Về kỹ thuật cấy MTN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 71)

- Làm BA theo mẫu nghiên cứu.

4.3.2.Về kỹ thuật cấy MTN

Chương 4 BÀN LUẬN

4.3.2.Về kỹ thuật cấy MTN

- Trong 51 BN nghiên cứu có 20 BN được đặt máy 1 buồng. Trong đó 1 BN được đặt máy 1 buồng nhĩ (mode tạo nhịp AAI), đây là một BN nữ 57 tuổi, phát hiện nhịp chậm cách đây 1 năm đã được điều trị bằng theophyllin một thời gian, gần đây BB xuất hiện nhiều cơn choáng váng, nhưng không ngất, trên ĐTĐ biểu hiện 1 nhịp chậm xoang tần số 52 ch/phút, nghiệm pháp atropin dương tính, trên Holter ĐTĐ 24 chỉ có 1 đoạn ngưng xoang kéo dài 2,6 giây, sau đó BN được tiến hành thăm dò ĐSLT qua đường tĩnh mạch, chẩn đoán là SNX độ 2 và có dẫn truyền nhĩ thất trong giới hạn bình thường. 19 BN được đạt máy 1 buồng thất (với phương thức tạo nhịp là VVI có 4 BN chiếm 7,8%, và phương thức tạo nhịp VVIR có 15 BN (chiếm 29,4%), trong

đó có 2 BN liệt nhĩ đã được cấy MTNVV 1 buồng thất có đáp ứng tần số, 13 BN còn lại do hoàn cảnh gia đình khó khăn không đủ kinh phí để đặt máy 2 buồng, còn lại 31 BN được đặt máy 2 buồng (với phương thức tạo nhịp là DDDR chiếm 60,8%). Việc lựa chọn loại MTNVV và phương tạo nhịp hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý ,tuổi, các bệnh lý khác đi kèm và điều kiện của bệnh nhân. Theo khuyến cáo của Trường môn tim mạch học Hoa Kỳ/ Hội tim mạch học Hoa Kỳ và Hội nhịp học (ACC/AHA/HRS) năm 2008, ở những BN có HC SNX nên được tạo nhịp sinh lý bao gồm tạo nhịp một buồng nhĩ có đáp ứng tần số nếu dẫn truyền nhĩ thất bình thường (AAIR), tạo nhịp 2 buồng có đáp ứng tần số (DDDR) việc lực chọn 2 phương thức trên đã được chứng minh là mang lại nhiều kết quả tốt qua nhiều thử nghiệm lâm sàng trên thế giới trong đó phải kể đến thử nghiệm của Andersen và cộng sự năm 1994 [57], so sánh việc tạo nhịp nhĩ AAI và tạo nhịp thất VVI, tiếp theo là nghiên cứu của Lamas và cs năm 1998 [58] so sánh việc tao nhip kiểu DDDR và VVIR, và nhiều thử nghiệm khác đã chứng minh được ưu điểm của tạo nhịp sinh lý trong việc cải thiện triệu chứng lâm sàng, nâng cao chất lượng sống và giảm tỉ lệ suy tim , tỉ lệ RN trên những có HC SNX sau cấy MTNVV, trong nghiên cứu của chúng tôi có 67,74% số BN được tạo nhịp sinh lý, chỉ có 4 BN (chiếm 7,8%) được tạo nhịp VVI qua khai thác và tìm hiểu kỹ những BN này sở dĩ chọn phương thức này là vì hoàn cảnh kinh tế gia đình không có điều kiện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân có hội chứng suy nút xoang trước và sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (Trang 71)