Đặc điểm tiền sử dùng thuốc và các bệnh lý đi kèm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 61)

- Làm BA theo mẫu nghiên cứu.

4.2.1.Đặc điểm tiền sử dùng thuốc và các bệnh lý đi kèm.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.1.Đặc điểm tiền sử dùng thuốc và các bệnh lý đi kèm.

- Tiền sử bệnh: Về thời gian phát hiện bệnh, đa số BN phát hiện bệnh

hoặc có triệu chứng của bệnh trong vòng 1 năm với 28 BN (54,9%), 1-3 năm 11 BN (27,5%), > 3 năm 23,52%. Có 5 BN (chiếm 9,8%) trong nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi phát hiện nhịp chậm cách đây hơn 10 năm, trong đó dài nhất là 13 năm. Có 9 BN (chỉ chiếm 17,64%) lần đầu xuất hiện triệu chứng và đi khám. Điều này chứng tỏ tiến triển của BN có SNX từ khi phát hiện nhịp chậm cho đến khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng phải chỉ định cấy MTNVV thường chậm và kéo dài. Trong số BN xuất hiện lần đầu (chỉ chiếm 17,64%), qua tìm hiểu, khai thác kỹ lâm sàng, chúng tôi thấy rằng đa số BN đã có một thời gian trước đó có biểu hiện mệt mỏi, đôi lúc có cảm giác hồi hộp trống ngực nhưng vì nhiều lý do BN chưa đi đến cơ sở y tế để khám bệnh. Điều này cũng phù hợp với thực tế về vần đề chăm sóc y tế ở Việt Nam.

- Vấn đề sử dụng thuốc cho những BN có SNX trước khi có chỉ định đặt

MTNVV: Các thuốc được lựa chọn cho các BN có nhịp chậm bao gồm các thuốc

Atropin) [47], [48], thuốc kích thích giao cảm đường uống (Theophyllin) [35] có mang lại kết quả tốt trong một số trường hợp SNX giai đoạn sớm, thường là những BN có nhịp chậm xoang đơn thuần. Theo nghiên cứu của Alboni [49 ] và cộng sự, việc sử dụng Theophyllin cho những BN có HC SNX đã cải thiện được một phần triệu chứng lâm sàng và tần số tim. Tuy nhiên, đối với những BN có HC SNX nặng thì hiệu quả làm tăng nhịp của các thuốc thường không nhiều. Do đó hầu hết BN trong nghiên cứu của chúng tôi sau khi điều trị nội khoa triệu chứng vẫn còn, vì vậy BN phải nhập viện. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, đa số BN thường gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như hồi hộp, run chân tay đối với những BN dùng Theophyllin [12 ], khô miệng đối với những BN dùng Atropin [12 ].

- Các bệnh lý khác đi kèm: Có 32 BN (62,74%), trong đó THA 18 BN (35,3%), ĐTĐ 3 bệnh nhân (5,9%), BTTMCB đã được can thiệp đặt stent ĐMV 3 bệnh nhân (5,88%). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu của Trịnh Hồng Nhựt [44], James Higard [50] là THA, BTTMCB, ĐTĐ là bệnh lý tim mạch đi kèm hay gặp nhất. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được những bệnh lý trên là nguyên nhân, hay chỉ là những nhân tố thúc đẩy của bệnh lý SNX hoặc có thể đây là những bệnh lý đi kèm vốn cũng hay gặp ở những BN có tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 61)