hoàn toàn bình thường. - Khoảng PR bình thường và hằng định.

- Có thể gặp thoát bộ nối, ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu bộ nối, hoặc thất.

2.1.3.5. Hội chứng tim nhanh chậm: là những rối loạn nhịp nhanh như nhịp

nhanh nhĩ, RN hay CN xen kẽ với nhịp xoang chậm, sau khi hết cơn nhịp nhanh thì thường là đoạn ngưng xoang dài.

2.1.3.6. Cơn tim nhanh nhĩ:

- Là cơn nhịp nhanh xuất phát từ ổ ngoại vị cơ nhĩ.

- Tần số 150-250 nhịp/phút, tương đối đều (thường là 200 nhịp/phút) - Sóng P có hình dạng bất thường.

- Đáp ứng với các thủ thuật gây cường phế vị như xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu hoặc tiêm adenosin.

- Phức bộ QRS đi sau sóng P có hình dạng bình thường.

2.1.3.7. Rung nhĩ .

RN là một loại RLNT gây ra bởi các xung động rất nhanh (khoảng 400 lần/phút) và rất không đều tác động lên nhĩ làm cho nó không bóp nữa mà rung động liên tục rất không đều, tiêu chuẩn ĐTĐ:

- Sóng P không còn và được thay thế bởi những sóng lăn tăn gọi là sóng f (fibrilation)

- Nhịp điệu của các sóng f nhanh chậm rất không đều, các sóng đó nối đuôi nhau liên tục với tần số từ 400 - 600/phút.

- Phức bộ QRS rất không đều, hình dạng nói chung là hẹp tần số dao động từ 100 - 180 ck/ph.

2.1.3.8. Cuồng nhĩ:

Là tình trạng nhĩ bóp rất nhanh và rất đều, nhưng thường chỉ có một số xung động truyền được xuống thất do nút nhĩ thất không thể dẫn truyền được tất cả các xung động của cuồng nhĩ xuống thất. Khác với RN trong CN vẫn có sự co bóp đồng bộ của cơ nhĩ.

- Sóng P bình thường không còn nữa, được thay thế bằng các sóng F (flutter),

- Tần số khoảng sóng F khoảng 300ck/ph (250-350ck/ph),

- Rất đều nhau, khoảng FF ~ 0,2ss, hình dạng, biên độ của sóng F khá giống nhau.

- Hình dạng QRS thanh mảnh, đôi khi méo mó có móc tần số phụ thuộc mức độ blốc nhĩ thất.

2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang và tiến hành theo trình tự thời gian.

2.2.2. Trình tự nghiên cứu

Tất cả các BN đủ tiêu chuẩn được tiến hành theo các bước:

Sơ đồ các bước tiến hành

Bước 1 (tiếp nhận)

Bệnh nhân nhịp chậm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w