1.5.1 Nhận dạng rủi ro :
Khái niệm : Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân x 100% Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
Phương pháp : Để nhận dạng rủi ro nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã đang và có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng các phương pháp sau :
o Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
o Phân tích các báo cáo tài chính : phân tích bảng tổng kết tài sản, báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài liệu khác, xác định nguy cơ rủi ro về tài sản nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.
o Phương pháp thanh tra hiện trường : quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận trong tổ chức từ đó tiến hành phân tích đánh giá để nhận dạng rủi ro.
o Phân tích các hợp đồng : Cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp đồng, từ phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng và phần ký kết hợp đồng.
o Làm việc với các cơ quan nhà nước, các ban ngành có liên quan.
1.5.2 Đánh giá/đo lường rủi ro
Khái niệm : Đánh giá rủi ro là quá trình xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất và khả năng xuất hiện của từng loại rủi ro (đã được nhận diện) trên cơ sở đó xếp hạng rủi ro theo thứ tự ưu tiên mà các nguồn lực phải được dành để kiểm soát.
- Để đo lường rủi ro ta sẽ thu thập số liệu và phân tích đánh giá.
1.5.3 Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro
Khái niệm: Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra.
Biện pháp: Các biện pháp kiểm soát rủi ro như :
- Biện pháp né tránh rủi ro: Là việc né tránh những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể có. Để né tránh rủi ro có thể
sử dụng một trong hai biện pháp đó là chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro.
- Ngăn ngừa tổn thất : Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại. Nhóm biện pháp ngăn ngừa tổn thất bao gồm : các biện pháp tập trung tác động vào chính mối nguy để ngăn ngừa tổn thất, vào môi trường rủi ro hay vào sự tương tác giữa mối nguy cơ và môi trường rủi ro.
- Giảm thiểu tổn thất: Đây là các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại mất mát do rủi ro mang lại bao gồm: cứu vớt những tài sản còn sử dụng được chuyển nợ, xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro, dự phòng hoặc phân tán rủi ro.
- Chuyển giao rủi ro: Có các phương pháp sau
• Chuyển tài sản hay hoạt động có rủi ro đến cho người khác hay tổ chức khác
• Chuyển giao rủi ro thông qua con đường ký hợp đồng với người khác, tổ chức khác, trong đó quy định chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản cho người nhận rủi ro.
- Đa dạng hoá rủi ro : Đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá mặt hàng, đa dạng hoá khách hàng….vv.
1.5.4 Tài trợ rủi ro :
Khi rủi ro xảy ra trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài
sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp như :
+ Tự khắc phục rủi ro : Là phương pháp mà ngân hàng bị rủi ro tự mình thanh toán các tổn thất. Nguồn bù đắp rủi ro là nguồn tự có của chính tổ chức đó, cộng với nguồn mà các tổ chức đó đi vay và có trách nhiệm hoàn trả.
+ Chuyển giao rủi ro: Đối với những tài sản, đối tượng đã mua bảo hiểm thì khi tổn thất xảy ra việc đầu tiên phải làm là khiếu nại đòi bồi thường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1 em đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động quản trị rủi ro cho vay KHCN trong ngân hàng thương mại như sau :
* Tổng quan về ngân hàng thương mại.
* Giới thiệu về hoạt động cho vay của NHTM.
* Đặc điểm cho vay và các quy định về cho vay KHCN trong NHTM. * Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng.
* Quản trị rủi ro cho vay của NHTM : bao gồm nhận dạng rủi ro, đánh giá đo lường rủi ro, kiểm soát phòng ngừa rủi ro, tài trợ rủi ro.
→ → →
→ Như vậy từ những cơ sở lý thuyết, bản chất, phương pháp luận về hoạt động
quản trị rủi ro cho vay KHCN trong NHTM ở chương 1 là căn cứ để trình bày, mô tả phân tích thực trạng của công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập từ thực tế, qua đó đánh giá rút ra những thành tựu, những tồn tại cùng những nguyên nhân cơ bản của công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước mà em đã trình bày tiếp theo ở chuơng 2 .
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Tiên Phước
2.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là NHNo&PTNT) chi nhánh huyện Tiên Phước là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, là Ngân hàng thương mại quốc doanh chủ lực trên địa bàn huyện Tiên Phước, được hình thành và phát triển thông qua các giai đoạn:
* Giai đoạn từ 1975 đến 1987
Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh trong giai đoạn này là thu chi tiền, thực hiện công tác thanh toán, huy động tiền gửi để cho vay, chủ yếu là cho vay đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh, tập thể và tập trung ưu tiên cho vay thu mua nông sản, hàng xuất khẩu.
* Giai đoạn từ 1988 đến 1990
Đây có thể xem là giai đoạn đầu phát triển của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Phước kể từ khi có Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT (nay là Chính Phủ), từ đây hệ thống ngân hàng được chuyển sang hoạt động kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập.
* Giai đoạn từ 1990 đến 1996
Ngày 14/11/1990 NHNo Việt Nam được thành lập theo quyết định số 400/CT của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính Phủ). NHNo Tiên Phước cũng được hình thành trên cơ sở đó. Bên cạnh đó, sự ra đời của Kho Bạc Nhà nước huyện cũng góp phần làm cho chức năng kinh doanh, vai trò tín dụng của Ngân hàng được thể hiện rõ nét hơn.
* Giai đoạn từ 1990 đến 1996
Ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam đã có quyết định số 280/QĐ - NHNN về việc thành lập NHNo&PTNT Việt Nam. Cũng trong thời gian này tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ được chia cắt thành hai địa giới hành chính là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trực thuộc Trung ương. Tháng 12/1996 NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam được Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam ký quyết định thành lập trên cơ sở tách ra từ sở giao dịch III - NHNo&PTNT tại Đà Nẵng. Ngày 19/6/1998 Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định thành lập NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Trong buổi đầu thành lập Chi nhánh gặp không ít những khó khăn, như cơ sở vật chất còn lạc hậu, địa bàn hoạt động của Chi nhánh chưa phát triển, đời sống cán bộ còn thiếu thốn…để vượt qua tình cảnh lúc bấy giờ chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã nổ lực phấn đấu hết mình và đến nay đã tạo được uy tín trên địa bàn.
- Tính đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Phước đạt 93.089 triệu đồng, cho vay nền kinh tế đạt 80.016 triệu đồng. Hiện tạị NHNo&PTNT chi nhánh huyện Tiên Phước đóng tại thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh là 12 người và 02 nhân viên hợp đồng.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh 2.1.2.1 Chức năng hoạt động
Là một ngân hàng thương mại nên chi nhánh NHNo&PTNT Tiên Phước cũng có những chức năng cơ bản như :
- Một là, chức năng huy động vốn: Chi nhánh đã thực hiện nghiệp vụ huy động và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi trong nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong những năm qua.
- Hai là, chức năng cho vay: Bên cạnh việc cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống của tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, Chi nhánh còn cho vay trung - dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho cán bộ công nhân viên chức vay mua sắm đồ dùng trang thiết bị dài hạn.
- Ba là cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Các phương tiện kinh doanh, các dịch vụ thu và chi hộ, thu chi qua máy tự động ATM, dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng .
2.1.2.2 Nhiệm vụ hoạt động của Chi nhánh
Xuất phát từ tình hình kinh tế địa phương, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước đã đề ra một số nhiệm vụ hoạt động cụ thể :
- Thẩm định các dự án tín dụng, hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án.
- Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ tín dụng và đề ra kế hoạch hoạt động phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện nó.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho toàn bộ cán bộ công nhân viên.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh cấp trên. Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.3 Bộ máy tổ chức của Chi nhánh
Bộ máy tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước được thể hiện theo sơ đồ sau :
Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
(Nguồn từ phòng kế hoạch NHNo& PTNT huyện Tiên Phước )
Qua sơ đồ 2.1 ta thấy NHNo&PTNT Tiên Phước tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng với 2 cấp quản lý. Giám đốc Ngân hàng chỉ đạo trực tiếp xuống Phó Giám đốc và phòng Kế toán - ngân quỹ. Phó Giám đốc chỉ đạo trực tuyến xuống phòng Kế hoạch - kinh doanh. Nhờ cách quản lý này mà Giám đốc nhanh chóng nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của Chi nhánh, kịp thời đưa ra hướng chỉ đạo phù hợp với mục tiêu đề ra của Chi nhánh.
Cơ cấu tổ chức quản lý này nói chung phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng, thuận lợi trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
→ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất tại Chi nhánh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam, có trách nhiệm tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Chi nhánh, đồng thời thường trực, trực tiếp chỉ đạo phòng Kế toán - ngân quỹ.
→ Phó Giám đốc: Có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành hoạt động tín dụng và thay mặt Giám đốc điều hành Ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt.
→ Phòng Kế hoạch - kinh doanh: Có nhiệm vụ thực hiện công tác kế hoạch, công tác huy động vốn, chỉ đạo cho vay trên địa bàn.
PHÓ GIÁM ĐỐC P. KẾ HOẠCH - KINH DOANH P. KẾ TOÁN -
→ Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa ngân hàng với nhau hoặc giữa ngân hàng với khách hàng.
2.2 Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2.2.1 Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2.2.1 Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
ĐVT : Đồng
(Nguồn :báo cáo kết quả tài chính chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước )
Chênh lệch (2010/2009)
Chênh lệch (2011/2010)
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (+)(-) % (+)(-) %
I.Thu từ lãi 8.552.236.900 11.559.709.108 19.195.337.714 3.007.472.208 35,17 7.635.628.606 66,05
1. Thu lãi cho vay 8.375.723.567 11.317.985.497 18.853.379.381 2.942.261.930 35,13 7.535.393.884 66,58 2.Thu lãi tiền gởi 176.513.333 241.723.611 341.958.333 65.210.278 36,94 100.234.722 41,47
II . Chi trả lãi 4.882.935.909 6.645.523.307 11.758.167.219 1.762.587.398 36,10 5.112.643.912 76,93
1.Chi trả lãi tiền gởi 3.979.325.831 5.177.991.757 8.432.877.278 1.198.665.926 30,12 3.254.885.521 62,86 2. Chi trả lãi tiền đi vay 324.289.532 520.921.949 1.469.604.095 196.632.417 60,63 948.682.146 182,1 3. Chi trả lãi phát hành các
giấy tờ có giá 579.320.546 946.609.601 1.855.685.846 367.289.055 63,40 909.076.245 96,03
III.Thu nhập từ lãi ròng 3.669.300.991 4.914.185.801 7.437.170.495 1.244.884.810 33,93 2.522.984.694 51,34
IV .Thu ngoài lãi 997.610.055 309.416.095 521.982.862 (688.193.960) (68,98) 212.566.767 68,7
V.Chi phí nhoài lãi 2.826.062.212 2.842.453.110 4.383.780.759 16.390.898 0,58 1.541.327.649 54,23
VI .Thu nhập ngoài lãi (1.828.452.157) (2.533.037.015) (3.861.797.897) (704.584.858) 38,53 (1.328.760.882) 52,46 VII .Thu nhập trước
Nhận xét : Trong 3 năm chênh lệch giữa thu nhập và chi phí tăng dần: Thu nhập trước thuế năm 2010 tăng 540,29 triệu đồng so với năm 2009, tỷ lệ tăng 29,35%, năm 2011 lại tiếp tục tăng cao hơn so với 2010 là: 1194,22 triệu đồng tỷ lệ tăng 50,15%. Như vậy tình hình kinh doanh tại chi nhánh có xu hướng tốt cụ thể như sau :
- Thu nhập ngoài lãi năm 2010 giảm 688,1 triệu đồng so với năm 2009, năm 2011 tăng 212,57 triệu đồng so với năm 2010 tương đương với tăng 68,7%, do thu dịch vụ thanh toán tăng, thu nhập bất thường giảm, dẫn đến thu nhập ngoài lãi tăng. Năm 2010 chi phí ngoài lãi tăng so với năm 2009 là 16,4 triệu đồng Sang năm 2011 chi phí ngoài lãi tăng 1,54 tỷ đồng so với 2010, tỷ lệ tăng 54,23% chủ yếu là do chi phí về tài sản tăng chi phí nhân viên và chi phí công cụ tăng. - Thu nhập từ lãi ròng tăng lên: do thu lãi cho vay và thu lãi tiền gởi tăng - Chi phí trả lãi năm 2010 so với năm 2009 cũng tăng lên đáng kể 1.76 tỷ đồng tương đương tăng 36,1%, năm 2011 tăng 5,11 tỷ đồng so với 2010 do chi phí trả lãi tiền đi vay và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá tăng. Sang năm 2011 cùng sự cố gắng của ban giám đốc và đội ngũ nhân viên đã đem lại niềm tin, sự hài lòng cho khách hàng bằng chứng là lãi thu về từ cho vay tăng 7,64 tỷ đồng tương đương với tăng 66,1% so với 2010 và lãi tiền gởi tăng 100 triệu đồng tương đương tăng 66,58 %. Mặt khác để có nguồn vốn kinh doanh, ngân hàng phải đi vay và huy động tiền gởi từ các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy chi trả lãi tiền gởi và chi trả tiền đi vay, phát hành giấy tờ có giá tăng lên đáng kể: 5,11 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 76,93 %.
Bảng 2.2 . Tình hình huy động tiền gởi tại chi nhánh