Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 86 - 88)

Bám sát định hướng xây dựng kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam năm 2012, NHNo&PTNT huyện Tiên Phước xây dựng các chỉ tiêu định hướng năm 2012 như sau:

* Nguồn vốn

- Nội tệ: Tổng nguồn vốn huy động : 140 tỷ, tăng 22 tỷ, tỷ lệ tăng 19 % so với năm 2011. Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư : 110 tỷ, tăng 14 tỷ, tỷ lệ tăng 14,5 % so với năm 2011.

- Ngoại tệ: Tổng nguồn huy động: 40.000 USD, tăng 10.300 USD, tỷ lệ tăng 35%. Trong đó nguồn huy động dân cư: 35.000 USD, tăng 7.500 USD, tỷ lệ tăng 27%.

* Sử dụng vốn

- Dư nợ năm 2012: 90 tỷ, tăng 11 tỷ, tỷ lệ tăng 14% so với năm 2011. - Dư nợ trung dài hạn: 27 tỷ, chiếm tỷ trọng 30% tổng dư nợ.

- Tỷ lệ nợ cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn: 75%. - Nợ xấu: <= 0.30%.

*Lợi nhuận và thu nhập của người lao động : Không thấp hơn năm trước

* Thu ngoài tín dụng: Năm 2012 tăng 30% so với năm 2011. * Chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào: 0,45%.

3.1.2 Định hướng về hoạt động cho vay đối với KHCN tại chi nhánh

- Tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng có khả năng tài chính lành mạnh, ổn định dự án, phương án hiệu quả cao, bảo đảm khả năng trả nợ.

- Chú trọng đến tính pháp lý và mức ổn định về giá trị TSBĐ

- Một số chỉ tiêu cụ thể : dư nợ bình quân đối với cho vay KHCN tăng 15 % so với năm 2011, lợi nhuận từ cho vay KHCN tăng 18 % .

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản trị rủi ro cho vay đối với KHCN tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước

3.2.1 Trong công tác nhận dạng rủi ro cho vay KHCN

3.2.1.1 Tìm hiểu, phân tích và nhận định thông tin về khách hàng

Thông tin về khách hàng là vấn đề luôn được quan tâm của người cho vay. Đây cũng là cơ sở quan trọng để đưa ra quyết định cấp tín dụng hay không. Cho dù là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới thì việc tìm hiểu thông tin về họ vẫn không thể bỏ qua và phải được coi là một trong những biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn những rủi ro tín dụng xảy ra.

Làm tốt công tác thẩm định trong khi xem xét cho vay.

+ Thẩm định tư cách pháp lý của bên đi vay : Cán bộ cho vay phải tìm hiểu khách hàng có giấy phép kinh doanh hợp pháp hợp lệ chưa, được phép kinh doanh những ngành nghề gì, đăng ký mã số thuế hay không…mục đích vay vốn có phù hợp với chức năng, phục vụ cho ngành nghề khách hàng được phép kinh doanh hay không. Nếu cán bộ thẩm định đã không kiểm tra chặt chẽ về mặt pháp lý bên đi vay thì hậu quả xảy ra khó lường, thậm chí hợp đồng cho vay có thể bị coi là vô hiệu, nặng hơn là vi phạm pháp luật.

+ Thẩm định về kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của bên đi vay: Tuỳ theo từng đối tượng khách hàng cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể tìm hiểu kinh nghiệm SXKD của họ theo các khía cạnh khác nhau. Xong nội dung chính cần xem xét ở tất cả các đối tượng là: kiến thức hiểu biết về thực tế thị trường, lĩnh

vực mà khách hàng vay vốn để SXKD, thời gian thực hiện phương án sau đó cũng như những kết quả mà khách hàng đã đạt được trong thời gian trước ở cùng ngành sản xuất kinh doanh xin vay vốn.

+ Tính toán, xác định mức thu nhập của khách hàng vay: đây là nhân tố phản ánh tình hình tài chính kinh tế, xã hội và khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngay cả khi phương án kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả. Mức thu nhập hàng năm của khách hàng là số tiền thu được từ nhiều nguồn khác nhau như: Thu từ thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài phương án…việc tính toán, xác định mức thu nhập phải dựa vào thời gian dự kiến có nguồn thu trên cơ sở đó tính toán số nợ phải thu trong từng kỳ và xác định kỳ trả nợ cho phù hợp.

+ Thẩm định vốn tự có của khách hàng tham gia thực hiện phương án kinh doanh Vốn tự có của bên đi vay thường đuợc tính bằng : tiền, sức lao động, hiện vật (máy móc, đất đai nhà xưởng). Tỉ lệ vốn tự có tham gia càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp.

+ Thẩm định lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn nếu đơn vị đi vay kinh doanh trong ngành nghề phát triển tốt thì khách hàng sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 86 - 88)