KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
3.2.1. Kết quả về lâm sàng
3.2.1.1. Thời gian phát hiện bệnh.
Bảng 3.3. Thời gian phát hiện bệnh
Thời gian phát hiện bệnh Số BN (n = 51) Tỉ lệ (%)
< 1 năm 28 54,90
1-3 năm 14 27,45
> 3 năm 9 17,65
Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh nằm trong khoảng nhỏ hơn 3 năm chiếm 82,35%, đa số BN thường được chẩn đoán là nhịp chậm, trong nhóm phát hiện > 3 năm có 5 BN đã được phát hiện nhịp chậm khoảng 10 năm trước, có 9 BN (chiếm 17,65%) trong nhóm nghiên cứu lần đầu tiên xuất hiện triệu chứng choáng váng hoặc ngất, đến khám tại các cơ sở y tế được phát hiện và chẩn đoán HC SNX.
3.2.1.2. Các thuốc được sử dụng trước khi đến viện.
Bảng 3.4. Các thuốc được sử dụng trước khi đến viện Các thuốc đã được sử dụng Số BN (n=51) Tỉ lệ (%)
Atropin 14 27,45
Theophyllin 12 23,53
Nhận xét: 50,98% BN trong nhóm nghiên cứu đã được dùng thuốc làm tăng nhịp tim trong đó có 14 BN (chiếm 27,45%) dùng Atropin, 12 BN (chiếm 23,33%) được dùng Theophyllin, đa số trong nhóm BN này đã được dùng một thời gian khá dài, nhưng nhịp tim không cải thiện và triệu chứng không thuyên giảm nên phải đến viện đặt MTNVV.
3.2.1.3. Triệu chứng cơ năng của các BN nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng Nhận xét:
- Trong nghiên cứu của chúng tôi hầu hết BN đều cảm thấy mệt mỏi (chiếm 94,1%). Các triệu chứng cơ năng ít gặp hơn như đau ngực (58,8%), khó thở (56,9%), hồi hộp (49%).
- Có 13,7% số BN nghiên cứu đến viện vì triệu chứng nặng nề là ngất.
- Có 1 BN bị TBMN cách đây 3 năm, bị yếu nhẹ 1/2 người nhưng nay đã hồi phục.
3.2.1.4. Kết quả về tần số tim và nhịp tim.
Bảng 3.5. Tần số tim đo được lúc vào viện và nhịp tim.
Tần số tim tối đa (ck/phút)
Tần số tim trung bình
(ck/phút)
Tấn số tim tối
thiểu(ck/phút) Đặc điểm về nhịp tim
78 58,1 ± 1,2 38
Đều Không đều
n = 18 n = 33
35,29% 64,71%
Nhận xét: Tần số tim trung bình của bệnh nhân lúc vào viện là 58,1±1,2 ck/phút, trong đó tần số tim thấp nhất là 38 ck/ph, tần số tim cao nhất là 78
ck/phút, đặc biệt có 8 (chiếm 15,68%) BN có nhịp tim lúc vào từ 60- 78ck/phút, đánh giá về mức độ đều hay không đều của nhịp tim, chúng tôi thu được 18 BN có nhịp tim đều chiếm 35,29%, còn lại không đều chiếm 64,71%.
3.2.1.5. Các bệnh lý khác đi kèm.
Bảng 3.6. Các bệnh lý đi kèm
Các bệnh lý đi kèm Số BN (n=29) Tỉ lệ (%)
THA 18 35,5
BTTMCB đã can thiệp 3 5,82
Suy thận 3 5,82
ĐTĐ 3 5,82
TBMN cũ 1 1,96
Van 2 lá cơ học 1 1,96
Nhận xét: Trong số bệnh lý đi kèm thì THA chiếm tỉ lệ cao nhất có 18 BN (chiếm 35,5%), ĐTĐ và suy thận có 3 BN chiếm 5,82%, trong đó đặc biệt có 1 BN có HC SNX sau mổ thay van 2 lá cơ học cách đây 11 năm, có 3 BN bị BTTMCB đã được can thiệp đặt stent ĐMV chiếm tỉ lệ 5,82%.
3.2.2. Kết quả ĐTĐ 12 chuyển đạo
Bảng 3.7. Kết quả ĐTĐ 12 chuyển đạo
Loại loạn nhịp Số BN (n=51) Tỉ lệ (%)
Ngưng xoang 1 1,95
Blốc xoang nhĩ 2 3,9
Nhịp nhanh nhĩ 0 0
Nhịp bộ nối 6 11,8
Rung nhĩ/cuồng nhĩ 7 13,7
Ngoại tâm thu nhĩ 17 33,3
HC tim nhanh - chậm 0 0
Nhịp chậm xoang 18 35,29
Nhận xét: Trong nhóm nghiên cứu ĐTĐ 12 chuyển đạo được làm thường qui lúc vào viện, RLNT chủ yếu là nhịp chậm xoang thường kết hợp với các rối loạn nhịp nhĩ đi kèm, trong đó NTT/N có 17 BN chiếm 33,3%, RN/CN có 7 BN chiếm 13,7%, nhịp bộ nối có 6 BN chiếm 11,8%, chỉ có 18 BN có nhịp chậm xoang đơn thuần chiếm 35,29%.
3.2.3. Các kết quả về xét nghiệm sinh hóa
Bảng 3.8. Các kết quả xét nghiệm sinh hóa máu Kết quả về một số thông số sinh hóa Ure
(mmol/l)
Creatinin (mmol/l)
Đường (mmol/l)
Na+ (mmol/l)
K+ (mmol/l)
CL+ (mmol/l) 5,46±1,3
4
84,5 ± 15,8 5,04 ±0,87 139,20±2,46 3,89±0,47 104 ±2,89
Nhận xét: Kết quả sinh hóa máu, đặc biệt là kết quả xét nghiệm K+ máu của các đối tượng nghiên cứu đều trong giới hạn bình thường.
3.2.4. Kết quả về siêu âm tim.
Bảng 3.9. Đặc điểm siêu âm tim.
Chỉ số siêu âm Số BN (n) Tỉ lệ (%)
Đường kính nhĩ trái
< 45 mm
≥ 45 mm
49 2
96,07 3,93 Đường kính thất trái tâm trương (Dd):
< 50 mm
≥ 50mm
31 20
60,8 39,2 Đường kính thất trái tâm thu (Ds) 29,59 ± 4,6 mm
EF ≥ 55%
EF < 55%
47 4
92,16 17,84
Nhận xét:
- Dd trung bình là 47,67 ± 5,36 mm, Dd thấp nhất là 37mm, cao nhất là 62mm, trong đó có 20 BN có Dd ≥ 50 mm, Ds trung bình là: 29,59 ± 4,6 mm.
- Có 49 BN (chiếm 96,06%) có đường kính nhĩ trái trong giới hạn bình thường, có 4 BN có đường kính nhĩ trái giãn (ĐK nhĩ trái ≥ 45 mm) chiếm 3,93%, trong đó có 1 BN có đường kính NT là 65 mm chiếm 1,96%
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 50 BN có AL ĐMP tâm thu > 25 mmHg.
- Có 47 BN (chiếm 92,16%) EF ≥ 55%, có 4 BN có EF < 55%, trong đó có BN có EF thấp nhất là 47% (1 BN).
3.2.5. Kết quả về nghiệm pháp Atropin.
Bảng 3.10. Đáp ứng tấn số tim trung bình ở các thời điểm khi làm nghiệm pháp Atropin
Các thời điểm Tần số tim trung bình (n = 18)
Trước tiêm 53,2 ± 8,4
Sau tiêm 1/2 mg 50,5 ± 10,9
Sau tiêm 1 mg 57,7 ± 9,1
Sau tiêm 2 phút 69,7 ± 11,9
Sau tiêm 5 phút 67,0 ± 10,5
Sau tiêm 10 phút 66,9 ± 11,1
Sau tiêm 15 phút 66,8 ± 11,2
Sau tiêm 20 phút 62,2 ±8,0
Sau tiêm 25 phút 60.1 ± 8,8
Sau tiêm 30 phút 59,5 ± 7,8
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm tần số tim trung bình trên nghiệm pháp Atropin Nhận xét:
Tần số tim trung bình tăng cao nhất ở phút thứ 2 đạt được là 69,7 ck/ph sau đó giảm dần, thay đổi tần số vẫn thể hiện 2 pha là pha ức chế với tần số
tim giảm xuống ngay sau tiêm sau đó tăng dần. Đặc biệt trong số 18 BN được làm nghiệm pháp Atropin có 4 BN (chiếm 22,22%) có nghiệm pháp Atropin là âm tính (nghĩa là tấn số tim trong quá trình làm nghiệm pháp đạt được > 90 ck/phút) trong đó tấn số tim cao nhất đạt được khi làm nghiệm pháp Atropin là 96 ck/phút. Chúng tôi đã xem xét kỹ lại 4 BN này, trên lâm sàng đều có dấu hiệu choáng váng và qua kết quả Holter ĐTĐ 24 giờ thu được đều có đoạn ngưng xoang > 3 giây.
3.2.6. Kết quả Holter ĐTĐ 24 giờ trước khi cấy MTNVV 3.2.6.1 Kết quả tần số tim và thời gian ngừng xoang trung bình.
Bảng 3.11. Kết quả một số thông số thu được trên Holter ĐTĐ 24 giờ
Một số kết quả Giá trị thu được
Tấn số tim trung bình 52,4±12,8 ck/phút Tấn sô tim chậm nhất 37,86± 26,12 ck/phút Tần số tim nhanh nhất 104,7±26,47 ck/phút Tổng số nhịp tim trong ngày 71686,03±10082,85 nhịp/24 giờ Tổng thời gian nhịp chậm trong ngày 14,9±4,59 giờ
Thời gian ngừng xoang trung bình 3,67 ± 1,15 giây
Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy tấn số tim trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 52,4 ck/phút trong đó tần số tim trung bình chậm nhất là 35 ck/phút, tần số tim nhanh nhất là 102 ck/phút. Tổng số nhịp trong ngày trung bình của nhóm nghiên cứu là 71686,0 ck/24 giờ, với kết quả này nếu tính ra nhịp tim trung bình trong một phút là 49.8ck/phút, tổng thời gian nhịp chậm trung bình là 14,9 giờ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều BN có thời gian nhịp chậm chiếm hầu hết thời gian trong ngày.
- Về thời gian ngừng xoang trung bình là 3,67 ± 1,15 giây, trong đó thời gian ngừng xoang dài nhất là 13,7 giây, thời gian ngừng xoang ngắn nhất là 2,5 giây.
3.2.6.2. Kết quả về các RLNT.
Bảng 3.12. Kết quả về các RLNT
Loại rối loạn nhịp Số BN (n=51) Tỉ lệ (%)
Ngưng xoang 29 53,7
Blốc xoang nhĩ 10 18,5
Nhịp nhanh nhĩ 29 56,86
Nhịp bộ nối 16 31,4
RN/CN 14 27,5
Ngoại tâm thu nhĩ 36 70,6
Ngoại tâm thu thất 15 29,3
Nhịp nhanh thất 1 1,95
HC tim nhanh - chậm 32 62,7%
Nhận xét: Kết quả Holter ĐTĐ 24 giờ ở nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm được 29 BN có ngừng xoang (chiếm 53,7%), 10 BN có blốc xoang nhĩ chiếm 18,5%, đặc biệt phát hiện được 23 BN (chiếm 45,4%) có cơn tim nhanh nhĩ ngắn, 1 BN có cơn tim nhanh thất, có 32 BN (chiếm 62,7%) có HC tim nhanh - chậm.
3.2.6.3. Kết quả các rối loạn nhịp nhanh ở BN có HC Tim nhanh - chậm Bảng 3.13. Kết quả rối loạn nhịp nhanh ở BN có HC tim nhanh - chậm Loại rối loạn nhịp tim Số BN (n = 33) Tỉ lệ (%)
RN 11 33,3
CN 3 9,1
Tim nhanh nhĩ 18 54,5
Nhận xét: Trong số BN có HC tim nhanh - chậm chúng tôi thấy phần lớn BN có tim nhanh nhĩ gồm 18 BN (chiếm 54,5%), 11BN có RN (chiếm 33,3%) điểm đặc biệt là ở những BN RN luôn luôn kèm theo các cơn tim nhanh nhĩ, CN chỉ gặp ở 3 BN (chiếm 9,1%).
3.2.6.4. So sánh tần số tim trung bình khi khám lâm sàng BN lúc vào viện và nhịp tim trung bình thu được trên Holter ĐTĐ 24h.
Bảng 3.14. So sánh tần số tim trung bình khi khám lâm sàng BN lúc vào viện và nhịp tim trung bình thu được trên Holter ĐTĐ 24h.
Tần số tim khám lâm sàng Holter ĐTĐ
24 giờ p
Tần số trung bình 58,4 ± 4,2 52,4 ± 12,8 < 0,001
Nhận xét: Nhịp tim trung bình của 51 BN nghiên cứu thu được qua khám lâm sàng lúc vào viện trung bình là 58,4 ck/ph, thường là nhịp không đều.
Trong khi đó, tần số tim trung bình trên Holter ĐTĐ là 52,4 ck/ph. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
3.2.6.5. So sánh kết quả RLNT trên ĐTĐ 12 chuyển đạo và Holter 24h
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả RLNT trên ĐTĐ 12 chuyển đạo và Holter 24h Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy khả năng phát hiện RLNT bằng Holter ĐTĐ cao hơn hẳn so với ĐTĐ 12 chuyển đạo, đặc biệt là các RLN nhĩ bao gồm thời gian ngưng xoang dài nhất, tim nhanh nhĩ, bloc xoang nhĩ… Điều này đặc biệt có ý nghĩa trên BN có HC SNX.
3.2.6.6. Kết quả thời gian ngừng xoang trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở nhóm BN có và không có ngất.
Bảng 3.15. Kết quả ngưng xoang trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở nhóm BN có và không có ngất.
Bệnh nhân Số BN (n) Thời gian ngừng xoang trung bình
p > 0,05
Có ngất 7 3,937±1,34
Không ngất 44 2,83±0,72
Nhận xét: Một trong những chỉ số quan trong mà Holter ĐTĐ 24 giờ thu được ở BN có HC SNX đó là thời gian ngừng xoang dài nhất. Đặc biệt với việc hướng dẫn BN phát hiện và ghi lại những triệu chứng lâm sàng (những triệu chứng nghi do HC SNX gây ra), giúp các bác sỹ lâm sàng phần nào trả lời và đánh giá được mối quan hệ giữa mức độ ảnh hưởng của thời gian ngừng xoang và triệu chứng lâm sàng của BN. Trong nghiên cứu của chúng thời gian ngừng xoang trung bình 3,67 ± 1,15 giây, trong đó thời gian ngưng xoang dài nhất là 13,7 giây, đoạn ngưng xoang ngắn nhất là 2,52 giây.
Thời gian ngưng xoang trung bình của nhóm BN có ngất là 3,937 ± 1,34 giây, thời gian ngừng xoang dài nhất thu được ở BN có ngất là 13,7 giây, thời gian ngừng xoang ngắn nhất thu được ở nhóm BN này là 2,7 giây. Trong nhóm không ngất (tính cả nhóm có choáng váng) thì thời gian ngừng xoang trung bình là 2,83 ± 0,72 giây, trong đó thời gian ngừng xoang dài nhất của nhóm không ngất là 6,62 giây, thời gian ngừng xoang ngắn nhất là 2.5 giây. Thời gian ngừng xoang trung bình ở nhóm BN có ngất là dài hơn nhưng sự khác biệt về thời gian ngưng xoang của cả 2 nhóm là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.6.7. Kết quả RLNT trên Holter ở những có nhịp chậm xoang đơn thuần và các nhóm BN khác trên ĐTĐ 12 chuyển đạo
Bảng 3.16. Kết quả RLNT trên Holter ở những có nhịp chậm xoang đơn thuần và các nhóm BN khác trên ĐTĐ 12 chuyển đạo
Rối loạn nhịp
Nhóm nhịp xoang
(n=18) Nhóm khác
( n= 33) p
Số BN
(n) Tỉ lệ
(%) Số BN
(n) Tỉ lệ (%)
RN/CN 3 16,7 11 33,3 0,33
Tim nhanh nhĩ 11 61,1 18 54,5 0,34
Blốc xoang nhĩ 3 16,7 7 21,2 1,0
Ngoại tâm thu nhĩ 15 83,3 21 63,6 0,20
Ngoại tâm thu thất 6 33,4 9 27,3 0,65
Nhận xét: Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng mức độ RLNT ở nhóm có nhịp xoang đơn thuần trên ĐTĐ 12 chuyển đạo so với nhóm có RLNT thu được trên Holter ĐTĐ 24h là không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.6.8. Kết quả RLNT trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở 2 nhóm BN có và không tăng huyết áp .
Bảng 3.17. Kết quả RLNT trên Holter ĐTĐ 24 giờ ở 2 nhóm BN có và không tăng huyết áp
Tình trạng rối loạn nhịp
THA (n=18)
Không THA
(n=33) p
RN/ CN 4 22,2 10 30,3 0,74
Tim nhanh nhĩ 10 55,6 19 57,6 0,34
Block xoang nhĩ 4 22,2 6 18,18 0,73
Nhịp bộ nối 8 44,4 8 24,2 0,14
NTT/N 13 72,3 23 69,7 0,97
NTT/T 6 33,4 9 27,3 0,65
Nhận xét: Kết quả RLNT ở 2 nhóm có và không có tăng huyết áp là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.