Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 83 - 86)

Đối với Ngân hàng

+ Thứ nhất về công tác thẩm định: hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định hời hợt của một số cán bộ tín dụng, trình độ còn khá hạn chế về nghiệp vụ lẫn đạo đức.

+ Thứ hai : nguồn cung cấp thông tin các ngành nghề của các cá nhân đi vay là rất đa dạng, đa phần cán bộ tín dụng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết các ngành nghề lĩnh vực mà họ đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa cán bộ tín dụng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính mà cá nhân cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không. Chính những khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài sản nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên việc xử lý thu hồi nợ của những tài sản này cũng rất khó khăn.

+ Thứ ba : Xử lý tài sản đảm bảo, nợ xấu còn nhiều khó khăn. Loại trừ số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu thì các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Ví dụ, Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT -NHNN-BTP- BTC- TCĐC giữa Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Tổng cục địa chính ngày 29.4.2001 quy định “tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện

nghĩa vụ bảo đảm”. Theo khoản 3, Mục III của Thông tư này, “nếu không đạt

được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hay

khởi kiện ra toà”. Trong khi đó, Nghị định số 178 lại cho phép “tổ chức tín dụng

có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên”.

+ Luật pháp và các công cụ thực thi pháp luật chưa thực sự nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của Toà án. Do đó, dù có phán quyết của Toà, ngân hàng vẫn còn gặp trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành mất

ít nhất 2 năm, trung bình mất 8-9 năm, phí thi hành án cao, trên thực tế ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

b. Đối với khách hàng

- Đối với KHCN vay tiêu dùng : khi phát sinh nhu cầu tiêu dùng là vay ngay nhưng đến hạn trả nợ lại trì hoãn, do khách hàng không muốn trả nợ cho ngân hàng hay yếu tố khách quan khác.

- Đối với khách hàng vay SXKD: đa phần là người dân lao động nên tính khả thi của dự án không cao, kết quả nhiều khi không như mong muốn.

- Nhiều khi khách hàng không trả được nợ đã cố tình trốn khỏi nơi cư trú nên chi nhánh không thể khởi kiện ra toà do không tìm được con nợ .

- Nhiều khách hàng sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn, khi được kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dùng cho mục đích sửa nhà mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân. Đến khi phần vốn đầu tư kinh doanh thua lỗ, không còn nguồn khác để trả nợ ngân hàng, vì thế vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát rủi ro .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương 2 em đã trình bày những nội dung sau : • Giới thiệu về NHNo&PTNT huyện Tiên Phước.

• Đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm là 2009; 2010; 2011 trên cơ sở các số liệu tài liệu thu thập từ thực tiễn, đồng thời em đã đưa ra ví dụ minh hoạ thực tế về trường hợp cho vay KHCN tại chi nhánh theo các bước cụ thể : nhận dạng rủi ro, đánh giá đo lường rủi ro, kiểm soát, tài trợ rủi ro với số liệu rõ ràng, chính xác và nội dung đầy đủ.

• Đánh giá công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Tiên Phước: những thành tựu cũng như hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế. Đây là cơ sở để định hướng hoạt động và các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh ở chương 3 tiếp theo.

Chương 3:Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro cho vay KHCN tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp & PTNT huyện Tiên Phước –tỉnh Quảng Nam

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng trong thời gian tới

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tiên phước (Trang 83 - 86)